Giáo án Ngữ văn 7 tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Ngày giảng: Tiết 25 Bánh trôi nước

(Hồ Xuân Hương)

A.Mục đích yêu cầu:

- H/s thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ "Bánh trôi nước". Bước đầu biết khai thác tính đa nghĩa của bài thơ. Thấy được sự vận dụng sáng tạo từ ngữ dân gian của Hồ Xuân Hương.

- Hiểu và cảm thông cho số phận người phụ nữ Việt Nam trong XHPK.

B. Phương tiện thực hiện

- Giáo viên: Giáo án + SGV, bảng phụ.

- Học sinh: Đọc và chuẩn bị ở nhà.

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 3013Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 25 Bánh trôi nước
(Hồ Xuân Hương)
A.Mục đích yêu cầu:
H/s thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ "Bánh trôi nước". Bước đầu biết khai thác tính đa nghĩa của bài thơ. Thấy được sự vận dụng sáng tạo từ ngữ dân gian của Hồ Xuân Hương.
Hiểu và cảm thông cho số phận người phụ nữ Việt Nam trong XHPK.
B. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: Giáo án + SGV, bảng phụ.
- Học sinh: Đọc và chuẩn bị ở nhà.
C. Cách thức tiến hành
Phân tích, quy nạp
D. Tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức: (1 phút) 
2. Kiểm tra: (3 phút)
1) Đọc bài thơ "Buổi chiều". Qua bài thơ con cảm nhận gì về cảnh vật ở miền núi thôn dã và tâm hồn tác giả?
2) Đọc thuộc lòng bài "Bài ca Côn Sơn". Qua bài thơ, con thấy cảnh trí Côn Sơn như thế nào? Con hiểu gì về tâm hỗn và con người Nguyễn Trãi?
3. Bài mới. 
- Hướng dẫn học sinh đọc: giọng vừa ngậm ngùi vừa dứt khoát thoáng ngầm kiêu hãnh tự hào.
 - Đọc mẫu. Gọi học sinh đọc.
HS: Đọc chú thích sao SGK.
- Nêu những nét chính về tác giả?
- Giáo viên giới thiệu thêm: Sống vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là người cùng thời với thi hào Nguyễn Du. Cuộc đời bà gắn liền với nhiều giai thoại, số phận hẩm hiu (từng làm vợ lẽ cho ông phủ Vĩnh Tường và ông Tổng Cóc) --> bà rất cảm thương cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. 
Hồ Xuân Hương để lại khoảng 60 bài thơ (26 bài thơ Nôm, 24 bài thơ Hán)--> mệnh danh là bà chúa thơ nôm với đề tài bình dị (vịnh cảnh, vịnh người, vịnh vật) hoặc nói lên thân phận éo le của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thơ của nữ sĩ đa nghĩa, ngôn ngữ độc đáo ,đặc sắc vừa trào phúng vừa trữ tình, trào phúng thì sắc nhọn, trữ tình thì tê tái xót đau. Cảm hứng về nữ quyền là nội dung làm nên giá trị nhân bản của thơ Hồ Xuân Hương.
Nói về bà chúa thơ Nôm HXH, nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét: HXH là nhà thơ dòng Việt, bà chúa thơ Nôm. Chúa ở đây là một cách nói như “ Hoa hồng là chúa các loài hoa” chứ không phảI ông hoàng bà chúa. Thơ HXH đã làm cho chữ Nôm na không còn đồng nghĩa với “ mách qué” nữa mà đồng nghĩa với thuần túy, trong trẻo, tuyệt vời. Bà chúa thơ Nôm là chúa cả về nội dung lẫn hình thức.
- Em biết gì về bài thơ?
- “Bánh trôi nước” là một bài thơ vịnh vật, mang nghĩa kép giàu tính nhân văn.(Cùng các bài thơ khác: Tranh tố nữ, qủa mít, giếng nước, vịnh cái quạt ...)
- Các chú thích khác: SGK
I. Tìm hiểu chung
1.Đọc.
2. Chú thích
A, Tác giả: 
-HXH( ?-?)
