I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
-Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
- Thông qua tiết luyện tập nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
- GVHD ý thức tránh lạm dụng quan hệ từ để câu văn không rườm rà.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ. - Học sinh: Học bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: (4) - Thế nào là quan hệ từ? ví dụ?
- Sử dụng quan hệ từ như thế nào để đạt hiệu quả cao?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Ơ tiết trước các em đã tìm hiểu và biết được thế nào là quan hệ từ, các loại quan hệ từ. Để củng cố những kĩ năng đã học, hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 tiết luyện tập: Chữa lỗi về quan hệ từ.
Ngày soạn :6/10/2009 Tuần 8 Ngày dạy :7/10/2009 Tiết 32 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ. - Thông qua tiết luyện tập nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ. - GVHD ý thức tránh lạm dụng quan hệ từ để câu văn không rườm rà. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ. - Học sinh: Học bài, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) - Thế nào là quan hệ từ? ví dụ? - Sử dụng quan hệ từ như thế nào để đạt hiệu quả cao? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Ơû tiết trước các em đã tìm hiểu và biết được thế nào là quan hệ từ, các loại quan hệ từ. Để củng cố những kĩ năng đã học, hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 tiết luyện tập: Chữa lỗi về quan hệ từ. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 15’ 20’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS CHỮA LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QHT. GV. Cho HS quan sát 2 VD ở mục I.1 SGK/106 (bảng phụ). H. Hai câu sau đây thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Em hãy chữa lại cho đúng. HS. Đọc yêu cầu I.2 SGK/106 (bảng phụ). H. Quan hệ từ “ và”, “ để” dùng như vậy đã hợp lí chưa? Vì sao? HS. Đọc yêu cầu I.3 SGK/106 (bảng phụ). H. Vì sao các câu sau thiếu CN? Hãy chữa lại cho các câu văn hoàn chỉnh? HS. Vì QHT đã biến CN thành TN, do vậy cần bỏ QHT. HS. Đọc yêu cầu I.4 SGK/106 (bảng phụ). H. Các câu in đậm dưới đây sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng? HS. Không có tác dụng liên kết, nghĩa là bộ phận kèm theo QHT đó không liên kết với 1 bộ phận nào khác. GV. Tổng kết các lỗi thường gặp về QHT. HS. Đọc ghi nhớ SGK/107. HOẠT ĐỘNG 2: HDHS LUYỆN TẬP. HS. Đọc bài tập 1/107. Thêm quan hệ từ vào. HS. Làm vào bảng phụ để lớp nhận xét, đánh giá. HS. Làm bài tập 2/107. H. Thay các QHT dùng sai trong các câu sau (bảng phụ) bằng những QHT thích hợp. HS. Quan sát các câu ở bài tập 3/107.(bảng phụ) Chữa lại các câu văn để các câu đó sẽ trở thành câu đúng. HS. Đọc bài tập 4/108 (bảng phụ). Nhận xét việc dùng QHT đúng hay sai? * Lưu ý: Đọc kĩ mỗi câu để nắm được nội dung thông báo. GV và HS: Theo dõi, nhận xét, kết luận. Cho điểm những học sinh làm bài tập tốt. I. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP: 1. Thiếu quan hệ từ: (Bảng phụ). Sửalại: - Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. - Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội của xưa còn đối với ngày nay thì không đúng. 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. (Bảng phụ) Sửa lại: - Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường rất sớm. 3. Thừa quan hệ từ: (Bảng phụ) - Bỏ quan hệ từ : Qua, về. 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Sửa lại: - Nam không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa. - Nó thích tâm sự với mẹ, nhưng (mà) không thích tâm sự với chị. * GHI NHỚ SGK/107 II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1/107. Thêm quan hệ từ. - Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến đuôi. - Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng. Bài tập 2/107: Thay quan hệ từ. Câu 1: Thay từ “với” à như Câu 2: Thay từ “tuy” à dù/ mặc dù. Câu 3: Thay từ “bằng” à về/ qua. Bài tập 3/107: Chữa lỗi thừa quan hệ từ. Câu 1: Bỏ quan hệ từ “đối với” Câu 2: Bỏ quan hệ từ “với” Câu 3: Bỏ quan hệ từ “qua” Þ Câu đúng. Bài tập 4/108 - Câu dùng QHT đúng: câu a, b, d, h - Câu dùng QHT sai: Câu c: thừa từ “cho” Câu e,g: thừa từ “của” Câu i: Dùng QHT “giá” không thích hợp về nghĩa. 4. CỦNG CỐ: ( 3’) - Trong quan hệ từ khi ta sử dụng thường mắc những lỗi gì? - Bài tập bổ sung: (Bảng phụ) Câu 1: Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ? Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu gì về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ. A. Thiếu quan hệ từ B. Dùng quan hệ từ không dùng chức năng ngữ pháp C. Thừa quan hệ từ D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ ? A. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình. C. Nó thường đến trường bằng xe đạp. D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh. 5 DẶN DÒ: ( 2’) - Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK/107 – 108. - Chuẩn bị bài: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ, PHONG KIỀU DẠ BẠC + Đọc bài thơ phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. + Đọc phần chú thích dịch nghĩa và chú thích (*) SGK/107 – 108 + Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. + Tổ 1 lớp 6A vẽ tranh thác núi Lư.
Tài liệu đính kèm: