Giáo án Ngữ văn 7 tiết 28: Luyện tập cách làm văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 28: Luyện tập cách làm văn biểu cảm

Tiết 28- Tập làm văn. LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

* Kiến thức: Giúp học sinh luyện tập các thao tác làm bài văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý, Lập dàn ý. Viết bài và kiểm tra đánh giá bài làm.

* Kĩ năng: Rèn thói quen tự chủ, năng động, sáng tạo trứoc đối tợng biểu cảm. rèn kĩ năng làm vài.

* Giáo dục: Lòng say mê, có cảm xúc, tình cảm với hiện thực xung quang để sống nhân văn hơn.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 28: Luyện tập cách làm văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28- Tập làm văn. Luyện tập cách làm văn biểu cảm. 
Ngày soạn: 16- 10
Ngày dạy: 21- 10
I. mục tiêu bài học.
* Kiến thức: Giúp học sinh luyện tập các thao tác làm bài văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý, Lập dàn ý. Viết bài và kiểm tra đánh giá bài làm.
* Kĩ năng: Rèn thói quen tự chủ, năng động, sáng tạo trứoc đối tợng biểu cảm. rèn kĩ năng làm vài.
* Giáo dục: Lòng say mê, có cảm xúc, tình cảm với hiện thực xung quang để sống nhân văn hơn.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Nội dung hướng dẫn học sinh luyện tập: đề bài, cách làm, một số baì văn tham khảo.
* Học sinh: Đọc và chuẩn bị theo yêu cầu: Ôn lí thuyết cách làm bài, các bước tiến hành.
III. tiến trình bài dạy:
A. ổN định lớp.
B. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu lại cách làm bài văn biểu cảm? 
Câu 2: Có những cách nào để thể hiện tình cảm trong bài văn biểu cảm?- 2 cách.
C. Bài mới.
Hoạt động dạy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
* Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị lí thuyết của học sinh :
- Nêu đặc điểm văn biểu cảm?
- Các bước làm bài?
- Tìm hiểu đề.
- Lập ý
- Viết ý.
- Dàn ý.
- Viết bài
=> Học sinh trình bày và nhận xét để hàn thiện lí thuyết cách làm bài biể cảm.
* Giá viên nêu vấn đề cho học sinh tìm hiểu lại kiến thức về đoạn văn :
- ? Đoạn văn là gì ?
- ? Có mấy cách trình bày đoạn văn thớng dùng? - 2 cách ( đoạn có câu chủ đề (diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp), không có câu chủ đề (song hành, móc xích,)
Ví dụ1 : Đoạn có câu chủ đề :
Con còn nhớ như in ngày mẹ đưa con đén trường tiểu học. Mẹ chở con trên chiếc xe mi ni màu xanh ngọc. Người đi đường hôm đó rất đông. Họ đi dày đặc thành dòng, tưởng không ai có thể chảy chen vào dó. Âm thanh đường phố thì hỗn độn đủ các loại tiếng động. Con sợ hãi khóc thét lên khi xe của mẹ len vào dòng người ấy. Con giẫy nảy đòi về. Mẹ đã nói với con như với một người lớn: Cứ yên tâm mẹ là người lái xe giỏi còn con của mẹ là vị hành khách có lòng tin.
Ví dụ 2: Đoạn văn không có câu chủ đề.
Mỗi giọt mồ hôi của mẹ rơi giữa những trưa hè là thêm một niềm vui con được nhận. Mỗi bước chân của mẹ rảo nhanh trên con đường nhựa hầm hập là con được thêm môt quãng đường để đén với tương lai tốt đẹp.
= Kết luận chung về đoạn văn.
* Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị đề bài của học sinh :
- Học sinh đọc đề bài. và chọn tên loại cây. (Theo từng cá nhân hoặc nhóm)
- Giáo viên phân loại nhóm cho học sinh cùng làm việc : Học sinh cùng biểu cảm về một loài cây tham gia trong một nhóm và thực hiẹn các bước luyện tập theo hớg dẫn của giáo viên.
- Trình bày bước tìm hiểu đề bài.
- Làm thế nào để tìm ý cho đề bài/ Thông thường cần đặt những câu hỏi như thế nào ?- đặc diểm, tính chất tiêu biểu của đối tượng ? Sự gắn bó với dối tượng ? Những kỉ niệm đáng nhớ với đối tượng ? Đối tượng gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh nào khác ? Suy nghĩ về đối tượng trong tương lai ?
? Em yêu loài cây nào?
? Vì sao em yêu loài cây đó?
* Học sinh trình trình bày phần dàn ý và trao đổi thêm một số nội dung:
- ?Nêu công việc cụ thể của phần mở bài?
? Có thể bỏ ý: “Nêu lý do mà em thích loài cây đó” đợc không?
(Không: Vì nh vậy chưa biểu hiện được cảm xúc khái quát của mình về loài cây ấy.)
? Nêu những nội dung sẽ trình bày trong phần thân bài? 
? Để biểu cảm đợc, em cần sử dụng các phơng tiện biểu cảm nào?
? Khi miêu tả, em cần chú ý điều gì?
? Nên sử dụng từ ngữ n/t/n để miêu tả cho gợi cảm?
? Trong cuộc sống nói chung và với riêng em, loài cây đó có ý nghĩa nh thế nào?
* Học sinh nêu nội dung kết bài và so sánh với văn miêu tả:
? Tình cảm khái quát mà em dành cho cây?
* Học sinh xem lại bài văn đã chuẩn bị và lần lượt trình bày các phần theo yêu cầu :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt viết từng đoạn văn :
+ Viết đoạn mở bài: Có nhiều cách.
- Trực tiếp: Dùng từ ngữ biểu cảm nêu cảm nghĩ về đối tượng.
- Gián tiếp: bằng so sánh đối chiếu; bằng cách cách từ chung- riêng...
- Học sinh trình bày mở bài- học sinh nhận xét và đưa thêm cách mở bài khác
=> Kết luận về cách thức viết mở bài.
- Giáo viên nêu vấn đề : Phần thân bài của bài văn biểu cảm về một đối tượng có thể triển khai thành các đoạn văn :
+ Biểu cảm về về những đặc điểm tiêu biểu của dối tượng.
+ Biểu cảm về một kỉ niệm sâu sắc với đối tượng.
+ Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của đối tượng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng đoạn theo yêu cầu :
+ Nhóm 1 : Viết đoạn văn biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của loài cây.
+ Nhóm 2 : Viết đoạn văn biểu cảm về một kỉ niệm sâu sắc với đối tượng.
- Về hình thức : Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch hoặc qui nạp. Có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự.
- Về nội dung : Các câu văn tập trung làm rõ chủ đề : Ví dụ.
=> Giáo viên khái đoạn lại cách trình bày đoạn văn về hình thức và nội dung.
+ Học sinh viết phần kết bài.
- Hình thức; đoạn văn không có câu chủ đề.
- nội dung: Các câu thể hiện rõ tình cảm của người viết dành cho đối tượng.
I. Ôn lí thuyết cách làm.
1. Đặc điểm văn biểu cảm.
- Thể hiện 1 tư tưởng, tình cảm.
- Hướng tới đối tuợng biểu cảm,
- Cách biểu cảm,
- Bố cục bài.
Lời văn diễn đạt trong sáng, chân thành khơi gợi sự dồng cảm.
2. Các bước làm bài.( 4 bước.)
3. Đoạn văn:
+ Hình thức: Chữ đầu doạn viết hoa, lùi đầu dòng, kết thức bằng dấu chấm câu. Được tạo bởi các câu văn, sắp xếp theo một trình tự nhất định, có sử dụng liên kết. => Liên kết hình thức
+ Nội dung : Trình bày một nội dung tương đối hoàn chỉnh. Các câu văn tập trung làm rõ chủ đề, thông qua các từ ngữ chủ đề =>liên kết nội dung (liên kết chủ đề, liên kết logic.)
II. Luyện tập.
1. Đề bài. Loài cây em yêu. (cây bưởi, cây tre, cây lúa)
2. Các bước làm bài.
- BƯớc 1:
* Tìm hiểu đề:
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (trực tiếp, hay gián tiếp)
- Tín hiệu: từ “yêu”.
- Đối tượng biểu cảm: loài cây nào đó mà em chọn.
* Tìm ý: 
- Loài cây em yêu: cây ăn quả, cây che bóng mát, cây cảnh, 
- Lý do em yêu loài cây đó: vì vẻ đẹp của cây, ích lợi của cây, vì cây gắn với kỷ niệm
 BƯớc 2 : Dàn ý.
A. Mở bài.
- Nêu tên gọi của loài cây mà em đã chọn.
- Lý do em yêu thích loài cây đó.
B. Thân bài
- Các đặc điểm gợi cảm của cây (loài cây trong cuộc sống của em, của mọi ngời.)
-=>Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Chỉ miêu tả những đặc điểm gợi cảm chứ không miêu tả chi tiết.
VD: - Cây cho bóng mát: miêu tả bóng lá, tán lá.
 - Cây cho trái ngọt: miêu tả hoa trái.
C. Kết bài:
- Tình cảm khái quát em dành cho cây:
- Bước 4: Viết bài.
+ Đoạn văn mở bài: 
Ví dụ 1 mở bài bày tỏ tình cảm trực tiếp về cây chuối:
Lại một mùa hạ nắng gắt qua đi, lại một mùa vườn chuối nhà nội cháy rụi. Thấy mà xót, thấy mà thương cho cái thân cây chuối vất vả. Sáu tháng đùm đề đàn con nhỏ, đến khi người ta lấy mất lại trắng tay, lại chết dưới cái nắngkhăc nhiệt của tháng bảy Quảng Trị.
Ví dụ 2 mở bài gián tiếp bày tỏ tình cảm về cây cau. (từ chung đến riêng)
Làng tôi là một làng quê xinh đẹp, xanh tơi nh bao làng quê khác trên đất Việt. ở đó có trăm loàicây mà mỗi loài có một dáng vẻ, một lợi ích riêng. Vì vậy cây nào tôi cũng yêu, cũng quí nhng cây mà tôi quí nhất là cây cau.
= > Đoạn văn mở bài cần đảm bảo các yêu cầu : Nêu được đối tượng biểu cảm; Khái quát tình cảm về đối tượng.
+ Đoạn thân bài.
Ví dụ 1 : Đoạn biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của loài cây Xương rồng - về hình dáng cây.
 Trong trăm ngàn cây xanh lá tốt, hình thù của xương rồng không lẫn vào đâu được. Chậu xương rồng của ông tôi hồi đó là một cây xương rồng con. Thân cây tỏa ba nhánh hình chữ y, cao không qua một gang tay người lớn. Trông xa như ba quả bong bóng nước màu xanh căng hết cỡ; tưởng chỉ cần ai đó thổi thêm vào một luồng hơi, những cái bong bóng ấy sẽ vỡ và tung tóe nước ra xung quanh. Nhưng mẹ thiên nhiên lại ưu ái tặng cho xương rồng vô số những cái gai. Chúng được mọc ra từ những cái bong bóng nước tạo thành một bức tranh trừu tượng thật lạ lùng. Ai đã thấy một lần cây xương rồng ấy thì sẽ nhỡ mãi về hình thù của nó.
Ví dụ 2: Đoạn văn biểu cảm về một kỉ niệm sâu với cây đa.
