Giáo án Ngữ văn 7 tiết 103: Trả bài viết số 4

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 103: Trả bài viết số 4

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4

I. Mục tiêu

- Củng cố lý thuyết về kiểu bài văn nghị luận chứng minh ( qua đề bài cụ thể)

- Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận thông qua việc chữa lỗi về dùng từ, viết câu, dựng đoạn

- Bồi dưỡng kiến thức tổng hợp về văn học, cuộc sông xã hội

- Giúp học sinh có ý thức sửa lỗi, vận dụng các kiến thức đã học về từ khi sử dụng

II. Phương tiện – chuẩn bị

- Giáo viên: Chấm bài, chữa bài cụ thể, kỹ lưỡng, nắm rõ ưu điểm, nhược điểm; chuẩn bị lời nhận xét chung về bài làm của học sinh; thống kê được những lỗi cơ bản, cách chữa; thống kê kết quả chung của lớp.

+ Phương tiện : máy chiếu

+ Phương pháp : vấn đáp

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 103: Trả bài viết số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 27	NGÀY SOẠN : 15/02/2011
TIẾT PPCT : 103 	NGÀY DẠY : 15/03/2011
LỚP DẠY : LỚP 7/2
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
I. Mục tiêu 
- Củng cố lý thuyết về kiểu bài văn nghị luận chứng minh ( qua đề bài cụ thể)
- Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận thông qua việc chữa lỗi về dùng từ, viết câu, dựng đoạn
- Bồi dưỡng kiến thức tổng hợp về văn học, cuộc sông xã hội
- Giúp học sinh có ý thức sửa lỗi, vận dụng các kiến thức đã học về từ khi sử dụng
II. Phương tiện – chuẩn bị
- Giáo viên: Chấm bài, chữa bài cụ thể, kỹ lưỡng, nắm rõ ưu điểm, nhược điểm; chuẩn bị lời nhận xét chung về bài làm của học sinh; thống kê được những lỗi cơ bản, cách chữa; thống kê kết quả chung của lớp.
+ Phương tiện : máy chiếu 
+ Phương pháp : vấn đáp
III. Tiến trình lên lớp :
Ổn định lớp: - 1ph
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới : 
* GV nêu yêu cầu của tiết học: - 1ph
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài : 3 ph
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu hs nhắc lại đề bài của bài viết số 4
Theo em đề bài trên từ khóa nào là quan trọng ?
Vậy đề bài trên thuộc thể loại văn gì ?
?Em hãy xác định phạm vi chứng minh của đề bài trên ?
? Nội dung cần chứng minh của đề bài trên là gì ?
- HS nhắc lại đề bài
- Chứng minh
- Văn nghị luận chứng minh
- Phạm vi : chứng minh trong câu tục ngữ
- Nội dung : khuyên con người nên kiên trì, bền bỉ trước mọi khó khăn
I. Đề bài :
Nhân dân ta thường khuyên nhau: 
“Có công mài sắt, có ngày nên kim.” 
Em hãy chứng minh lời khuyên trên.
- Thể loại : văn nghị luận chứng minh
- Phạm vi : chứng minh trong câu tục ngữ
- Nội dung : khuyên con người nên kiên trì, bền bỉ trước mọi khó khăn
* Hoạt động 2 : lập dàn bài : - 12ph
? Em hãy nhắc lại bố cục của một bài văn nghị luận chứng minh gồm mấy phần ?
? Nêu nhiệm vụ của phần mở bài ?
? Từ đó em hãy cho biết với đề bài trên trong phần mở bài chúng ta sẽ làm gì ?
Sau khi hoàn thành phần mở bài trong phần thân bài đầu tiên em sẽ làm gì ?
Nghĩa thực của câu tục ngữ ?
? Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ ?
Sau khi giải thích xong thì tiến hành chứng minh, em dự định sắp xếp lý lẽ và dẫn chứng như thế nào ?
? Nêu ý nghĩa của luận điểm chứng minh ?
- Bố cục gồm 3 phần
- Hs nhắc lại
- HS trả lời
- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ
- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức (nghĩa đen)
 - Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn (nghĩa bóng)
- Dẫn chứng : → Trong lịch sử 
→Trong lao động sản xuất
→Trong học tập
- HS tự nêu
II. Dàn bài :
1.Mở bài :
- Dẫn dắt vào đề (Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.)
- Nêu nội dung của câu tục ngữ (Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công)
2.Thân bài :
 * Giải thích sơ lược ý nghĩa câu tục ngữ
 - Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức (nghĩa đen)
 - Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn (nghĩa bóng)
 * Chứng minh bằng các dẫn chứng
 - Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tôc ta đều theo chiến lược trường kỳ và kết thúc thắng lợi.
 - Nhân dân ta bao đời bền bỉ đắp đê ngăn nước lũ, bảo vệ mùa màng ở đồng bằng Bắc Bộ.
 - Học sinh kiên trì học tập suốt 12 năm mới đủ kiến thức phổ thông.
 - Anh Nguyễn Ngọc Ký kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thanh người có ích cho xã hội. Anh là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.
3. Kết bài :
- Câu tục ngữ là bài học quí mà người xưa đã đúc rút từ trong cuộc sống, chiến đấu và lao động.
- Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo bài học về đức kiên trì để thực hiện thành công mục đích cao đẹp của bản thân và xã hội.
* Hoạt động 3 : Nhận xét và chữa lỗi -18ph
GV nêu ưu, khuyết điểm qua bài viết của học sinh
( đọc cụ thể một số lỗi trong bài viết của HS trên máy chiếu)
Hướng dẫn HS chữa một số lỗi cơ bản : 
HS lắng nghe
Một số học sinh lên bảng chữa lỗi theo yêu cầu -> Cả lớp theo dõi nhận xét.
III. Nhận xét :
Ưu điểm :
a. Về hình thức :
- Đa số bài viết trình bày sạch đẹp, rõ ràng; có đầy đủ bố cục ba phần; ít sai lỗi chính tả
+ Biết ngắt đoạn theo từng dẫn chứng
b. Về nội dung :
+ Làm đúng yêu cầu của đề đã nêu
+ Lấy dẫn chứng phù hợp với luận điểm
2.Khuyết điểm :
+ Viết hoa tùy tiện, không đúng quy tắc
+ Sai lỗi chính tả 
+ Lỗi về diễn đạt: 
+ Thiếu từ liên kết.
+ Dùng từ không có nghĩa.
+ Viết câu chưa trọn ý.
+ Hai vế trong một câu rời rạc với nhau (nhân dân ta đã nêu ra những bài học quý về tính kiên trì của nhân dân ta, điều khởi nghĩa lam sơn). 
+ Giữa các phần, các đoạn chưa có sự liên kết.
+ Sắp xếp dẫn chứng chưa hợp lí.
+ Sử dụng từ liên kết không phù hợp.
+ Có lí lẽ mà không có dẫn chứng, giữa dẫn chứng và lí lẽ không phù hợp với nhau.
+ Dùng từ khó hiểu (tinh thần đoàn kết dân đem lại nghĩa thắng lợi hun tàn)
* Hoạt động 4 : Đọc – trả bài : 7ph
GV lựa chọn một bài khá nhất và một bài yếu nhất để đọc cho học sinh nghe
? Giữa hai bài trên em thấy bài nào hay nhất? vì sao ?
? Phát bài cho hs 
? yêu cầu HS báo cáo điểm của bài viết và ghi điểm cho HS
- Lắng nghe 
- HS lựa chọn bài và giải thích
- Nhận bài và đối chiếu với dàn bài và lời nhận xét của GV
- HS báo cáo điểm
IV. Đọc – phát bài :
4.Củng cố :(2ph) 
 GV lưu ý HS những khuyết điểm của mình để khắc phục ở bài sau đồng thời khuyến khích đối với những bài có tiến bộ.
5.Hướng dẫn về nhà :1ph
 + Về nhà cố gắng rèn luyện chữ viết cho đúng chính tả, khắc phục những lỗi sai trong bài viết và nắm lại thể loại văn nghị luận chứng minh.
 + Chuẩn bị trước bài : “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích”. 
Đề số 2: 	Dàn bài
a. Mở bài:
 - Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.
 - Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
b. Thân bài:
 * Giải thích sơ lược ý nghĩa câu tục ngữ
 - Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức (nghĩa đen)
 - Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn (nghĩa bóng)
 * Chứng minh bằng các dẫn chứng
 - Các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tôc ta đều theo chiến lược trường kỳ và kết thúc thắng lợi.
 - Nhân dân ta bao đời bền bỉ đắp đê ngăn nước lũ, bảo vệ mùa màng ở đồng bằng Bắc Bộ.
 - Học sinh kiên trì học tập suốt 12 năm mới đủ kiến thức phổ thông.
 - Anh Nguyễn Ngọc Ký kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thanh người có ích cho xã hội. Anh là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.
c. Kết bài:
- Câu tục ngữ là bài học quí mà người xưa đã đúc rút từ trong cuộc sống, chiến đấu và lao động.
- Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo bài học về đức kiên trì để thực hiện thành công mục đích cao đẹp của bản thân và xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docTRA BAI VIET TLV CKTKN.doc