Giáo án Ngữ văn 7 tiết 14 - Văn bản: Những câu hát châm biếm

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 14 - Văn bản: Những câu hát châm biếm

Tiết 14:

Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

I.Mục tiêu: Giúp HS:

KT: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề châm biếm.

KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích ca dao.

TĐ: Giáo dục HS tinh thần phê phán hủ tục mê tín dị đoan, một số thói hư tật xấu trong xã hội.

II.Chuẩn bị:

GV: bài soạn, tìm thêm tư liệu những câu hát châm biếm

HS: SGK, bài soạn

 

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3573Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 14 - Văn bản: Những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:5/9/2010
Ngaøy daïy: 3/9/2010
Tiết 14: 
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I.Mục tiêu: Giúp HS:
KT: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề châm biếm. 
KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích ca dao.
TĐ: Giáo dục HS tinh thần phê phán hủ tục mê tín dị đoan, một số thói hư tật xấu trong xã hội.
II.Chuẩn bị:
GV: bài soạn, tìm thêm tư liệu những câu hát châm biếm
HS: SGK, bài soạn
III/.Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc diễn cảm 3 bài ca dao về Những câu hát than thân và phân tích một bài mà em thích nhất..
IV .Tiến trình dạy hoc: ... 
Nội dung 
I. Đọc VB, tìm hiểu chú thích.
II.Đọc -hiểu VB:
Bài 1: 
Dùng hình thức nói ngược để châm biếm, giễu cợt nhân vật “chú tôi” - con người lắm tật xấu. Bài ca còn phê phán chế giễu những hạng người nghiện ngập, lười biếng... 
Bài 2:
 Với cách nói phóng đại, nước đôi, bài ca dao nhại lời thầy bói, lật tẩy sự dốt nát, bịp bợm của kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lừa bịp người khác. Đồng thời châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết.
Bài 3: 
Bài ca dao dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người. Bài ca phê phán hủ tục ma chay trong xã hội cũ.
Bài 4:
 Bằng cách nói phóng đại, bài ca vẽ lên bức chân dung biếm hoạ về cậu cai để phê phán thói khoe khoang đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét đối với những người như cậu cai.
III.Tổng kết: 
(Ghi nhớ SGK/ 53)
IV.Luyện tập:
Hoạt động của GV
 Ngoài nội dung than thân, ca dao, dân ca còn có nhiều câu hát châm biếm. ..
HĐ1: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn đọc.
GV Trong các bài ca dao có từ nào em chưa rõ nghĩa?
GV: Châm biếm là gì? 
HĐ2: Tìm hiểu VB.
GV: Bài ca dao này giới thiệu về “chú tôi” như thế nào? 
GV: Hai dòng đầu bài ca có ý nghĩa gì?
GV - Vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho sự giới thiệu nhân vật.
- Nói tới cô yếm đào cũng chính là cách thể hiện sự đối lập với “chú tôi”. ..
GV: Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội? tại sao em có kết luận như vậy?
GV khái quát, ghi bài (1).
Chuyển bài 2 
GV: Bài ca dao này nhại lời của ai nói với ai? 
GV: Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? ( Thầy bói đã phán những gì và phán như thế nào?)
GV: Thầy phán toàn chuyện hệ trọng về số phận mà người xem bói (là nữ) rất quan tâm
- Cách thầy nói là kiểu nói dựa, nước đôi. Thầy nói rõ ràng, khẳng định nhưng nói về những sự hiển nhiên, . Bài ca phóng đại cách nói nước đôi đó để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy.
- Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội ? 
GV khái quát -> ghi bài (2).
- Hãy tìm một số bài ca dao có nội dung tương tự.
Chuyển bài 3 :
- Bài (3) nói về việc gì?
? Mỗi con vật trong bài ca dao này tượng trưng cho hạng người nào trong xã hội xưa? 
? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào?
-> Qua những hình ảnh này, nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc hơn.
GV : Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài ca phê phán, châm biếm điều gì?
GV khái quát -> ghi bài (3).
Chuyển bài 4:
GV: Chân dung cậu cai được miêu tả như thế nào trong bài 4? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này?
GV: Bài 4 miêu tả chân dung cậu cai, tức anh cai lệ . Bài ca vẽ nên bức biếm hoạ rất sinh động, chân thực về chân dung cậu cai
* Nghệ thuật châm biếm.- Nghệ thuật phóng đại , gây cười, tạo nên tiêng cười châm biếm, mua vui... 
GV khái quát -> ghi bài (4).
HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
GV hỏi: Hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của 4 bài ca dao trên?
GV liên hệ, giáo dục HS.
GV tổng kết phần Ca dao – dân ca đã học qua 4 tiết ( về khái niệm, chủ đề, nội dung, nghệ thuật).
Hoạt động của HS
HĐ1:
Luyện đọc, nhận xét.
Đọc lướt chú thích, giải nghĩa từ 
HĐ2:.
Đọc bài 1.
Nêu ý nghĩa
Trao đổi, nêu ý kiên theo sự suy luận ...
Đọc bài 2
Trao đổi , trình bày
 .
Trao đổi ý kiến
Tìm 1 số bài ...
Đọc bài 3.
Trao đổi, trình bày: 
Thảo luận điểm lí thú 
Đọc bài 4. 
Trao đổi
Trình bày nhận xét
Đọc lại 4 bài ca dao.
 HĐ3
Đọc ghi nhớ.
Thực hiện luyện tập.
V/. Hướng dẫn töï hoïc:
1.Bài vừa học:
- Đọc thuộc văn bản.
- Nắm nội dung bài, học ghi nhớ.
- Đọc thêm SGK.
- Sưu tầm một số bài ca dao có cùng chủ đề.
 -Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm mà em thích.
2.Bài sắp học: Đại từ
- Đọc kĩ từng mục, thực hiện yêu cầu tìm hiểu: Đại từ là gì? Các loại đại từ? Đặc điểm ...
- Đọc ghi nhớ, định hướng phần luyện tập.
* Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14a.doc