Giáo án Ngữ văn 7 tiết 100: Kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 100: Kiểm tra văn

KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU: Qua tiết kiểm tra:

1. Kiến thức:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học về các văn bản để làm bài kiểm tra;

- Gv đánh giá được khả năng nắm vững kiến thức của từng học sinh để có biện pháp uốn nắn, sửa chữa kịp thời;

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh: cách trình bày rõ ràng, khoa học, sạch đẹp;

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, làm bài, ý thức chuẩn bị giấy kiểm tra;

II. CHUẨN BỊ:

- GV: ra đề, đáp án, biểu điểm

- Hs: ôn tập, giấy.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 100: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Ngày soạn: / 02 / 2012
Tiết: 100
Ngày dạy: /02 / 2012
 Kiểm tra văn
i. Mục tiêu: Qua tiết kiểm tra: 
1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học về các văn bản để làm bài kiểm tra;
- Gv đánh giá được khả năng nắm vững kiến thức của từng học sinh để có biện pháp uốn nắn, sửa chữa kịp thời;
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh: cách trình bày rõ ràng, khoa học, sạch đẹp;
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, làm bài, ý thức chuẩn bị giấy kiểm tra;
ii. Chuẩn bị:
- GV: ra đề, đáp án, biểu điểm
- Hs: ôn tập, giấy.
iii. phương pháp – kĩ thuật:
- Nêu vấn đề, tổng hợp, trực quan, tư duy.
iv. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kieồm tra: Sửù chuaồn bũ cuỷa HS
3. Bài mới:
 Từ đầu học kì II đến giờ các em đã được học một số kiến thức về tục ngữ, về một số văn bản nghị luận. Tiết học này cô giáo sẽ kiểm tra việc nắm kiến thức của các em về phần kiến thức văn bản đã học.
I. Thiết lập ma trận đề:
Các mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
TL
Cao
TL
Tục ngữ
Nhận diện tục ngữ về hình thức
Nghĩa của câu tục ngữ tương đồng
Chép nhóm tục ngữ về k/n học tập, tu dưỡng đạo đức
Phân tích nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ thích nhất
Số câu 4
Số điểm
Tỉ lệ %
 Câu số 1+2
Số điểm 1đ
Tỉ lệ 10%
Câu số 3
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 5%
Câu số 1
Số điểm 1đ
Tỉ lệ 10%
Câu số 1
Số điểm 1đ
Tỉ lệ 10%
Số câu 5
Số điểm 3,5
Tỉ lệ 35% 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hoàn cảnh sáng tác
Số câu 1
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu số 4
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 5%
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ5 %
ý nghĩa văn chương
Nguồn gốc văn chương
Số câu 1
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu số 5
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 5%
Câu số 5
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 5%
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Sự thuyết phục của văn bản
Sự giản dị của Bác trong: ăn, ở, việc làm, quan hệ, nói và viết.
Vận dụng liên hệ việc học tập đức tính giản dị của Bác với bản thân
Số câu 2
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu số 6
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 5%
Câu số 2
Số điểm 3,5đ
Tỉ lệ 35%
Câu số 2
Số điểm 1,5đ
Tỉ lệ 1 5%
Số câu 2
Số điểm 6
Tỉ lệ 60% 
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 1,5đ
Tỉ lệ 15%
Số câu 3
Số điểm 1,5đ
Tỉ lệ 15%
Số câu 2
Số điểm 4,5đ
Tỉ lệ 45%
Số câu2
Số điểm 2,5đ
Tỉ lệ 25%
Tổng số câu 8
Số điểm 10
Tỉ lệ100%
A, Đề bài
Phần I:Trắc nghiệm 3đ (khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau)
Câu 1: ý kiến không đúng với nhận xét về tục ngữ ?
A. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có hình ảnh, nhịp điệu.
B. Là những câu hát thể hiện đời sống tình cảm phong phú của người lao động.
C. Truyền đạt những kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
A. Khoai đất lạ mạ đất quen. 	 C. Một nắng hai sương.
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. 	 D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
 Câu3: Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu: Giấy rách phải giữ lấy lề.
 A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm..
C. Thương người như thể thương thân.
Câu 4: Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được viết trong thời kỳ nào?
A. Kháng chiến chống Mỹ. C. Thời kỳ đất nước ta xây dựng CNXH ở miền Bắc.
B. Kháng chiến chống Pháp. D. Những năm đầu thế kỷ XX.
Câu 5: Trong văn bản ”ý nghĩa văn chương”, theo Hoài Thanh, nguồn gốc của văn chương là:
A. Hình dung của sự sống; C. Gây cho ta những tình cảm ta không có.
B. Sáng tạo ra sự sống; D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo lên sức thuyết phục của bài văn: "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.	 B. Bằng lý lẽ hợp lí.
C. Bằng thái độ, tình cảm của t/giả.	 D. Cả 3 ý kiến trên.
Phần II: Tự luận: (7đ)
Câu 1: Chép theo trí nhớ ba câu tục ngữ về kinh nghiệm Học tập tu dưỡng đạo đức trongbài tục ngữ về con người và xã hội. Nêu nội dung, ý nghĩa của một câu mà em thích? (2đ)
Câu2 Viết đoạn văn chứng minh đời sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ. Em sẽ vận dụng việc học tập tập đức tính giản dị của Bác vào bản thân em như thế nào?(5đ)
B, Đáp án, biểu điểm:
I. trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
B
B
D
D
ii. tự luận:
Câu 1 (2đ): 
- Chép đúng ba câu tục ngữ nói về kinh nghiệm học tập, tu dưỡng đạo đức trong bài Tục ngữ về con người và xã hội: 1đ.
1- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
2- Không thầy đố mày làm nên.
3- Học thầy không tày học bạn.
- Phân tích đúng nội dung, ý nghĩa của một trong ba câu mà em thích: 1đ.
Câu 2 (5đ):
a. Nội dung: 3,5đ
* Mở đoạn: Nêu luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau:
* Thân đoạn: Chứng minh luận điểm bằng các dẫn chứng:
- Bác giản dị trong tác phong sinh hoạt: Bữa cơm, cái nhà, lối sống;
- Bác giản dị trong quan hệ với mọi người: Viết thư cho một đồng chí, đi thăm nhà ở của công nhân, đặt tên cho người phục vụ;
- Bác giản dị trong cách nói và viết: Viết cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo;
* Kết đoạn: Khẳng định lại Đức tính giản dị của Bác Hồ;
b. Liên hệ bản thân: 1,5đ
c. Hình thức: 
- Biết viết đoạn văn NL chứng minh
- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Không mắc các lỗi: diễn đạt, dùng từ, chính tả.
4. Nhận xét ý thức làm bài của học sinh:
- GV thu bài, nhận xét thái độ làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn học ở nhà :
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về văn bản đã học.
- Chuẩn bị bài : “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” ( tiếp )
- Hs yếu: Làm lại đề KT vào vở BT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 100 KIEM TRA VAN 45 NGU VAN 7.doc