Cây đa làng đã chứng kiến bao trò trẻ con của chúng tôi, đã lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ của tôi. Tôi yêu nó từ lúc nào chẳng hay. Tôi nhớ, có lần bị bà mắng, tôi đã trèo lên cây đa mà thủ thỉ. Những tán lá đa xòe ra như bàn tay người mẹ ôm lấy tôi, lá xào xạc ru tôi khiến tôi ngủ khì mất. Lần ấy bà đã rất lo lắng, chạy khắp xóm để tìm tôi.
 + Phần kết bài :
Ví dụ : Năm tháng dần qua, cây cau vẫn lớn lên xanh tốt trên mảnh đất Quảng Trị cọc cằn. Cây vẫn thanhc ao, giản dị, trái vẫn mang nặng dòng sữa của đất Mẹ. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhìn chùm cau xanh thẫm trên bàn thờ, tôi lại nhớ những người dân chất phác thật thà quê tôi. Tôi thầm mong mai sau làng tôi vẫn luôn xanh màu của những bóng cau.
D. Củng cố.
- Giáo viên gọi một học sinh đọc cả bài văn và cho học sinh trao đổi một số nội dung: Tính mạch lạc, liên kết văn bản, bố cục văn bản.
- Cho học sinh trao đổi bài văn cho nhau để đọc.
E. Hướng dẫn học bài nhà.
- Tiếp tục bổ sung hoàn thiện bài văn về loài cây em yêu. Có thể viết them loài cây khác nữa.
- Chuẩn bị ôn tập lại lí thuyết và cách làm bài để viết bài số 2.
 *************************
Ví dụ: Cây gạo ven đê, thân cổ thụ lực lưỡng vươn lên trời. Từ lâu, cây đã hết những chùm hoa đỏ rực như lửa, với những hàng só đen ,sáo đỏ cãi nhau ầm ĩ. Bây giờ ngọn cây xanh um lá, xoè ra như cái ô non xanh che cho cái tổ bũ xù của đôi vợ chồng chú chim khách với líu ríu đàn con. Những quả quả gạo mở rộng năm cánh cứng màu nâu sậm lặng lẽ thả hạt giống đi khắp mọi vùng. Hạt gạo treo trên đầu một cái dù rộng trắng muốt tung tăng theo gió thổi mà đi xa mãi, xa mãi.( Nguyễn Văn Chương -Trung thu)
Đề 2: Tả cánh đồng lúa chín vào lúc chiều hè.
Ví dụ: Chiều đang xuống, từ trên triền đê, tôi lắng nghe tiếng xôn xao của cánh đồng. Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽ vào tốc độ chín vàng của lúa. Mới đây thôi đồng lúa còn phơi một màu vàng chanh còn bây giừo đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía dòng sông xa xa. Dường như đồng lúa và mặt trời có sự chạy đua thầm kín nào đấy. Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên. Màu vàng cứ dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, gióng như toàn bộ cánh đồng là một hồ nước mênh mông màu vàng chói. Cánh đồng cứ bập bềnh trôi, bập bềnh trôi về phía mặt trời.
+ Viết phần mở bài: học sinh viết đảm bảo 2 ý:
Ví dụ1: NHư bao đưa trẻ khác, tôi cũng có một gia đình tràn đầy hạnh phúc. Trong mái ấm gia đình đó luôn rộn vang tiếng nói cười hồn nhiên, trong sáng và những lời ru ngọt ngào. Và tôi đã lớn lên trong niềm hạnh phúc. Người mang lại cho tôi nhiều hạnh phúc nhất pahỉ kể đó là mẹ. Tôi yêu mẹ nhất trên đời, mẹ thật tuyệt vời.
+ Viết phần thân bài:
* Diễn đạt một ý nào đó theo những cách:
- Hãy dùng cách đặt câu hỏi để bộc lộ cảm xúc về đối tượng: 
 Ví dụ: Mẹ ơi, không biết mẹ đã phải vất vả như thế nào để để con gái mẹ có được mái tóc mượt mà, làn da trắng hồng và dáng vẻ tươi đẹp thế này hả mẹ?
- Dùng cách so sánh để viết:
Ví dụ: Mỗi giọt mồ hôi của mẹ rơi giữa những trưa hè là thêm một niềm vui con được nhận. Mỗi bước chân cảu mẹ rảo nhanh trên con đường nhựa hầm hập là con được thêm môt quãng đường để đén với tương lai tốt đẹp.
- Dùng câu văn giàu nhịp điệu do sử dụng từ ngữ một cách đăng đối, nhịp nhàng.( chú ý các vế câu, dấu câu)
Ví dụ: Bàn tay mẹ với những ngón tay gầy gầy, xương xương, bàn tay lam lũ, tảo tần nơi đầu chợ, cuối phố để nuôi con.
- Dùng từ láy để miêu tả bộc lộ cảm xúc:
Ví dụ : Có còn nhớ như in những tối mùa đông lạnh lẽo, trong gian nhà nhỏ, con nép mình vào lòng mẹ, đón nhận hơi ấm nồng nàn từ ngưòi mẹ để nghe mẹ ầu ơ ru giấc ngủ cho con. NHững câu hát cứ ấm áp, cứ chảy tràn trề vào hồn con như mật ngọt để con lớn dần lên về tâm hồn.
* Viết từng đoạn văn phần thân bài :
- Đoạn kể về kỉ niệm với mẹ:
Ví dụ: Con còn nhớ như in ngày mẹ đưa con đén trưiừng tiểu học. Mẹ chở con trên chiếc xe mi ni màu xanh ngọc. Người đi đường hôm đó rất đông. Học đi dày dặc thành dòng, tưởng không ai có thể chảy chen vào dó. Âm thanh duờng phố thì hỗn độn đủ các loại tiếng động. Con sợ hãi khóc thét lên khi xe của mẹ len vào dòng người ấy. Con giẫy nảy đòi về. Mẽ đã nói với con như với một người lớn: Cứ yên tâm mẹ là người lái xe giỏi còn con của mẹ là vị hành khách có lòng tin.
- Đoạn bày tỏ mong muốn của mình về mẹ:
Ví dụ: Viết về mẹ, tôi muốn mượn lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm để làm lời kết: Lũ chúng con từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống/Chúng mang dáng giọt mồ hôi mẹ/ Nhỏ xuống đời thầm lặng- mẹ tôi./ Tôi bỗng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn là thứ quả non xanh, để cảm ơn mẹ, cảm ơn một bậc vĩ nhân.
* Viết phần kết bài:
Ví dụ: Gìơ đay mẹ vẫn tiếp tục một đời hi sinh. Ngày ngày, vai mẹ vẫn kĩu kịt gáng hàng rong, cái vạt áo sờn bạc, cái dáng hao gầy, xiêu xiêu vẫn thấp thoáng dưới cái nắng cháy da hay cơn mưa bất chợt. Con cảm ơn mẹ nhiều lần lắm! Mẹ ơi!.
Phần bài tập tạo đoạn.
Bài 1; vận dụng các từ quan hệ từ để liên kết các từ đoạn, cụm từ, vế câu trong đoạn văn viết về cảm nhận của em về đôi bàn tay mẹ.
Ví dụ:Từ lúc mới được sinh ra, tôi đã có thể cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ: Đôi bàn tay luôn nâng niu, lo lắng từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho tôi. Đôi bàn tay dã dìu tôi những bước đi chập chững dầu tiên, nâng đỡ mỗi khi tôi té ngã và nhẹ nhàng chăm sóc những vết thương do tôi nghịch ngợm gây ra.
Suốt những năm tháng tôi đi học, bàn tay mẹ vẫn âm thầm lo lắng cho tôi. bàn tay mẹ kiên nhẫn dạy tôi viết những nét chữ đầu tiên; giặt sạch chiếc áo tôi mặc; đánh bóng đoi giày tôi đi; thắp sáng ngọn đén trên bàn học; dọn dẹp gọn gàng àn ghế, tủ sách cho tôi. Bàn tay mẹ còn chuẩn bị cả chiếc giường tươm tất chăn màn cho tôi ngủ mỗi tối.
Khi tôi trưởng thành, mỗi chặng đường tôi trải qua đều có dấu ấn bàn tay của mẹ. Chính đôi bàn tay ấy đã lau khô những gịot nước mắt khi tôi buồn đau, thất bại; cẩn thận chọn chiếc áo cưới cho ngày vui trọng đị của tôi. Rồi đôi bàn tay ấy đã run lên vì hạnh phúc khi được bế trên tay đưa cháu đầu tiên của mình.
Trên thế gian này, còn điều gì kì diệu và quí giá hơn đôi bàn tay mẹ. Đôi tay chai sần, vất vả nhưng êm ái, dịu dàng và bất cứ lúc nào cũng đầy ắp tình thương yêu dành cho bạn. Dù đi bất cứ nơi đâu, ta cũng khao khát được quay trở về bên bàn tay yêu thương của mẹ.
* Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện một số yêu cầu để rút ra bài học viết văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống.
- Nhan đề bài văn: Đôi bàn tay mẹ.
- Bố cục bài văn: Các ý triển khai theo trình tụe thời gian. Gần với mỗi mốc thời gian trong cuộc đời của mỗi người con là đôi bàn tay mẹ dịu dàng, âu yếm, âm thầm chăm sóc.
-> Bài học về viết văn biểu cảm: Biểu cảm về đối tượng trong đời sống cần phải chân thành, xúc động. Biết lựa chọn được trình tự triển khai ý để làm nổi bật chủ đề.
Bài tập 2: Viết đoạn văn biểu cảm về nụ cười của mẹ.
- Nêu được cách viết doạn: qui nạp/ diễn dịch.
- nội dung chính đoạn: bộc lộcảm xúc về nụ cuời của mẹ.
- Làm rõ được cảm nhận về nụ cười của mẹ:
+ Nụ cười yêu thương, nụ cười vui.
+ Những khi vắng bnụ cười của mẹ....
+ Em yêu nhất nụ cười của mẹ. Đó là nụ cười ấm lòng
=> sắp xêp thành đoạn văn có dùng quan hệ từ hợp lí để lien kết, tạo mạch lạc cho văn bản.
Bài tập 3: Vận dụng quan hệ từ để chữa câu dùng quan hệ từ chưa đúng hoặc thiếu quan hệ từ.
+ Đá mòn dù dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
- > Dùng quan hệ từ không hợp nghĩa: dù thường chỉ nhượng bộ.
-> Thay bằng nhưng( mà), vì hai về câu chỉ sự tương phản, đối lập về nghĩa.
+ Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng như từ lúc mẹ cha sinh ra nó.
- Dùng sai quan hệ từ tuy, tuy hay đi với nhưng chỉ qua hệ nhượng bộ mà các vế câu lại có ý chỉ nhượng bộ tăng tiến. Vì vậy thay bằng quan hệt ừ dù là hợp lí, dù hay đi với thì. Tạo thành cặp từ dù...thì/ vẫn chỉ quan hệ nhượng bộ tăng tiến.
=> Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng như từ lúc mẹ cha sinh ra nó.
+ Em tôi thích học toán và tôi không thích.
- >Dùng quan hệ và không phù hợp, vì từ và thường dùng biểu thị quan hệ liên hợp.
- > Thay bằng quan hệ từ còn( hoặc nhưng, mà). Vì còn biểu thị quan hệ đối lập.
=> Em tôi thích học toán còn tôi không thích.
+ Nhưng với những người bận rộn lại thường là những người thấy mình luôn vui.
- Dùng thừa quan hệ từ với.
- Bỏ từ với.
=> Nhưng những người bận rộn lại thường là những người thấy mình luôn vui.
Bài tập 2: hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo câu văn có nghĩa.
Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại. Ông đã phanh phui những mặt xấu xa(..của) xã hội đương thời.(Đồng thời), trong nhiều bài thơ hiện thực rất nổi tiếng, ông cũng thổ lộ những ước mơ cao cả(mà)ngày nay nhân loại (và) nhân dân trên đất nước ông cũng mới làm cho nó trở thành một phần hiện thực.(Bởi vậy), có người cho rằng Đỗ Phủ(vừa) là nhà thơ(của)thời đại(vừa) là một nhà tiên tri.
Bài 3: Viết bài văn biểu cảm về số phận ngưòi nông dân Việt nam xưa trong các bài ca dao sau:
- Co cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.
- Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng thuê trống, thuê kèn.
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
* Nêu nhận xét chung: Số phận người nông dân xưa trong các bài ca dao trào phúng được miêu tả khá sinh động, tác giả dân gian mượn cách nói ẩn dụ- tượng trưng để diễn tả.
* Nêu cảm nhận về số phận người nông dân xưa trong các bài ca:
- Bài ca 1: thông qua hình ảnh các vật; con cò, cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích, tác gải dân gian đã dựng lên không khí đám ma om sòm, nơi các thành viên trong làng xã ngày xưa “ xâu xé” trên cái chết dáng thương của con cò.
Bài 2; Thông qua hình ảnh con cò, phê phán hủ tục ma chay rườm rà ở làng quê xưa qua các chi tiết về tiền tang ma. Tài sản duy nhất của con cò khi chết đi là “hài hạt gạo và ba đồng tiền” thì đã mất đến hai đồng cho thuê kèn trống; tiền mua mỡ đốt đèn thờ. Cái thú vị cũng là cái chua xót nhất của bài ca dao lại nằm trong hai câu cuói bài: Một đồng mua mớ rau răm/ Đem về thái nhỏ thờ vong cpn cò.. NGười nông dân sống đã cực khổ vì bao nõi khổ , đến khi chết còn khổ hơn, không đựoc yên thân.
* bày tỏ tình cảm của người viết, liên hệ với người nông dân trong xã hội mới.
Bài tập 4: Vận dung các cách lập ý trong văn biểu cảm, viết bài văn cảm nhận về quê hương yêu dấu.
* Mở bài; Giới thiệu quê hương
- Tình cảm dành cho quê hương.
* Thân bài.
- nêu cảm nhận chung về những đặc điểm tiêu biểu của quê hương: nêu nhứng dấu hiệu như luỹ tre, cây đa đầu làng, dòng sông,...
- Những đặc điểm của quê hương tác dộng đến tình cảm, cảm xúc của bản thân:
+ Những ngôi nhà lợp ngói, nhà cao tầng-. Sự đổi thay, cuộc sống ấm no..
+ Nghề nghiệp của người dân quê, gợi sự tần tảo, cần cù, sáng tạo, khát vọng vươn lên làm giầu,..
+ Tình cảm của người dân que: trò chuyện dưới bóng râm cuẩ cây đã làng, bên luỹ tre sau những lúc lao đông; chia bùi sr ngọt, lá lành đùm lá rách,khơi gợi tình người ấm áp, nhân hậu.
- kể một kỉ niệm gắn bó với quê hương: lúc còn nhỏ
- Quê huơng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người, con người không thể thiếu quê hương ( dẫn chứng)
- Bày tỏ mong muốn với quê hương:
+ Quê hương có những thay đổi phù hợp với thời đại mới.
+ Mong muốn góp phân fnhỏ bé vào dựng xây quê hương giầu đẹp.
* Kết bài.
 Khẳng định tình cảm với quê hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7, TIET 28.LUYEN TAP VAN BIEUCAM.doc