A.Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một số tác phẩm trữ tình.
- Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát kiến thức thơ văn.
- Giáo dục tình cảm trong sáng, tốt đẹp qua các tác phẩm trữ tình.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV, xem lại các bài thơ văn trữ tình lớp 7 kì I; soạn giáo án; hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
- HS: Học bài cũ; chuẩn bị bài mới bằng cách: đọc kĩ các câu hỏi trong SGK, thực hiện các yêu cầu đưa ra, ghi lại vào vở soạn văn.
Tuần 18 NGỮ VĂN - BÀI 16, 17 Kết quả cần đạt : - Bước đầu nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thơ trữ tình. - Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các bài ca dao trữ tình, thơ Đường, thư trữ tình trung đại và hiện đại Việt Nam. - Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức phần Tiếng Việt. Ngày soạn: 18/12/2008 Ngày giảng: 22/12/2008 Tiết 67+68. Văn bản: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH A.Phần chuẩn bị: I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS - Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. - Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một số tác phẩm trữ tình. - Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát kiến thức thơ văn. - Giáo dục tình cảm trong sáng, tốt đẹp qua các tác phẩm trữ tình. II. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu SGK, SGV, xem lại các bài thơ văn trữ tình lớp 7 kì I; soạn giáo án; hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà. - HS: Học bài cũ; chuẩn bị bài mới bằng cách: đọc kĩ các câu hỏi trong SGK, thực hiện các yêu cầu đưa ra, ghi lại vào vở soạn văn. B. Phần thể hiện lên lớp. * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS lớp 7B:...../18 I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. - Mỗi tổ thu 2 quyển vở chuẩn bị bài ở nhà để kiểm tra. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung. II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn học kì I, phần văn bản các em đã được học khá nhiều các tác phẩm trữ tình Việt Nam cũng như trung Quốc (đời Đường). Để giúp các em nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm chủ yếu của tác phẩm trữ tình tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập, luyện tập. ( GV ghi tên bài lên bảng) I. Hệ thống kiến thức cơ bản: - GV: Bài ôn tập hôm nay gồm 5 câu hỏi và một số bài tập luyện tập, chúng ta sẽ thực hiện lần lượt từng câu: Câu 1: (6′) - HS: đọc câu hỏi 1 (SGK tr.180) - HS: đọc phần chuẩn bị ở nhà của mình. - GV cùng HS: Theo dõi, nhận xét, bổ xung (nếu còn thiếu, sai): - Tên tác giả và những tác phẩm tương ứng là: + Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - tác giả Lí Bạch + Phò giá về kinh – tác giả Trần Quang Khải. + Tiếng gà trưa – tác giả Xuân Quỳnh. + Cảnh khuya – tác giả Hồ Chí Minh. + Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – tác giả Hạ Tri Chương. + Bạn đến chơi nhà – tác giả Nguyễn Khuyến. + Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – tác giả Trần Nhân Tông. + Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – tác giả Đỗ Phủ. ? TB: Em biết gì về các tác giả của các tác phẩm nêu ở trên? - Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương là ba nhà thơ nổi tiếng thời Đường Trung Quốc. - Trần Quang Khải là một vị tướng thời Trần. - Xuân Quỳnh là một nữ sĩ tài ba nổi tiếng trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. - Trần Nhân Tông là một ông vua yêu quê hương tha thiết. - Hồ Chí Minh là lãnh tụ của cách mạng và của dân tộc Việt Nam. Câu 2: (8′) - HS: đọc câu hỏi 2 tr. 180. - GV: Gọi 1-2 HS đọc phần chuẩn bị bài ở nhà của mình, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ xung; * Thống nhất cách xắp xếp tên các tác phẩm và nội dung của tác phẩm đó như sau: Tác phẩm Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. Qua Đèo Ngang Nỗi nhớ nhung quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê( Hồi hương ngẫu thư) Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. Sông núi nước Nam ) Nam quốc sơn hà ) Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch Tiếng gà trưa Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ) Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng. Bài ca Côn Sơn Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. Câu: (10′) - HS: Đọc câu hỏi 3 và đọc phần chuẩn bị ở nhà của mình. - GV cùng HS: Xắp xếp lại tên tác phẩm khớp với thể thơ như sau: Tác phẩm Thể thơ Sau phút chia li (trích dịch Chinh phụ ngâm khúc) Song thất lục bát Qua Đèo Ngang Thất ngôn bát cú Đường luật Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) (trích dịch thơ) Lục bát Tiếng gà trưa Thể thơ 5 chữ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Cổ thể Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư ) Tứ tuyệt Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Thất ngôn tứ tuyệt ?TB: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về thể thơ lục bát và song thất lục bát? - Lôc b¸t: lµ thÓ th¬ ®éc ®¸o cña v¨n häc ViÖt Nam. - LuËt th¬ lôc b¸t thÓ hiÖn tËp trung ë khæ th¬ lôc b¸t gåm mét c©u s¸u tiÕng vµ mét c©u t¸m tiÕng s¾p xÕp theo m« h×nh sau ®©y (B: b»ng; T: tr¾c; V: vÇn; cha tÝnh ®Õn d¹ng biÕn thÓ vµ ngo¹i lÖ): TiÕng C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 6 - B - T - BV 8 - B - T - BV - BV (chữ 6 câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, chữ 8 câu 8 của cặp trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp tiếp theo) - C¸c tiÕng ë vÞ trÝ 1, 3, 5 kh«ng b¾t buéc theo luËt b»ng tr¾c - trong b¶ng ®¸nh dÊu (-). TiÕng thø hai thêng lµ thanh b»ng. tiÕng thø t thêng lµ thanh tr¾c ( nhng cã khi ngo¹i lÖ tiÕng thø hai lµ thanh tr¾c th× tiÕng thø t sÏ ®æi thµnh thanh b»ng). Trong c©u 8, nÕu tiÕng thø s¸u lµ thanh ngang (bæng) th× tiÕng thø t¸m ph¶i lµ thanh huyÒn (trÇm). Ngîc l¹i còng vËy. - Song thất lục bát: là thể thơ do người Việt nam sáng tạo, gồm hai câu 7 chữ (song thất) tiếp đến hai câu 6-8 (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định. Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm câu 7 dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 đều vần bằng. Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu câu 8 đều vần bằng. chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trên của khổ sau, cũng vần bằng. ?KH: Thể thơ bát cú Đường luật và tuyệt cú Đường luật giống và khác nhau như thế nào? - Bát cú Đường luật có số chữ ở từng dòng giống tuyệt cú Đường luật (7 chữ: thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt). Nhưng khác nhau ở số câu trong một bài thơ và luật gieo vần . Thơ tứ tuyệt trong đó có các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.. Thơ thất ngôn bát cú có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. GV: lấy ví dụ các bài Nam quốc sơn hà và bài Qua Đèo Ngang để minh hoạ. Câu 4: (8′) - HS đọc câu hỏi 4 SGK tr. 181 - GV: Gọi HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà của mình. Các bạn trong lớp nhận xét, bổ xung. GV thống nhất: Những ý kiến chính xác bàn về thơ, tác phẩm trữ tình và văn biểu cảm là : b, c, d, g, h. b) Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm. c) Ca dao trữ tình là là một kiểu văn bản biểu cảm. d) Tuỳ bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm. g) Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miêu tả và lập luận h) Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giầu hình ảnh và gợi cảm. Câu 5: (8′) - HS: Đọc câu 5 SGK tr. 182. - GV: Gọi HS trình bày bài làm ở nhà của mình. * Điền vào chỗ trống như sau: a) Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình (trước đây) là những bài thơ có tính chất tập thể và truyền miệng. b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát. c) Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá. Tb? Em hiểu lục bát và lục bát biến thể là như thế nào? - Lục bát là thể thơ dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ. - Lục bát biến thể là số chữ trong một dòng nhiều hơn 6 hoặc 8 chữ. Ví dụ : Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng Nước sông Thương bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh * Ghi nhớ : SGK tr. 182. (5′) - HS đọc ghi nhớ, nhắc HS về nhà học thuộc. - GV khắc sâu 3 nội dung cơ bản trong phần ghi nhớ: + Ở nội dung thứ nhất cần nắm được không phải đã là thơ là nhất thiết phải trữ tình, đã là văn xuôi nhất thiết là tự sự, mà trữ tình là “ biểu hiện tình cảm, cảm xúc” chứ không phải thơ hay văn xuôi. + Ở nội dung thứ hai: Ca dao tình cảm phi cá thể nổi lên hàng đầu; ở thơ của thi nhân cần phải qua rung động cá nhân để tìm tới cái chung. + Ở nội dung thứ ba: Biểu hiện tình cảm một cách gián tiếp là qua tự sự, miêu tả, lập luận. ( Hết tiết 1 ) * Vào tiết 2: Tiết trước các em đã ôn tập, hệ thống lại kiến thức, tiết học tiếp theo này các em cùng làm một số bài tập luyện tập. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1: (T.192 ) (10′) - HS: đọc yêu cầu bài tập 1: - Suốt ngày ôm nỗi ưu tư Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên. - Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. - HS: Thảo luận nhóm (3 phút) sau đó trình bày bày kết quả (có nhận xét, bổ sung): - Ở câu thứ nhất: - Suốt ngày ôm nỗi ưu tư Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên. - Thể hiện một cảm xúc lo buồn, ngủ không yên khi đêm lạnh buông xuống. - Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. - Tấm lòng cuồn cuộn hướng về một lý tưởng mạnh mẽ như nước thuỷ triều lên xuống ở biển Đông. - Hình thức biểu hiện của tác giả: Hai câu đầu: Một dòng sáu tiếng, một dòng 7 tiếng; Hai câu sau: Cả hai dòng đều 7 tiếng (thất ngôn). => Cả hai câu thơ thể hiện tâm sự u hoài và sự khát khao của tác giả muốn được giúp dân cứu nước. - GV: Hai câu thơ của Nguyễn Trãi, có màu sắc khác Bài ca Côn Sơn. Đây chưa phải là “tiếng thơ xé lòng” nhưng đã thấm đượm một nỗi buồn sâu lắng. Ở câu thứ nhất cũng như ở câu thứ hai ta thấy rõ tính chất thường trực của nỗi niềm lo nghĩ đó, điều đó thể hiện ở các từ chỉ thời gian: suốt ngày đêm , đêm ngày. Ở hai câu dòng thứ nhất biểu cảm trực tiếp, dòng thứ hai biểu cảm gián tiếp. Câu thứ nhất dùng tả và kể, câu thứ hai dùng lối nói ẩn dụ tô đậm thêm cho tình cảm được biểu hiện ở dòng thứ nhất. “Bui” là từ cổ, có nghĩa là chỉ có, duy có, ở Nguyễn Trãi chỉ có nỗi lo nước thương dân. Lo nước thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất của nhà thơ. Tác giả dùng nghệ thuật so sánh: đêm ngày cuồn cuộn nước chiều đông. 2. Bài tập 2: (T.192) (10′) - HS: đọc yêu cầu bài tập 2; - Đọc bài đã chuẩn bị ở nhà. - GV: nhận xét bổ sung: - Bài Tĩnh dạ tứ thể hiện tâm trạng của một người sống xa quê hương trong đêm trăng thanh tĩnh. - Bài Hồi hương ngâu thư: Thể hiện tình yêu quê hương của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. => Nội dung thể hiện của hai bài thơ đều là tâm trạng yêu quê, nhớ quê. Nhưng Lí Bạch thì lại nhìn trăng nhớ quê, còn Hạ Tri Chươn ... * Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương trình tiếng Việt ở học kì I. Để giúp các em hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học đó đồng thời vận dụng thực hành phân tích câu, từ và viết đoạn, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập. ( GV ghi tên bài lên bảng ) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG ? TB: Từ phức là gì? Cho ví dụ? ? TB: Có mấy loại từ phức? Cho ví dụ? ? TB: Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ? ?Yếu: Có mấy loại từ láy? Là những loại nào? ?Giỏi: Có thể phân biệt từ láy với từ ghép như thế nào? ? TB: Thế nào là đại từ? Có mấy loại đại từ? Cho ví dụ? ? TB: Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ? ? TB: Nêu vai trò và tác dụng của quan hệ từ? ? KH: Thế nào là từ Hán Việt? Muốn hiểu nghĩa của từ Hán Việt cần làm như thế nào? ? KH: Có những loại từ ghép Hán Việt nào? Cho ví dụ? ? TB: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? ? Yếu: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ? ? TB: Thế nào là từ đồng âm ? cho ví dụ? ? TB: Thế nào là thành ngữ? lấy một vài ví dụ? ? TB: Thế nào là điệp ngữ? có mấy loại điệp ngữ? ? KH: Tìm một vài ví dụ về điệp ngữ và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ đó? ? TB: Thế nào là chơi chữ? Cho ví dụ? A. Nội dung. (25′) I. Ôn tập từ phức: 1. Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau. Ví dụ: xăng dầu, điện máy, xinh xắn, đẹp đẽ 2. Từ phức có 2 loại: từ ghép và từ láy Ví dụ: - Từ ghép: tươi tốt, nhà máy, cá rô - Từ láy: lao xao, đìu hiu 3. Từ ghép có 2 loại nhỏ là: - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng chính và tiếng phụ. Ví dụ: cây bưởi, mấy khâu, nhà khách - Từ ghép đẳng lập: Các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp Ví dụ: núi sông, đỏ đen, ăn mặc... 4. Từ láy có 2 loại nhỏ là: - Láy toàn bộ: Tiếng láy láy lại nguyên vẹn tiếng gốc hoặc tiếng láy có thể biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, biêng biếc - Láy bộ phận: Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần ở tiếng gốc. Ví dụ: đẹp đẽ, bâng khuâng, loanh quanh Tóm lại: Trong từ phức, các tiếng quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp (láy) âm thì gọi là từ láy. * Cách phân biệt từ ghép với từ láy: - Trong từ láy thường có một tiếng gốc. Tiếng gốc ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa , nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định, không thể đảo được trật tự các yếu tố trong từ láy. Vì thế một từ phức (gồm 2 tiếng) có thể đảo được thì đó là từ ghép. - Các từ phức có 2 tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Ngoài ra còn một số điều kiện khác các em sẽ được học ở các lớp trên. II. Đại từ: 1. Đại từ là những từ dùng để chỉ sự vật, hoạt động, tính chấthoặc dùng để hỏi. Ví dụ: nó, ấy, nọ, ai, đâu, gì , nào 2. Có 2 loại đại từ là đại từ để chỉ và đại từ để hỏi Ví dụ: a) Đại từ để chỉ: - Chỉ người, sự vật(đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ,chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, nó, hắn - Chỉ số lượng: bấy, bấy nhiêu.. - Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế b) Đại từ để hỏi: - Hỏi về người, sự vật: ai, gì, nào - Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy. - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế nào - Ngoài chức năng dùng để chỉ và để hỏi đại từ còn đóng vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ Ví dụ: - Chúng tôi đi tham quan.( Chúng tôi : chủ ngữ) - Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên là Lan.( chúng tôi: định ngữ) - Dạo này anh ấy vẫn thế.(thế: vị ngữ) - Hoa hỏi tôi luôn mồm. (tôi: bổ ngữ) III. Quan hệ từ: 1. Quan hệ từ là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài. Ví dụ: và, với, cùng, như ,do, là 2. Vai trò, tác dụng: - Quan hệ từ có số lượng không lớn, nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những công cụ quan trọng cho việc diễn đạt. - Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn; giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp. IV. Từ Hán Việt: 1. Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán. - Mỗi từ Hán Việt thường có 2 tiếng, các tiếng này được gọi là yếu tố. Trong tiếng Việt có khoảng 3000 yếu tố Hán Việt, chứng tỏ tiếng Việt của ta có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. - Trong thực tế phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. - Muốn hiểu nghĩa của từ Hán Việt phải tìm hiểu nghĩa của từng tiếng( yếu tố) 2. Từ ghép Hán Việt: Có 2 loại từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Từ ghép đẳng lập có các tiếng ngang hàng về nghĩa, không có tiếng chính, tiếng phụ. Nghĩa của từ ghép Hán Việt đẳng lập hợp nghĩa tạo ra nghĩa khái quát. Ví dụ: giang sơn, sơn hà, quốc gia - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính có thể đứng trước hoặc đứng sau tiếng phụ. Nghĩa của từ ghép chính phụ Hán Việt cũng có tính chất phân nghĩa. Ví dụ: thiên thư, ngư ông, quốc kì, tiên tri V. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm: 1. Tõ ®ång nghÜa lµ nh÷ng tõ cã nghÜa gièng nhau hoÆc gÇn gièng nhau. Mét tõ nhiÒu nghÜa cã thÓ thuéc vµo nhiÒu nhãm tõ ®ång nghÜa. Có 2 loại từ đồng nghĩa : từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt nhau sắc thái nghĩa) và từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( có sắc thái nghĩa khác nhau). Ví dụ: chết, hi sinh, bỏ mạng (từ đồng nghĩa không hoàn toàn) quả, trái (từ đồng nghĩa hoàn toàn ) - Kh«ng ph¶i bao giê c¸c tõ ®ång nghÜa còng cã thÓ thay thÕ cho nhau. Khi nãi còng nh khi viÕt, cÇn c©n nh¾c ®Ó chän trong sè nh÷ng tõ ®ång nghÜa nh÷ng tõ thÓ hiÖn ®óng thùc tÕ kh¸ch quan vµ s¾c th¸i biÓu c¶m. 2. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ: đi, trở lại; trẻ, già; trắng, đen - Từ trái nghĩa sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 3. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. - Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ mà các nghĩa của nó có mối quan hệ ngữ nghĩa nhất định, tức là ngữ nghĩa của từ có một cơ sở, một lí do nhất định, có thể giải thích được. Ví dụ: lồng (lồng chim), (ngựa lồng) lồng - Khi giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. VI. Thành ngữ: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. VII. Điệp ngữ : - Điệp ngữ là biện pháp lặp từ ngữ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. - Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Ví dụ: (Trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh) 1. Trong khổ thơ đầu: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bệ xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục... cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” - Điệp từ “Nghe” được nhắc lại 3 lần liên tiếp ở đầu 3 câu thơ, làm cho giọng thơ ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi, diễn tả sinh động nỗi xúc động trào dâng trong lòng người lính trẻ bởi sự tác động liên tiếp của tiếng gà trưa. 2. Trong khổ thơ cuối: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ” - Điệp từ “vì” nhắc lại 4 lần, có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định mục đích chiến đấu và thể hiện sự quyết tâm giết giặc của người chiến sĩ. VIII. Chơi chữ: - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm. hài hước, làm câu văn hấp dẫn, thú vị. - Các lối chơi chữ thường gặp: + Dùng từ ngữ đồng âm; + Dùng lối nói trại (gần âm); + Dùng cách điệp âm; + Dùng lối nói lái; + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. - Ví dụ: “Con cá đối bỏ trong cối đá, Con mèo cái nằm trên mái kèo, Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em”. (Ca dao) B. Luyện tập: (20′) 1. Bài tập 1: (T.183): - GV hướng dẫn HS tự lập sơ đồ ở nhà. 2. Bài tập 2(T.184): - Hướng dẫn HS lập bảng so sánh Danh từ, động từ, tính từ Quan hệ từ Ý nghĩa Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất Biểu thị ý nghĩa quan hệ. Chức năng Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu. 3. Bài tập 3: (T.184): - GV: Gọi HS đọc bài tập 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học: - bạch (bạch cầu): trắng. - bán (bức tượng bán thân): nửa. - cô (cô độc ): một mình. - Cư ( cư trú ): nơi ở. - cửu (cửu chương) : chín. - dạ (dạ hương): đêm - đại (đại lộ, đại thắng): lớn. - điền (điền chủ, công điền): ruộng đất. - hà (sơn hà): sông. - hậu (hậu vệ): sau. - hồi (hồi hương): quay về. - hữu (hữu ích): có. - lực(nhân lực ): sức. - mộc (thảo mộc): gỗ. - nguyệt (nguyệt thực): trăng. - nhật (nhật kí): ngày. - quốc (quốc ca): nước. - tam (tam giác): ba - tâm (yên tâm): lòng. - thảo (thảo nguyên): cỏ. - thiên (thiên niên kỉ): ngìn - thiết (thiết giáp): sắt - thiếu (thiếu niên, thiếu thời): trẻ. - thư (thư viện): sách. - tiền (tiền đạo) : trước. - tiểu (tiểu đội): nhỏ - tiếu (tiếu lâm): cười - vấn (vấn đáp): hỏi. 4. Bài tập 3: (T.193) Gọi HS đọc bài tập 3(193) – cho HS làm bài tập và đọc kết quả: Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ sau là: - Bé : Đồng nghĩa với: nhỏ Trái nghĩa với: to, lớn - thắng : Đồng nghĩa với: được (được cuộc, được kiện ) Trái nghĩa với: thua. - Chăm chỉ : Đồng nghĩa với: siêng năng Trái nghĩa với : lười biếng. 5. Bài tập 6: (T.193): Gọi HS đọc bài tập 6(193). Cho HS suy nghĩ và trả lời bài tập. Đáp án: - bách chiến bách thắng – trăm trận trăm tháng. bán tín bán nghi - nửa tin nửa ngờ. kim chi ngọc diệp – lá ngọc cành vàng. khẩu phật tâm xà - miệng nam mô bụng bồ dao găm. 6. Bài tập 7: (T.194): Gọi HS đọc bài tập 7 – HS suy nghĩ làm bài và trả lời : - Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng đồng nghĩa với đồng không mông quạnh. - Phải cố gắng đến cùng đồng nghĩa với còn nước còn tát - Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái đồng nghĩa với con dại cái mang. - Giàu có, nhiều tiền bạc đồng nghĩa với giàu nứt đố đổ vách. III. Hướng dẫn HS học ở nhà: (2′) Về nhà ôn tập tổng hợp kiến thức ngữ văn đã học ở kì 1, chuẩn bị làm bài kiểm tra tổng hợp ở hai tiết sau. Chuẩn bị : Chương trình địa phương phần tiếng Việt =============================
Tài liệu đính kèm: