Giáo án Ngữ văn 7 tiết 3: Từ ghép

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 3: Từ ghép

 Tiết 3: TỪ GHÉP

I. Mục tiêu : Giúp HS :

KT: - Cấu tạo của hai loại từ ghép: TGCP, TGĐL.

 - Đặc điểm về nghĩa của hai loại từ ghép trên.

KN:

- Nhận diện các loại từ ghép.

- Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ.

- Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể , dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

TĐ: Gd hs lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

 - Rút ra các bài học thiết thực về sự giữ gìn trong sáng trong dùng từ ghép.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5895Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 3: Từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 21.8.2011
 Ngaøy daïy: 24 .8.2011
 Tiết 3: TỪ GHÉP
I. Mục tiêu : Giúp HS :
KT: - Cấu tạo của hai loại từ ghép: TGCP, TGĐL.
 	 - Đặc điểm về nghĩa của hai loại từ ghép trên.
KN: 
Nhận diện các loại từ ghép.
Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ.
Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể , dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
TĐ: Gd hs lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
 - Rút ra các bài học thiết thực về sự giữ gìn trong sáng trong dùng từ ghép.
II. Chuẩn bị:
GV: bài soạn, phấn màu, bảng phụ (BTTN)
HS: SGK, bài soạn
III. Kiểm tra bài cũ: LPHT báo cáo, GV kiểm tra, nhận xét.
IV. Tiến trình dạy học:
Nội dung
I. Các loại từ ghép:
1. Ví dụ: 
a/ - bà ngoại (TGCP)
 C P
 - thơm phức (TGCP)
 C P
(có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính)
b/ - quần áo (TGĐL)
 - trầm bổng (TGĐL)
(có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp)
2. Kết luận: Ghi nhớ (1). SGK/ 14)
II. Nghĩa của từ ghép:
(Ghi nhớ 2. SGK/ 14)
III. Luyện tập:
Bài 1:
TGCP: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
TGĐL: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới.
Bài 2: Tạo từ ghép CP
bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm cỏ, ăn cơm, trắng phau, vui tính, nhát gan.
Bài 3: Tạo từ ghép ĐL:
- núi non, núi rừng
- mặt mũi, mặt mày
- học hành, học hỏi
Hoạt động của GV
GV: Ở lớp 6, đã học định nghĩa về từ ghép. Hãy nhắc lại thế nào là từ ghép?
Trong chương trình NV6, các em đã biết: Xét về mặt cấu tạo, từ vựng TV được chia thành hai lớp từ: từ đơn và từ phức. Trong từ phức có từ ghép và từ láy. Vậy có những loại từ ghép nào? Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép như thế nào?...
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của TGCP, TGĐL.
GV:Trong từ ghép: “bà ngoại, thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
GV: Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong những từ ấy?
GV ghi nhận.
GV: Vậy em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ?
GV kết luận.
Yêu cầu HS tìm thêm 1số từ
GV: Các tiếng trong từ ghép: “quần áo, trầm bổng” trong ví dụ trên có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
GV: Dựa vào tính chất, bình đẳng, ngang hàng nhau về ngữ pháp của các tiếng trong những từ ghép này nên gọi chúng là TGĐL -> Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập?
GV kết luận.
GV: Qua tìm hiểu các ví dụ, em biết có những loại từ ghép nào? 
GV kết luận.(1).
HĐ2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
GV : So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của tiếng bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của tiếng “thơm”, em thấy có gì khác nhau? (Nghĩa nào hẹp hơn, nghĩa nào rộng hơn?)
GV giải thích: Nghĩa của từ “bà ngoại, thơm phức” hẹp hơn so với nghĩa của tiếng chính “bà, thơm”.
GV : Qua tìm hiểu ví dụ, em có nhận xét gì về cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ?
GV kết luận.
GV: So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần, áo”, nghĩa của từ“trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng “trầm, bổng”, em thấy có gì khác nhau? (Nghĩa nào chung hơn, khái quát hơn?)
 GV : Qua tìm hiểu các ví dụ, hãy nêu cơ chế tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập?
GV kết luận (2).
HĐ3: Luyện tập, củng cố.
GV hướng dẫn HS làm BT1, 2,3/ SGK.
GV củng cố, khắc sâu kiến thức về từ ghép (Trong từ ghép chính phụ, một tiếng chính có thể có nhiều tiếng phụ).
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4, 5,6
GV hướng dẫn HS làm bài tập 7 .
BTTN: (bảng phụ)
Hoạt động của HS
Nêu lại ĐN về từ ghép.
HĐ1
Đọc mục 1/ SGK.
Chỉ rõ các tiếng 
Nhận xét trật tự
Trình bày
Tìm thêm VD
- cho ví dụ ( có thể tìm trong VB “ Mẹ tôi”).
 Đọc mục 2/ SGK.
 So sánh, nhận xét.
Trình bày, cho ví dụ ...
Trình bày.
Đọc ghi nhớ.
HĐ2
So sánh, nhận xét.
Trình bày.
So sánh rút ra nhận xét
Rút ra KT
 Đọc ghi nhớ (2) SGK.
 lên bảng làm bài.
HĐ3
BT1,2,3
Hs lên bảng thực hiện 
HS nhận xét, bổ sung
Khắc sâu 2 ghi nhớ SGK.
HS làm bài.
V. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học: Nắm vững:- Cấu tạo TGCP, TGĐL.
 - Cơ chế tạo nghĩa của hai loại từ ghép trên.
 - Hoàn chỉnh các bài tập. Đọc thêm SGK/16.
 - Tìm và phân laoij từ ghép trong văn bản Mẹ tôi.(E. A-mi-xi)
 2. Bài sắp học: Liên kết trong văn bản
 - Tìm hiểu: + Thế nào là tính liên kết của văn bản.
 + Phương tiện liên kết trong văn bản.
 - Xem lại bài lớp 6: VB là gì? VB có những tính chất nào?
*Bổ sung:
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học 2007 – 2008
lớp dạy 7B3, 7B4, 7B6
I/ Đặc điểm tình hình:
1/ Thuận lợi:
*Giáo viên: Được giảng dạy bộ môn mình được đào tạo
 -Được tham gia bồi dưỡng thường xuyên nên kịp thời nắm bắt được những đổi mới trong phương pháp dạy học bộ môn.
 -Được tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên, học tập các chuyên đề thay sách giáo khoa 6,7,8,9 và chuyên đề về phương pháp giảng dạy theo chương trình đổi mới.
 -Học hỏi được nhiều kinh nghiệp từ anh chị em đồng nghiệp
* Học sinh: Có sự chuẩn bị đầy đủ SGK, dụng cụ học tập.
-Phần lớn học sinh coi trọng việc học, có sự ham thích môn văn
2/ Khó khăn:
 *Giáo viên: Tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học còn ít
 *Học sinh: Lực học của HS chưa đồng đều, số HS yếu kém, lười học còn nhiều
3/Chất lượng đầu năm:
Lớp/SS
SL Giỏi %
 SL Khá %
SL T.Bình %
SL Yếu %
SL Kém%
SL TB trở lên %
Ghi chú
7B3
7B4
7B6
II/ Yêu cầu bộ môn ngữ văn:
1/ Kiến thức: Chương trình yêu cầu làm cho học sinh
-Nắm được, tình hình và ngữ nghĩa của một số từ loại, một số phép tu từ, các kiểu câu, các loại dấu câu.
-Nắm được một số tri thức về ngữ cảnh, về ý định, về mục đích, về hiệu qủa giao tiếp; nắm được qui tắc chi phối sử dụng tiếng việt, để giao tiếp trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
-Nắm được những tri thức về các kiểu văn bản thường dùng: VB tự sự, VB miêu tả, VB biểu cảm, VB nghị luận đồng thời nắm được những tri thức thuộc cách lĩnh hội và tạo lập các kiểu văn bản đó.
-Nắm được một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học ưu tú của Việt Nam và nước ngoài tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc.
2.Kỹ năng: Làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản; kỹ năng phân tích, tìm hiểu tác phẩm văn học; bước đầu có năng lực cảm nhận và bình gia văn học. kỹ năng đọc bao gồm: Hiểu, cảm, kỹ năng viết đẹp, đúng chính tả, kỹ năng tạo lập văn bản
3/ Thái độ:Giáo dục và bồi dưỡng những tư tưởng tình cảm cao đẹp:tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước
Nâng cao ý thức giữ gìn trong sáng, giàu và đẹp của Tiếng Việt, tinh thần yêu quí của các thành tựu Văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. 
Xây dựng cho minh một thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hoá. Đặc biệt là có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập, sinh hoạt. Biết khao khát cuộc sống có ích, ham thích học văn, biết giữ

Tài liệu đính kèm:

  • doctie t3a.doc