- Con của Hồ Phi Diễn. Quê ở Quỳnh Lưu- Nghệ An. Cuộc đời gặp nhiều trắc trở, gian truân ở đường tình duyên, nhiều lần lấy chồng đều làm lẽ. 
- Nhà thơ của phụ nữ, để lại khoảng 60 bài thơ đường luật.
- Bà chúa thơ Nôm
- Là một trong hai nữ thi sĩ nổi tiếng của văn học trung đại.
B, Tác phẩm
Là một trong những bài thơ hay nhất viết về người phụ nữ.
- Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
- Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể loại nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ này? Nêu cấu trúc của bài thơ?
HS: Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Một bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Hiệp vần: tiếng cuối câu 1- 2- 4 ( tròn, non, son).
Cấu trúc: Khai - thừa- chuyển- hợp.
- Bài thơ viết về đề tài gì?
( Bánh trôI nước)
- Em biết gì về bánh trôI và tục làm bánh trôI ở nước ta?
GV kể về tết Hàn thực.
- Em nhận xét gì về đề tài này?
( Đề tài dân dã, bình dị, gần gũi với cuộc sống)
Theo con bài thơ có mấy tầng nghĩa?
GV: Đề tài bình dị, mộc mạc để gửi gắm trong đó 1 chủ đề sâu sắc. Đây chính là tính chất đa nghĩa thường thấy trong thơ HXH.
3 Kiểu văn bản và PTBĐ
.- Thơ trữ tình ( Biểu cảm)
-Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Bài thơ được hiểu theo mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
(+ Bài thơ có 2 tầng nghĩa:
² Nghĩa thực (1): Miêu tả chiếc bánh trôi nước
² Nghĩa bóng (2): thân phận và phẩm chất (chuyển) của người phụ nữ ngày xưa.)
Đọc bài thơ, hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả về bánh trôI nước?
(nét nghĩa thứ (1) qua các từ ngữ "Trắng"; "tròn""chìm"; "nổi"; "rắn, nát","Ba chìm bảy nổi", son.)
Với những từ ngữ trên đã giúp em hình dung được ntn về chiếc bánh trôi nước?
( Bánh được làm bằng bột nếp, có màu trắng được nặn viên tròn ,nhỏ. Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát( nhão), ít nước quá thì rắn( cứng). Khi đun sôi nước để luộc bánh, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thi còn chìm xuống. Bánh chín được vớt ra, nhân ở bên trong không bị vỡ)
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả bánh trôi nước của tác giả?
- Tả đúng và chính xác hình ảnh bánh trôi về:
+ Màu sắc
+ Hình dáng
+ Cách làm bánh
+ Quá trình luộc
 + Nhân bánh 
đ Hình dung về một loại bánh rất riêng của dân tộc ta. Nếp sống văn hoá truyền thống 
- Việc miêu tả chân thực được chiếc bánh trôi như vậy đã thể hiện tài năng gì của tác giả?
( Thể hiện tài năng quan sát tinh tế của tác giả)
II. Đọc và phân tích văn
1. Hình ảnh bánh trôi nước
- Trắng, tròn
Bảy nổi 3 chìm
Rắn...nát
.............lòng son.
=> Miêu tả chân thực chiếc bánh trôi đúng với những đặc điểm của nó, người đọc hình dung ra được bánh trôi nước nhỏ, tròn, trắng, cách làm bánh, hương vị, đặc trưng.
Chuyển ý: Viết về cái bánh trôi nước chỉ là cái cớ để tác giả HXH gửi gắm vào đó những tầng nghĩa hàm ẩn hết sức sâu sắc và thâm thúy. Đó là tầng nghĩa nào, có nội dung ra sao=> 2.
- Bài thơ mở đầu bằng cụm từ nào? Cụm từ này dùng để chỉ sự vật nào, ở đây nó dùng để chỉ ai? 
- Thân em: Nhân hoá sự vật tĩnh (chiếc bánh) với thân phận người phụ nữ.
Cách nói đó em đã gặp ở đâu?
( Trong những bài ca dao than thân)
