Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Mục tiêu: Giúp HS
KT: Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.
KN: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn lập luận giải thích.
TĐ( GDKNS):- Có ý thức lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận giải thích theo những yêu cầu khác nhau.
- Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn với sách vở
II.Chuẩn bị : GV: Bài soạn, bảng phụ.
HS: Đọc kĩ đề bài, thực hiện các bước làm bài văn lập luận giải thích.
III.Kiểm tra bài cũ: - Để tiến hành làm bài văn lập luận giải thích ta cần tiến hành những bước nào
- Nội dung từng bước là gì?
- Trình bày nội dung BTVN.
NS: 17.3.2011 Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH ND: 21.3.2011 I. Mục tiêu: Giúp HS KT: Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề. KN: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn lập luận giải thích. TĐ( GDKNS):- Có ý thức lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận giải thích theo những yêu cầu khác nhau. - Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn với sách vở II.Chuẩn bị : GV: Bài soạn, bảng phụ. HS: Đọc kĩ đề bài, thực hiện các bước làm bài văn lập luận giải thích. III.Kiểm tra bài cũ: - Để tiến hành làm bài văn lập luận giải thích ta cần tiến hành những bước nào Nội dung từng bước là gì? Trình bày nội dung BTVN. IV. Tiến trình dạy học: Nội dung Đề: Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ của con người".Hãy giải thích nội dung câu nói câu nói đó. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: Đề yêu cầu giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người 2.Dàn bài: a.Mở bài: Giới thiệu câu nói với ý nghĩa của sách đối với trí tuệ con người "Sách là nơi lưu giữ trí tuệ con người" b.Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu nói: + Sách chứa đựng trí tuệ con người. (Trí tuệ là tinh tuý, tinh hoa của sự hiểu biết.) + Sách là ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm (là sự không hiểu biết) + Ngọn đèn sáng bất diệt: ngọn đèn sáng không bao giờ tắt -> Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ con người, không bao giờ tắt, *Giải thích cơ sở chân lí của câu nói: +Không thể nói mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì: Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết, những kinh nghiệm quý giá... * Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói. - Cần chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn. - Cần biết chọn sách mà đọc. - Cần biết tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách. c.Kết bài: Tình cảm, thái độ của em đối với sách, với lời nói trên. 3. Viết đoạn văn: 4. Đọc lại bài, sửa chữa: Hoạt động của GV GV khái quát bài cũ, chuyển ý vào bài mới HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý ? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì? - Hãy tìm các từ then chốt trong đề và chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích. (Trực tiếp giải thích một câu nói, gián tiếp giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người) ? Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó? (Căn cứ mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề) ? Để đạt đượcyêu cầu giải thích đã nêu trên, bài làm cần có những ý gì? ? Nếu giải thích câu nói"Sách là ngọn đèn ... trí tuệ con người" thì ngoài những gợi ý SGK, còn có hướng tìm ý nào khác nữa không? (Ví dụ: Vì sao trí tuệ con người, khi được đưa vào sách lại trở thành nguồn sáng không bao giờ tắt?) HĐ2: Hướng dẫn lập dàn bài. Yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn giải thích ?Với phần mở bài em sẽ giới thiệu điều gì? ?Phần thân bài có nhiệm vụ gì?(giải thích... ? Để giải thích "Sách là ngọn đèn... trí tuệ con người" ta cần bắt đầu giải thích những gì? - Ta cần sắp xếp các ý như thế nào để sự giải thích được rõ ràng chặt chẽ,hợp lí và dễ hiểu? (Gợi ý: Để giải thích " Sách là...con người" ta có thể sắp đặt các ý của phần TB theo trình tự sau được không? 1. giải thích ý nghĩa của câu nói 2. giải thích cơ sở chân lí của cân nói 3. giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói.) - Vì sao nói đến sách người ta liền nghĩ đến trí tuệ con người? ( Sách nơi lưu giữ trí tuệ con người từ xưa tới nay. Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người) ?Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt có ý nghĩa như thế nào? (Là ngọn đèn không bao giờ tắt, soi sáng mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí tuê con người được soi rọi sáng sủa) ?Hãy nêu những dẫn chứng cho thấy sách là trí tuệ bất diệt(những tác phẩm văn chương, những tác phẩm khoa học vô giá của các tác giả) ? Hãy nêu những câu nói về sách thể hiện sự thừa nhận ý kiến trên: VD: "Sách là người bạn lớn" "Sách mở ra những chân trời mới cho mọi người" * - Sự vận dung chân lí được nêu trong câu nói ấy là gì? - Phần kết bài có nhiệm vụ gì ? HĐ3: Hướng dẫn HS viết bài - Yêu cầu HS nhắc lại những yêu cầu của đoạn mở bài, thân bài, kết bài. - Hướng dẫn HS viết đoạn mở bài, kết bài... - Yêu cầu bài văn lập luận giải thích phải mạch lạc,lớp lang, dễ hiểu. HĐ4: Đọc lại bài sửa chữa - Nhận xét, gợi ý sửa chữa và tổng kết rút kinh nghiệm để các em viết tốt hơn. GD hs ý thức lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận giải thích theo những yêu cầu khác nhau. *Củng cố: Cách làm bài văn lập luận giải thích? - Trình bày các bước làm bài... Hoạt động của HS HĐ1: Đọc đề, Tìm hiểu vấn đề cần giải thích Chỉ ra dấu hiệu để nhận ra yêu cầu Nêu các ý cần giải thích Nhận xét HĐ2 Nhắc lại dàn bài chung... - Trình bày nhiệm vụ của mở bài Nhận xét -Xây dựng phần thân bài + Giải thích ý nghĩa câu nói theo gợi ý và sự chuẩn bị trước - Trao đổi nhóm rồi trình bày _ Nêu các dẫn chứng - Nêu 1 số câu nói tương tự về sách HĐ3: Viết một vài đoạn trên lớp - Viết mở bài - Viết kết bài HĐ4: Đọc bài Nhận xét Sửa lỗi V. Hướng dẫn tự học : 1. Bài vừa học: Dựa vào cách viết đã luyện tập - Thử viết hoàn chỉnh bài văn cho đề trên 2. Bài sắp học: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Đọc kĩ văn bản, chú thích - Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm... -Tìm hiểu thực chất lời hứa của Va-ren? -Phân tích làm rõ tính cách của Va-ren và Phan Bội Châu, *Bổ sung ---------------------------------------------------------- VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6- VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. Mục tiêu: KT: Nhằm đánh giá được việc nắm bắt kiến thức về văn lập luận giải thích, vận dụng kiến thức đó vào việc làm một bài văn lập luận giải thích cụ thể. KN: Rèn kĩ năng viết văn tạo lập văn bản - Lập luận giải thích, kĩ năng trình bày bài viết hoàn chỉnh. TĐ: - Ý thức về vai trò của sách, hiểu được ích lợi của việc đọc sách qua nội dung bài viết - Thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tự lực suy nghĩ làm bài. II.Chuẩn bị: GV: Chọn đề phù hợp với học sinh, xây dựng đáp án biểu điểm HS: Nắm lại cách làm bài văn lập luận giải thích III. Kiểm tra: Sĩ số HS/ lớp, giấy làm bài IV Tiến trình dạy học: GV ghi đề lên bảng, HS chép đề và làm bài, GV theo dõi HS làm bài và thu bài. Đề bài: Lê-nin nói: “ Học, học nữa, học mãi” .Hãy giải thích nội dung câu nói đó. Đáp án và biểu điểm I.Yêu cầu chung: GV: - Cần nắm bắt được hình thức trình bày và nội dung bài làm của HS để chấm bài một cách linh hoạt cho điểm chính xác. -Cần dựa vào những yêu cầu về kĩ năng, kiến thức và thang điểm cụ thể để đánh giá bài làm của HS. II. Yêu cầu cụ thể: 1.Yêu cầu về kĩ năng: -Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận giải thích. -Biết kết hợp với lập luận giải thích, chứng minh, binh luận. -Biết trình bày bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, hợp lí, diễn đạt liên kết mạch lạc, câu đúng ngữ pháp, chữ viết cẩn thận, tránh mắc lỗi về dùng từ đặt câu, lỗi chính tả. 2.Yêu cầu về kiến thức: HS biết: -Nêu được vấn đề cần được giải thích: câu nói của Lê-nin. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích - Học là gì? - “ Học, học nữa, học mãi” là gì ? - Vì sao con người cần phải học. - Vì sao con người cần phải học nhiều đến như vậy? - Ý nghĩa của việc học. -Tìm những câu nói khác có ý nghĩa tương tự. - Câu nói trên có ý nghĩa ntn trong cuộc sống. II. Thang điểm cụ thể: - Điểm 9,10: Bài làm đúng phương pháp, bảo đảm những yêu cầu trên về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, làm cho người đọc hiểu được vấn đề cần được giải thích bằng những cách giải thích phù hợp. Không mắc lỗi ... -Điểm 7,8: Bài viết đáp ứng những yêu cầu trên ,đúng phương pháp, đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên nhưng chưa sâu sắc, còn sai sót nhỏ. -Điểm 5,6: Bài viết giải được vấn đề nhưng còn sơ sài, văn lủng củng, rời rạc. -Điểm 3,4: Bài làm chưa đạt được yêu cầu của đề phạm nhiều lỗi về nội dung hình thức. -Điểm 1,2: Bài làm bị lạc đề, văn viết yếu hoặc viết vài câu. -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc có viết nhưng không rõ nội dung.
Tài liệu đính kèm: