Giáo án Ngữ văn 7 tiết 117, 118, 119

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 117, 118, 119

tiết 119 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY

A.Mục tiêu: Giúp HS:

1.KT: Nắm được công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

2.KN: Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

3.TĐ: HS ý thức dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy đúng khi viết.

B.Chuẩn bị:

 GV: bài soạn, bảng phụ, bài tập thêm

 HS: bài soạn,

C.Kiểm tra bài cũ:

 KT 15 phút: 1. Thế nào là phép liệt kê? - Vẽ sơ đồ các kiểu liệt kê.

 2. Đặt 2 câu có sử dụng phép liệt kê:

 KT việc chuẩn bị bài: GV kiểm tra và nhận xét.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3171Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 117, 118, 119", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 6.4.2011
ND: 11.4.2011 tiết 119 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A.Mục tiêu: Giúp HS:
1.KT: Nắm được công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
2.KN: Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3.TĐ: HS ý thức dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy đúng khi viết.
B.Chuẩn bị:
 GV: bài soạn, bảng phụ, bài tập thêm
 HS: bài soạn, 
C.Kiểm tra bài cũ:
 KT 15 phút: 1. Thế nào là phép liệt kê? - Vẽ sơ đồ các kiểu liệt kê.
 2. Đặt 2 câu có sử dụng phép liệt kê: 
 KT việc chuẩn bị bài: GV kiểm tra và nhận xét.
D.Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Nội dung:
I. Dấu chấm lửng: (...)
1. Bài tập: Tác giả dùng dấu chấm lửng để:
a. Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
c. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp”.
2.Bài học: 
 (Ghi nhớ 1 SGK/12)
II. Dấu chấm phẩy: (;)
1.Bài tập:
a. Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của câu ghép.
 b. Ngăn cách các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
2. Bài học: ghi nhớ 2. SGK/122)
III. Luyện tập:
Bàitập1: Dấu chấm lửng được dùng để chỉ:
a. Lời nói bị ngắt quãng, sợ hãi, lúng túng.
b. Câu nói bị bỏ dở.
c. Sự liệt kê chưa đầy đủ.
Bài tập 2: Dấu chấm phảy được dùng để:
a,b,c: ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bài tập 3: Viết đoạn văn
 (HS tự làm)
Hoạt động của GV:
Trong khi viết, để câu văn được rõ ràng, mạch lạc chúng ta phải dùng dấu câu. Để có kĩ năng dùng đúng dấu câu, tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy...
HĐ1: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng.
- Giới thiệu cách viết dấu chấm lửng.
- Đưa bảng phụ (ghi BT/ SGK, gạch chân dấu chấm lửng bằng phấn màu).
- Cho biết trong các câu trên dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- Nhận xét, giải thích , ghi bảng .
? Từ các ví dụ trên, rút ra công dụng của dấu chấm lửng? 
Kết luận KT (1).
- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ
VD: Nó bảo nó không đến được. Nó bận lắm, bận ngủ!
 Nhận xét, đáp án...
Khắc sâu kiến thức(1)
HĐ2: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy.
- Đưa bảng phụ ghi BT/ SGK, 
? Trong các câu (a,b) dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
GV nhận xét, giải thích...(Chú ý: công dụng của dấu phẩy, cấu tạo câu ghép)
? Từ bài tập trên, hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy?
* Kết luận KT(2)
GV hướng dẫn HS học ghi nhớ.
- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ
HĐ3: Luyện tập, củng cố. 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
GV hướng dẫn HS làm BT 2.
GV hướng dẫn...
GV nhận xét, giải thích...đáp án.
GV nêu yêu cầu bài tập 3.
 GV nhận xét -> ghi điểm.
GV đưa BT thêm (bảng phụ).
GV hướng dẫn HS làm bài.(GV chấm 3 bài )
GV củng cố, khắc sâu kiến thức.
Bài tập thêm: (bảng phụ)
Hoạt động của HS:
Đọc các vd ở (1)
Thảo luận, trình bày công dụng của dấu chấm lửng 
Nhận xét, bổ sung.
Rút ra công dụng của DCL
Tìm ví dụ
Đọc ghi nhớ(1)
Đọc ví dụ a,b (II) 
Thảo luận,
Trình bày
Nhận xét.
Tìm thêm VD
Đọc ghi nhớ(2)
HS đọc BT1
X ác đ ịnh yêu cầu.
Trình bày.
Nhận xét.
Thực hiện BT2,3
1 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở.
HS nhận xét.
HS làm bài.
E. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học:
 Nắm được công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
 Hoàn thành bài tập 3.
 2.Bài sắp học: Văn bản đề nghị
 Đọc 2 văn bản SGK /124, đọc ghi nhớ.
 Trả lời câu hỏi SGK/125
G. RKN, bổ sung: 
NS:3.4.2011 
ND: 6.4.2011 Tiết 117: Văn bản: QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. Mục tiêu: Giúp HS
 KT: - Sơ giản về chèo cổ
 - Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 - Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,) của trích đoạn nỗi oan hại chồng.
 KN: Đọc kịch bản chèo theo kiểu phân vai, 
 -Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong trích đoạn chèo.
 TĐ: Biết cảm thông, chia sẻ với những nỗi khổ, nỗi bất hạnh
II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, tìm băng hình, các tài liệu nói về tích chèo QÂ
 HS: Đọc, tìm hiểu đặc điểm SK chèo, tóm tắt nội dung
III. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cảm nhận của em về ca Huế. 
 - Giải thích vì sao nói : nghe ca Huế là 1 thú vui tao nhã?
IV. Tiến trình dạy học:
Nội dung:
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1.Sân khấu chèo là gì?( Học chú thích*/ 118)
2. Tóm tắt vở chèo QÂTK:
Vb QÂTK là phần lời ( kịch bản) của một vở chèo:
- Án giết chồng
- Án hoang thai
- Oan tình được giải - Thị Kính lên toà sen.
II. Đọc - hiểu trích đoạn " Nỗi oan hại chồng"
1. Nhân vật trong trích đoạn:
Trích đoạn này có 5 nhân vật:
-Hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo là Sùng bà và Thị Kính
-Sùng bà (mụ ác) đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến
-Thị Kính(nữ chính) đại diện cho người phụ nữ lao động vốn chịu hiền, chịu thiệt trong xã hội cũ.
2. Tính cách nhân vật:
a. Nhân vật Sùng bà:
-Sùng bà vu oan cho Thị Kính giết chồng.
-Hành động của Sùng bà thô bạo bất nhân.
-Ngôn ngữ của Sùng bà toàn những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả, thể hiện sự tàn nhẫn và sự phân biệt giai cấp.
IV. Luyện tập: Tóm tắt trích đoạn "Nỗi oan hại chồng"
Hoạt động của GV:
 - Khái quát bài cũ chuyển vào bài mới: Em đã nghe hát chèo, xem chèo bao giờ chưa? Hãy kể tên 1 số vở chèo mà em biết 
HĐ1: Tìm hiểu chung về vở chèo
- Qua tìm hiểu trước ở nhà, em biết gì, hiểu gì về chèo?
- Khái quát các đặc điểm tiêu biểu của chèo
- Em hiểu cấu trúc Vb QÂTK có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Hãy tóm tắt nội dung vở chèo QÂTK
- Qua tóm tắt nội dung vở chèo, em hiểu vị trí của trích đoạn " Nỗi oan hại chồng" nằm ở phần nào trong vở chèo?
HĐ2: HD Đọc - hiểu trích đoạn
- HD cách đọc kịch bản chèo theo vai
Chỉ rõ bố cục của trích đoạn " Nỗi oan hại chồng".
Trích đoạn " Nỗi oan hại chồng " có mấy nhân vật, Nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc loại vai nào trong chèo cổ và đại diện cho loại người nào trong xã hội cũ?
*Tìm hiểu chi tiết trích đoạn
"Khung cảnh phần đầu đoạn trích là ở đâu?Khung cảnh ấy gợi nên không khí gia đình như thế nào?
Qua lời nói và cử chỉ của TK ở đây, em có nhận xét gì về nàng?
(Cảnh ở nhà Thiện Sĩ- chồng đọc sách dùi mài kinh sử vợ ngồi bên khâu vá-> đó là khung cảnh một gia đình ấm cúng, tuy không phổ biến nhưng đó là mơ ước hạnh phúc gia đình của người dân xưa. Cảnh gia đình êm ấm: nổi bật hình ảnh người vợ thương chồng.
Chuyển ý nêu vấn đề: ?Trong cái buổi tối êm đềm ấy, đã xảy ra sự việc gì sau đó? và rồi xung đột kịch, bắt đầu từ đâu?
