Giáo án Ngữ văn 7 tiết 102: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 102: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Tiết 102 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. Mục tiêu

- HS nhận biết được bản chất, khái niệm của câu chủ động và câu bị động , mục đích và các thao tác chuyển đổi.Các kiểu câu bị động và cấu tạo của nó.

- HS có kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo

- Học sinh: bảng phụ hoạt động nhóm, soạn bài

III. Phương pháp

- Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề

IV. Tổ chức giờ học

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 102: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/3/2010
Ngày giảng: 3/3/2010
Tiết 102 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. Mục tiêu 
- HS nhận biết được bản chất, khái niệm của câu chủ động và câu bị động , mục đích và các thao tác chuyển đổi.Các kiểu câu bị động và cấu tạo của nó.
- HS có kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo
- Học sinh: bảng phụ hoạt động nhóm, soạn bài
III. Phương pháp
- Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tiếp
 thu kiến thức cơ bản về câu chủ động và câu bị động.
Cách tiến hành
Giáo viên đưa ví dụ:
- Bọn xấu ném đá lên tàu.
- Tàu bị bọn xấu ném đá.
? Nhận xét hai câu trên?
- Nội dung giống nhau
- Cấu trúc khác nhau
? Hai câu trên là loại câu gì? Tác dụng của từng loại ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: HS nhận biết được bản
 chất, khái niệm của câu chủ động và câu bị động, mục đích và các thao tác chuyển đổi.Các kiểu câu bị động và cấu tạo của nó.
Đồ dùng: bảng phụ
Cách tiến hành
- Học sinh đọc bài tập sgk
? Xác định chủ ngữ của 2 câu trên?
- Chủ ngữ là “ mọi người”
? Chủ ngữ thực hiện hành động gì?
- Yêu mến
? Hành động yêu mến hướng vào ai?
- Em
Xét câu: Mèo vồ chuột.
? Chủ ngữ câu trên là gì? 
- Mèo thực hiện hành động “vồ” hướng vào vật khác (chuột)
-> Hai câu trên là câu chủ động
? Thế nào là câu chủ động?
- HS đọc ghi nhớ 1.
? Em đặt một câu chủ động?
VD: Lan hái hoa.
? Xác định chủ ngữ ở câu b?
? Chủ ngữ “Em” được hành động nào hướng vào?
-> là câu bị động
? Em hiểu câu bị động là gì?
? Đặt một câu bị động
-Nam bị mẹ phạt.
*HS đọc ghi nhớ. GV chốt kiến thức.
*GV mở rộng:
? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết câu bị động?
- Sau chủ ngữ thường có từ : bị, được
- GV nêu bài tập (bảng phụ): Các câu sau có phải là câu bị động không?
1. Cơm bị thiu. 
2. Nó được đi bơi. 
3. Anh ấy được mổ bệnh nhân đầu tiên.
-> Đó là câu bình thường.
? Em rút ra kết luận gì? (Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động. cần phân biệt câu bị động với câu bình thường có chứa từ bị, được.)
VD: Góc học tập của em đã chuyển đến chỗ sáng hơn. -> Câu bị động không chứa từ bị / được. => Có hai kểu câu bị động.
- GV nêu yêu cầu bài tập và HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật "Khăn trải bàn"(4p).
- G nhận xét kết quả của hai nhóm bất kì. Các nhóm khác nhận xét. GVKL bằng bảng phụ. 
*Bài tập nhanh: GV treo bảng phụ
? So sánh hai cách viết sau:
a) Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm này.
b) Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng châu Âu rất ưa chuộng.
-> Cách viết thứ hai tốt hơn vì việc sử dụng câu bị động đã góp phần tạo nên liên kết chủ đề theo kiểu móc xích: một số sản phẩm có giá trị - các sản phẩm này.
? Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì?
- HS đọc ghi nhớ. GV chốt kiến thức.
*GV lưu ý HS: Không phải mọi câu có vị ngữ là động từ, tính từ cập vật (tức là những động từ đòi hỏi có phụ ngữ chỉ đối tượng) đều có thể biến đoiỏ thành câu bị động. 
VD:
- Nó rời sân ga. (->không nói: Sân ga được / bị nó rời.)
- Nó vào nhà. (->không nói: Nhà được
 / bị nó vào.)
 ? Câu sau có phải là câu chủ động không?
1. Nó định về quê.
2. Nó chủ tâm đánh thằng bé.
-> Không vì nó biểu thị hành động chủ ý, chủ tâm. Đó là những câu bình thường.
-> Câu chủ động được xác định trong đối lập với câu bị động tương ứng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: HS biết vận dụng thực
 hành
Cách tiến hành
- Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu. 
Làm bài
- GV sữa chữa, bổ sung
2P
30P
10P
I.Câu chủ động và câu bị động
1.Bài tập
2. Nhận xét
*Câu a: Mọi người / yêu mến em
 CN VN
- Chủ ngữ chỉ người -> thực hiện hành động hướng vào người khác.
(chủ thể của hoạt động) -> Câu chủ động.
*Câu b: 
Em / được mọi người yêu mến
CN VN
- Chủ ngữ chỉ người được hoạt động của người khác hướng vào (đối tượng của hoạt động) -> Câu bị động.
3.Ghi nhớ ( sgk)
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1.Bài tập ( sgk)
2.Nhận xét
- Chọn câu b để điền vào đoạn văn.
- Vì nó tạo liên kết các câu trong đoạn văn tốt hơn.
3.Ghi nhớ ( sgk)
III. Luyện tập
* Các câu bị động
a. Có khi ( các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê [.
b.Tác giả "Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
* Sử dụng câu bị động: tránh lặp kiểu câu đã dngf trước đó, tạo liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
4.Củng cố: 1p
Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì?
Chuyển câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 2p
- Học nội dung ghi nhớ, làm bài tập trong sách bài tập.
- Soạn bài: ý nghÜa v¨n ch­¬ng
+ §äc v¨n b¶n, t×m hiÓu t¸c gi¶ t¸cphÈm.
+ Tr¶ lêi c¸c c©u hái phÇn §äc - hiÓu v¨n b¶n.
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 102.doc