- Em hãy đọc những bài ca dao bắt đầu bằng 2 chữ “Thân em”?
- GV: “ Thân em” là cụm từ mở đầu đã trở thành mô típ quen thuộc trong ca dao, đb là những bài ca dao than thân. Rõ ràng ở đây đã có sự đồng điệu, gặp gỡ giữa tâm hồn nhà thơ và các tác giả dân gian. Hơn nữa, việc HXH đưa hơi thở VHDG vào thơ đã khiến cho thơ bà tự nhiên, mềm mại, gần gũi với đời sống; mặt khác khiến cho tiếng thơ của bà trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.
- Cùng với cụm từ “ thân em”, HXH đã gợi tả hình ảnh của người phụ nữ qua những từ ngữ nào?
- Em có nhận xét gì về những từ ngữ ấy?( thuộc từ loại nào?)
- Hai tính từ gợi tả đó được kết nối bằng cặp QHT nào?
- Qua đó em hình dung về vẻ đẹp của người phụ nữ qua những từ ngữ ấy?
- Nói về vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, em nhận thấy lời thơ có giọng điệu ntn?
( Giọng tự tin, đầy niềm tự hào, kiêu hãnh)
GV: Đấy chính là điểm khác biệt, mới lạ, độc đáo giữa thơ HXH với các bài ca dao than thân.
 Những bài ca dao than thân mở đầu bằng mô tuýp quen thuộc“ thân em” thường thấm đẫm nước mắt. Nội dung của bài thường dừng lại ở sự than thân trách phận. XH trái lại, vẫn sử dụng mo tuýp quen thuộc ấy nhưng để tả một cách trực tiếp, chính xác nét khỏe, đẹp của người phụ nũ. Thành thử, mượn hơi ca dao nhưng không phải lời than ủy mị mà chính là 
2. Hình ảnh người phụ nữ.
 "Thân em vừa trắng, vừa tròn"
Sử dụng các tính từ gợi tả
- Cặp QHT hô ứng: Vừa- vừa tạo 2 vế tiểu đối.
=> Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ: trắng trẻo, tròn trịa, hoàn hảo.
một lời khẳng định. Tức là qua ngôn ngữ, cá tính, phong cách HXH dần dần được bộc lộ: một cái tôi vừa tha thiết lại vừa ngạo nghễ, vừa đằm thắm lại vừa kiêu bạc.
- Theo em, với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sồng ntn trong một xã hôi công bằng?
( quyền được nâng niu, trân trọng, được hưởng hạnh phúc, làm đẹp cho đời.)
- Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ khác nào thân phận của cái bánh trôi. Lời thơ nào diễn tả điều đó?
- Tác giả đã sử dụng thành ngữ nào? Thành ngữ đó có được sử dụng nguyên văn như trong dân gian không?
_ Việc bà đảo thành ngữ có dụng ý gì?
“ Bảy nổi ba chìm với nước non”
- Đảo thành ngữ đẻ diễn tả số phận long đong chìm nổi, bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc đời.
GV: Nước non ở đây đâu chỉ là nồi nước luộc bánh mà là cuộc đời, là hình bóng xa xôi của non sông đát nước đang sôi sục, chấn động vì bão táp chiến tranh và những cuộc khởi nghĩa nông dân. í thơ vượt rất xa việc làm bánh để vươn tới tầm xa rộng. Khẩu khí nam nhi hiếm gặp ở nữ giới lại thường thấy ở kì nữ HXH.
- So sánh ý thơ ở câu 1 và câu 2 xem có nối tiếp, phát triển không hay có sự đối lâp?
( ở đây có sự tương phản đối lập giữa vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ. Đó cũng là nét tiêu biểu trong VH trung đại)
Giọng thơ có gì thay đổi?
( Nếu ở 2 câu trước giọng điệu tự tin, tự hào pha chút cao ngạo thì ở câu này, giọng thơ chùng xuống, ngậm ngùi, xót xa)
- Em hiểu câu thơ trên ntn? Người phụ nữ phải chịu nỗi khổ nào?
- Rắn nát - tay kẻ nặn: Bánh tròn, méo hay nát phụ thuộc vào người nặn.