Thế là: Tấm lòng yêu thương, sự lo lắng và hành động cắt râu cho chồng của TK lại là đầu mối tai hoạ Tại sao lại như vậy? Để hiểu rõ Các em hãy liệt kê và nêu nhận xét về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với TK.
-Qua sự phân tích những hành động, ngôn ngữ của Sùng bà, em có kết luận gì về nhân vật này? (Nhắc HS chú ý thêm lời lẽ, thái độ của mụ đối với chồng, con)
?Trên sân khấu kiểu nhân vật như Sùng bà thường gây nên cảm xúc gì cho người xem?
GV bình: Sùng bà chỉ ra trò trong một lớp, nhưng rất tiêu biểu cho 1 loại vai trong chèo cổ(mụ ác). Không chỉ là 1 bà mẹ chồng ác nghiêt mà còn như 1 kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến đương thời: vừa độc ác, vừa hợm của, khoe dòng giống
*Luyện tập: Tóm tắt lại trích đoạn "Nỗi oan hại chồng"
Hoạt động của HS
HĐ1:
- Dựa vào chú thích trả lời
2 phần:-Tóm tắt nội dung vở chèo "QATK"
-Trích đoạn "Nỗi oan hại chồng"
 Tóm tắt,
Nhận xét
HĐ2:
 Luyện đọc
Nhận xét
Bố cục: 3 phần
a,Cảnh gia đình ấm cúng
b,Nỗi oan hại chồng
c,Quyết định của TK
Trình bày
đọc lại phần đầu-> "Xén tày 1 mực"
Đọc tiếp: "Thiện sĩ (nói đếm): Thưa cha mẹ đêm-> cho đến giọ Mãng ông phó về cho rãnh"
(ghê sợ về sự tàn nhẫn, độc ác, lo cho những người hiền lành như TK)
HS tóm tắt
nhận xét
Lắng nghe
 V.Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học:
 - Đọc vb.
 - Tóm tắt nội dung vở chèo
 - Nắm vững nội dung tìm hiểu
 2. Bài sắp học: Quan Âm Thị Kính
 - Đọc VB, ghi nhớ SGK
 - Soạn câu hỏi Đọc - hiểu VB.4,5,6,7,8 SGK/144. 
 *Bổ sung: 
-------------------------------------------------------
NS:5.4.2011 
ND: 9.4.2011 Tiết 118 Văn bản: QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. Mục tiêu: Giúp HS
 KT: - Sơ giản về chèo cổ
 - Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 - Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,) của trích đoạn nỗi oan hại chồng.
 KN: Đọc kịch bản chèo theo kiểu phân vai, 
 -Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong trích đoạn chèo.
 TĐ: Biết cảm thông, chia sẻ với những nỗi khổ, nỗi bất hạnh
II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, tìm băng hình, các tài liệu nói về tích chèo QÂ
 HS: Đọc, tìm hiểu đặc điểm SK chèo, tóm tắt nội dung
III. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, tìm băng hình, các tài liệu nói về tích chèo QÂ
 HS: Đọc, tìm hiểu đặc điểm SK chèo, tóm tắt nội dung
IV. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt lại trích đoạn "Nỗi oan hại chồng"
 - Trích đoạn " Nỗi oan hại chồng " có nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc loại vai nào trong chèo cổ và đại diện cho loại người nào trong xã hội cũ.
IV. Tiến trình dạy học:
Nội dung:
I. Đọc, tìm hiểu chung:
II. Đọc - hiểu trích đoạn " Nỗi oan hại chồng"
1. Nhân vật trong trích đoạn:
2. Tính cách nhân vật:
a. Nhân vật Sùng bà
b. Nhân vật Thị Kính:
-Năm lần TK kêu oan. Bốn lần tiếng kêu oan hướng về chồng và mẹ chồng nhưng vô ích, càng van xin nỗi oan càng chồng chất.
-Thị Kính như bị đẩy tới cực điểm của nỗi đau: nỗi đau oan ức, xót xa, tiếc nuối cho hạnh phúc lứa đôi tan vỡ, giờ còn thêm nỗi đau cha già bị hành hạ.
-Cuối cùng nàng quyết định bước tới cửa phật với ước muốn "Nhật nguyệt sáng soi"
3. Ý nghĩa của trích đoạn:
Nỗi oan hại chồng là 1 trong 2 cái nút chính của vở chèo QATK, là tiếng kêu thương, đau khổ về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
III. Tổng kết
(Ghi nhớ SGK/121)
IV. Luyện tập:
Bài tập trắc nghiệm kết hợp luyện tập SGK
Thảo luận: nêu chủ đề của trích đoạn nỗi oan hại chồng? Giải nghĩa thành ngữ "Oan Thị Kính"
Hoạt động của GV:
 - Khái quát bài cũ chuyển vào bài mới: 
Chuyển ý vào tiết 2: Sùng bà bản chất tàn bạo, bất nhân hợm của, khoe dòng giống, khing người nghèo, trước một bà mẹ chồng như thế, hẳn là TK phải chịu nhiều nổi đau. Đó là những nổi đau khổ nào? trước những nổi đau nàng đã tỏ rõ là một người phụ nữ như thế nào?
