Giáo án Ngữ văn 7 tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Tiết 107: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:

1.KT: Bước đầu nắm được các bước làm một bài văn lập luận giải thích.

2.KN: Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.

3.TĐ: Có ý thức thực hiện các bước làm bài văn giải thích trước khi làm bài viết.

II.Chuẩn bị:

1.GV: bài soạn, bảng phụ

2.HS: bài soạn.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 7002Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14.03.2011
Ngày dạy: 18.3.2011
Tiết 107: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:
1.KT: Bước đầu nắm được các bước làm một bài văn lập luận giải thích. 
2.KN: Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3.TĐ: Có ý thức thực hiện các bước làm bài văn giải thích trước khi làm bài viết.
II.Chuẩn bị: 
1.GV: bài soạn, bảng phụ
2.HS: bài soạn.
III.Kiểm tra bài cũ:
1.KT bài cũ: Em hiểu thế nào là phép lập luận giải thích? Nêu phương pháp giải thích?
 - GV yêu cầu HS trình bày phần BT về nhà .
2.KT việc chuẩn bị bài: LPHT kiểm tra, GV kiểm tra và nhận xét.
IV.Tiến trình dạy học:
Nội dung chính:
I.Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
2.Lập dàn bài.
3.Viết bài.
4.Đọc lại và sửa chữa.
Ghi nhớ SGK/86.
II.Luyện tập:
Hãy viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên.
Hoạt động của GV: 
GV giới thiệu bài...
HĐ1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
GV ghi đề lên bảng.
GV hỏi: Đề đặt ra yêu cầu gì?
GV hỏi: Người làm bài có cần giải thích tại sao “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không? Vì sao?
GV : ...cần giải thích vì có giải thích như vậy mới hiểu hết được nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ( từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nội dung lời khuyên đến khát vọng bao đời của người nông dân sau luỹ tre xanh muốn đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết.)
GV hỏi: Vậy làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ?
GV hỏi: Vậy em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích?
GV nhận xét, giải thích:
- Xác định yêu cầu chung của đề.
- Hiểu được nghĩa của vấn đề đưa ra giải thích.
- Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?...
- Hỏi những người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển...
HĐ2: Lập dàn bài.
GV hỏi: Bài văn lập luận giải thích có nên gồm ba phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao?
GV nhận xét.
GV hỏi: Theo em, phần Mở bài trong bài văn lập luận giải thích trên cần phải đạt yêu cầu gì?
GV: Trong bài văn giải thích, phần Mở bài phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.
GV hỏi: Phần Thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì? Để làm cho ý nghĩa của câu tục ngữ trên trở nên dễ hiểu đối với người đọc, người nghe thì nên sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tự nào?
GV: Trình bày các nội dung giải thích, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu. Cần sử dụng các phương pháp giải thích cho phù hợp...
GV hỏi: Phần Kết bài trong bài văn lập luận giải thích trên phải làm nhiệm vụ gì?
HS : Nêu ý nghĩa câu tục ngữ (xưa, nay).
GV hỏi: Qua tìm hiểu, em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích?
GV kết luận...(bảng phụ) -> Dàn ý bài văn lập luận giải thích.
HĐ3: Viết bài.
a/Viết Mở bài: 
GV hỏi: Theo em, các cách Mở bài ấy có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không? Có phải đối với mỗi bài văn chỉ có một cách Mở bài duy nhất hay không?
GV nhận xét, giải thích: Ba cách Mở bài trên khác nhau về cách lập luận: (1.Đi thẳng vào vấn đề, 2.Đối lập hoàn cảnh với ý thức, 3.Nhìn từ chung đến riêng) nhưng rất phù hợp với yêu cầu của bài.
GV yêu cầu HS viết mở bài.
b/ Viết Thân bài:
GV hỏi: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần Thân bài liên kết được với phần Mở bài? Cần làm gì để các đoạn sau của Thân bài liên kết được với đoạn trước đó? 
GV nhận xét, giải thích: Trước hết phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần Mở bài: Thật vậy... hoặc Đúng như vậy...
GV hỏi: Ngoài những cách nói trên, có còn cách nói nào khác nữa không?
GV nhận xét...
GV hỏi: Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen như thế nào? Nên giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của cả câu, của toàn nhận định sau hay ngược lại? Vì sao? 
GV nhận xét.
GV hỏi: Tương tự như thế, nên viết đoạn giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu như thế nào?
GV nhận xét... chú ý viết đoạn Thân bài cho phù hợp phần Mở bài, để bài văn thành một thể thống nhất.
c/ Viết Kết bài: 
GV hỏi: Kết bài ấy đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong chưa? Có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay không?
GV nhận xét, giải thích... Khi viết bài văn giải thích cần chú ý lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Gĩưa các phần các đoạn có liên kết.
HĐ4: Đọc lại và sửa chữa .
GV hỏi: Sau khi viết bài xong, bước tiếp theo ta làm gì?
GV: Đọc lại và sửa chữa.
GV hỏi: Qua tìm hiểu, hãy cho biết các bước làm bài văn lập luận giải thích, dàn bài của một bài văn lập luận giải thích?
GV kết luận -> hướng dẫn HS đọc ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập, củng cố.
GV chấm một số bài làm, nhận xét cụ thể, ghi điểm cho bài làm tốt.
VD: Rõ ràng, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cạn. Ngày xưa con người đã cần đi để học. Ngày nay, trong xã hội đang phát triển mạnh mẽ, con người lại càng cần phải đi nhiều “ngày đàng” hơn nữa để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình và bản thân mình bị bỏ rơi lại ở phía sau.
GV nhận xét, củng cố KT. 
Hoạt động của HS:
HĐ1:
HS đọc đề.
HS trình bày: Yêu cầu giải thích nội dung câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
HS trình bày.
HS trình bày: Hỏi những người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, liên hệ với một số câu ca dao tục ngữ khác...
HS trình bày.
HĐ2:
HS trình bày.
HS đọc phần 2 /SGK trang 84, 85.
HS: giới thiệu câu tục ngữ, nêu ý nghĩa câu tục ngữ.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS đọc các đoạn Mở bài/ SGK.
HS trình bày.
HS viết đoạn mở bài.
HS đọc lần lượt các đoạn Thân bài trong SGK.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS đọc các đoạn Kết bài/ SGK.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS trình bày.
HS đọc bài tập, xác định yêu cầu.
HS thực hiện (một HS lên bảng, các HS còn lại làm vào vở).
Đ. Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học:
Nắm được nội dung bài.
Viết hoàn chỉnh phần luyện tập.
2.Bài sắp học: Luyện tập lập luận giải thích.
Thực hiện tốt phần chuẩn bị ở nhà SGK/87.
(Các câu hỏi gợi ý)
E. RKN, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 107.doc