ị Cuộc đời của người phụ nữ sung sướng hay khổ đau đều phụ thuộc vào người chồng, nhà chồng, XHPK. Nghịch lí trong XHPK được tô đậm: cuộc đời, số phận, tương lai của người phụ nữ bị phụ thuộc vào nam giới, vào lễ giáo phong kiến theo quan niệm tam tòng tứ đức. Đó là sự thật, là nỗi đau, là điều phi lí, bất công
 “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
- Nỗi khổ bị phụ thuộc vào người đàn ông của người phụ nữ.
Chuyển ý: Mặc dù bị lệ thuộc như thế nhưng người phụ nữ có dễ bị thay đổi không-> câu 4.
- Em hiểu cụm từ “tấm lòng son”ntn?
“ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
- tấm lòng son: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: Tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình. 
- Cấu trúc 2 câu thơ cuối có các từ ngữ “mặc dầu”, “mà”, “vẫn” có ý nghĩa gì trong việc biểu đạt nội dung?
ị Người phụ nữ dù sống trong hoàn cảnh nào, dù bị vùi dập đến đâu vẫn giữ được phẩm chất trong sạch của mình.Chữ mà là bản lề khép mở 2 thế đối lập: 1 bên là cuộc đới bạc bẽo, 1 bên là phẩm chất tuyệt vời. Vẻ đẹp thể xác bị va đập trong cuộc đời bạc bẽo đã không lạt phai mà còn là nơi neo giữ vẻ đẹp tâm hồn. HC bất bình đẳng trong XH cũ không những không bóp nghẹt được tâm hồn con người, xóa nhòa đi nhân cách con người mà trái lại nó chỉ là yếu tố thử thách “ Ngọc càng mài càng sáng”
- Các từ “mặc dầu”, “mà”, “vẫn” có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định một thái độ kiên trinh bền vững, một bản lĩnh sống đẹp, tin tưởng vào phẩm chất sắt son, thủy chung của người phụ nữ trong cuộc đời ngập tràn sóng gió. 
- Qua tìm hiểu nội dung bài thơ, em thấy hình ảnh ngườ phụ nữ hiện lên ntn?
 HS: Đó là người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh ; dịu dàng, tự tin và có bản lĩnh.
Tg đã bày tỏ những thái độ gì?
+ Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ cả về hình thức lẫn tâm hồn.
+ Cảm thông với số phận phụ thuộc, lênh đênh chìm nổi của họ.
+ Lên án XH cũ đầy bất công, ngang trái.
- Khái quát nghệ thuật cơ bản của bài thơ?
? Khái quát nội dung cơ bản của bài thơ?
H/s đọc ghi nhớ SGK trang 95
III. Tổng kết
- NT:+ Thể thơ TNTT.
+ Đề tài bình dị, dân dã.
+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi( Thành ngữ, hơi hướng ca dao)
- Nội dung. Sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, sắt son... vừa cảm thông sâu sắc.
* Ghi nhớ: SGK trang 95
III. Luyện tập
 4 Củng cố và luyện tập: 
a. Thi tìm nhanh những câu ca dao có từ "Thân em"
b. Thử chi ra mối liên hệ quan cảm xúc của những câu ca dao vừa tìm với bài thơ "Bánh trôi nước"?
* Gợi ý: Sự liên quan đó là mối liên quan gắn bó tiếp nối trong phạm vi nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa đối với phụ nữ: đề cao và trân trọng vẻ đẹp phong cách và cảm thương cho thân phận người phụ nữ xưa.
 5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc lũng bài thơ “bỏnh trụi nước”.
- Học ghi nhớ SGK, nội dung bài ghi.
- Soạn bài: “Sau phỳt chia ly”.
+ Nội dung chớnh của đoạn trớch là gỡ.
+ Nờu cỏc hỡnh thức nghệ thuật được tỏc giả sử dụng trong đoạn trớch.
+ Tỡm hiểu về 2 địa danh Hàm Dương và Tiờu Tương.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 25.doc