-Với việc cắt râu cho chồng nàng đã bị Sùng bà khép cho tội gì?
?Khi bị khép tội giết chồng, TK đã mấy lần kêu oan?Hãy liệt kê lời kêu oan. Kết quả mỗi lần kêu oan của nàng là gì?Em có nhận xét gì về kết quả đó?
-Đưa bảng phụ ghi lời kêu oan của TK
-Hướng dẫn HS chú ý vào lời lẽ, thái độ kêu oan của TK/ đối chiếu với lời lẽ  cuả Sùng bà: nàng xưng con, gọi mẹ, thiếp chàng, kêu giời -> nội dung chỉ là một tiếng oan, lời lẽ tha thiết. (Với bản chất đức hạnh, nết na, dù phải chịu oan uổng nàng vẫn chân thực, hiền hậu, giữ được phép tắc của đạo làm dâu con trong gia đình)
? Kết cục của nỗi oan đó là gì?
-Quả là "Oan này có 1 kêu trời nhưng xa" (Truyện Kiều-Nguyễn Du) -> nàng chỉ còn cách nhẫn nhục, chịu đựng.
Chuyển ý: Thế nhưng vẫn không lay chuyển được Sùng bà, để rồi trước khi rời khỏi nhà chồng TK còn phải chịu thêm 1 nỗi đau nào nữa? mức độ ra sao?
-Các em hãy đọc thầm: "Từ khi TK chạy van xin, Sùng bà dúi ngã khuỵu thì có tiếng nói vọng từ ngoài cổng về cùng cha con ơi"
-Nêu vấn đề: Trước khi đuổi TK ra khỏi nhà, Sùng ông, Sùng bà còn làm điều gì tàn ác?
-Theo em xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? vì sao?
-Chuyển ý: Oan không giải được, hạnh phúc lứa đôi tan vỡ phải rời bỏ tất cả, lúc này tâm trạng của TK ra sao?
-Trước khi rời khỏi nhà họ Sùng, TK đã có những cử chỉ, lời nói gì?
-Qua những cử chỉ và lời nói đó em hiểu được gì về tâm trạng của TK?
Trước sự đổ vỡ, chia lìa TK dã quyết định không trở về, phải sống để tỏ rõ người đoan chính. Việc đó chứng tỏ thêm điều gì ở nàng?
Nhưng cuối cùng TK "quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa gì?
?Trên sân khấu, kiểu nhân vật như TK thường để lại cảm xúc gì cho người xem?
Qua đó em hiểu gì về ý nghĩa cuả trích đoạn?
*Hướng dẫn HS tổng kết, luyện tập
?Bức tượng QATK ở chùa Tây Phương trong SGK cho em hiểu gì về tích chèo QATK?(là vở chèo mang tích phật)
-Em hiểu gì về giá trị của vở chèo? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của chèo QATK và trích đoạn NOHC?Qua vở chèo QATK và trích đoạn NOHC, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ?
Khái quát: QATK là vở chèo tiêu biểu
-Nhưng muốn cảm nhận được cái hay của 1 vở chèo, phải xem trình diễn trên sân khấu.
-Để nắm được đặc điểm của chèo, nên xem một số vở diễn trên truyền hình. Nắm được đặc điểm của các thể kịch có cơ sở trên lớp 8 dễ dàng tiếp xúc với (Hài kịch của Mô-li-e: Trưởng giả học làm sang) lên lớp 9, Kịch nói hiện đại( Kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ).
Hoạt động của HS
đọc phân vai
Chỉ định HS trả lời
(tội giết chồng)
Chỉ định HS lần lượt trả lời
->Kết cục của nỗi oan -> không giải được oan, tình chồng vợ tan vỡ, nàng bị đuổi ra khỏi nhà họ Sùng.
Trình bày
-> Hãy thảo luận nhóm
-đau đớn, xót xa, tiếc nuối cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ nhưng nàng không còn cam chịu, đã có sự quyết liệt trong tính cách.
Thương cảm
Xem bức tượng SGK
Đọc ghi nhớ
Giải BTTN
Giải thích thành ngữ: "Oan thị kính" dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực và không thể nào giải bày được.
 V. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học:
 -Nắm được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm
 -Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm của nghệ thuật
 -Tìm đọc thêm một số tích chèo khác(Tôn Trọng, Tôn Mạnh)
 - Viết cảm nhận về một số các nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng Bà, Mãng ông ở trong đoạn trích.
 2. Bài sắp học: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
 - Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
 - Đối chiếu với nội dung kiến thức ở ghi nhớ SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docT 117,118,119.doc