Giáo án Ngữ văn 7 tiết 112: Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 112: Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề

Tiết 112: LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ

I. Mục tiêu: Giúp HS

 KT: Các cách biểu cảmgián tiếp và trực tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề .

 KN: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.

- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.

 TĐ: Mạnh dạn bình tĩnh, tự nhiên.

II: Chuẩn bị GV:Bài soạn, bảng phụ

 HS: Tìm hiểu đề, lập dàn bài, tập miệng trước ở nhà cho đề b

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5472Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 112: Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25.3.2011 Tiết 112: LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
ND: 28.3.2011
I. Mục tiêu: Giúp HS
 KT: Các cách biểu cảmgián tiếp và trực tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề .
 KN: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.
Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói. 
 TĐ: Mạnh dạn bình tĩnh, tự nhiên...
II: Chuẩn bị GV:Bài soạn, bảng phụ 
 HS: Tìm hiểu đề, lập dàn bài, tập miệng trước ở nhà cho đề b
III. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
IV. Tiến trình dạy học: 	
Nội dung
I. Chuẩn bị:
Đề bài: Vì sao những tấn trò mà Va-ren trình bày ra với Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố ?
* Yêu cầu: Lập dàn bài, tập phát biểu miệng
1. Tìm hiểu đề:
Đây là đề giải thích có tính tường minh bởi từ: Vì sao tấn trò của Va-ren là trò lố . Như vậy khái niệm trò lố cần được xác định rõ.
- Phương hướng giải thích: 
 + Định nghĩa trò lố là gì? 
 + Va-ren đã giở các trò lố gì? 
 + Giải thích các trò đó lố ở chỗ nào?
2. Dàn bài:
a. Mở bài:
 - Xuất xứ đề ( trích VB đã học
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài văn, ý nghĩa ra đời của nó.
b. Thân bài: 
Trước hết: 
-Giải thích thế nào là trò lố? 
- Giải thích tại sao những trò của Va-ren lại được gọi là những trò lố?
(Nêu rõ Va-ren đã giở những trò gì) - G iải thích những trò đó lố ở những chỗ nào?
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa: (Truyện không chỉ ca ngợi PBC "một người lừng tiếng", mà còn đòi ân xá cho cụ, đồng thời vạch trần bộ mặt gian trá, xảo quyệt của tên toàn quyền Va-ren nói riêng, và lũ thực dân Pháp nói chung.)
II. Luyện nói:
- Nói trong tổ, nhóm.
- Đại diện nói trước lớp.
Hoạt động của GV
GV xác định yêu cầu luyện nói chia nhóm, tổ
Động viên HS mạnh dạn tập nói...
HĐ1: Kiểm tra lại kiến thức và sự chuẩn bị
- Muốn làm tốt bài văn lập luận giải thích, ta phải thực hiện những bước nào?
 - Nội dung từng bước là gì?
 Nhận xét đánh giá.
* Ghi đề lên bảng
- Yêu cầu HS đọc lại đề
? Để một tiết luyện nói đạt hiệu quả, cần đạt những yêu cầu gì? 
- Luyện nói là hoạt động phát ngôn trực tiếp đòi hỏi người nghe trực tiếp (1 người nói thì mọi người lắng nghe).
- Nói: rõ ràng, trôi chảy theo dàn bài , đủ nội dung, có thưa....
- Người nghe: chú ý lắng nghe, theo dõi để nắm được bài nói để nhận xét bổ sung
- Yêu cầu HS trình bày dàn bài đã chuẩn bị
HĐ2: Luyện nói theo tổ, nhóm
- Căn cứ vào dàn bài đã chuẩn bị, nội dung bài nói của bạn để nhận xét:
Bài nói của bạn về nội dung vấn đề đã kĩ hay chưa, sát đề hay còn xa đề, lệch lạc, đủ 3 phần hay không?
(có thể nói từng đoạn hay từng bài)
- Giọng điệu nói? Tác phong đàng hoàng hay chưa? 
- Bài nói có mạch lạc, dễ hiểu hay không? ...có quan tâm tới người nghe hay không?
→ Chú ý nói theo yêu cầu (ở III)/99.
- Đưa dàn ý chuẩn lên bảng phụ 
- Yêu cầu HS nói có dựa vào dàn ý
Mời đại diện các nhóm nói : GV có thể dựa vào gợi ý sau để chỉnh sửa nội dung nói và cách trình bày của HS
? Với đề này phần mở bài em sẽ nói gì?
? Trong phần TB em sẽ lần lượt giải thích những nội dung gì?
 - Trò lố là gì? 
( còn gọi là lố bịch, là trò giả dối, lừa bịp)
- Các trò lố Va-ren bày ra là gì?
 ( Lời hứa không chính thức để mua sự yên vị chức Toàn quyền .
( Môt kẻ phản bội giai cấp, lại ban ơn cho một vị 
thiên sứ, anh hùng dân tộc.
Miệng nói : Tôi đem tự dotay lại nâng cái gông to kệch
- Lố hơn cả là là lời dụ dỗ: Hãy trung thành, hãy hợp tác .lấy cả gương phản bội của chính mình
- Cái triết lí bịp bợm trắng trợn: Ý tưởng hào hiệp phải chăng..
- Tại sao các trò ấy bị coi là lố? lố ở chỗ nào?
Chỉ định HS nói
Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Yêu cầu 1 HS nói lại toàn bài.
.* Củng cố lí thuyết và các kĩ năng làm văn giải thích sơ kết tiết luyện nói:
 Qua tiết luyện nói, em hiểu giải thích trong văn nghị luận là gì? 
- Người ta thường giải thích bắng những cách nào?
Hoạt động của HS
Cá nhân trả lời 
HĐ1
Nhận xét
1,2 HS đọc lại đề
Cả lớp theo dõi
Nhận xét
Nêu yêu cầu cần đạt
HĐ2
HS tập nói trước tổ (nhóm)
Các trưởng phó nhóm điều hành cử đại diện nói trước lớp.
HS yếu,TB nói phần MB, KB
Cả lớp lắng nghe
Nhận xét
Bổ sung.
HS khá giỏi nói toàn bài.
Cả lớp lắng nghe
Nhận xét, đánh 
giá
HS trả lời
 V. Hướng dẫn tự học:
	1. Bài vừa học:	- Dựa vào dàn ý - tập nói thêm ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước gương..
	- Thực hiện tương tự cho các đề còn lại.
	2. Bài sắp học:	Ca Huế trên sông Hương
	- Nắm lại những đặc điểm của văn bản nhật dụng..
	- Đọc kĩ văn bản, chú thích, tìm hiểu thêm về cố đô Huế.
	- Nắm một số đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế.
	- Thống kê tên các làn điệu ca Huế
	- Sưu tầm tranh ảnh về cố đô Huế.
 *. Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 112.doc