Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 44

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 44

Tiết 37

cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

 (Tĩnh dạ tứ)

 (Lí Bạch)

A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu

1. Kiến thức: - Tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.

- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị,.

- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp của 2/2 trong một bài thơ tứ tuyệt, thủ pháp đối cùng tác dụng của nó.

2. Kĩ năng: Phân tích thơ trữ tình.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương.

* Tích hợp: - TV: Khái niệm từ trái nghĩa

 - TLV: Luyện nói về văn biểu cảm, đánh giá.

 - Bảo vệ môi trường.

* Trọng tâm: II. Đọc hiểu văn bản.

 

doc 31 trang Người đăng vultt Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /10/2009
 Ngày day : /10/2009
Tiết 37 
cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
	(Tĩnh dạ tứ)
 	(Lí Bạch)
A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu
1. Kiến thức: - Tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị,...
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp của 2/2 trong một bài thơ tứ tuyệt, thủ pháp đối cùng tác dụng của nó.
2. Kĩ năng: Phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ : Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
* Tích hợp : - TV : Khái niệm từ trái nghĩa
 - TLV : Luyện nói về văn biểu cảm, đánh giá.
 - Bảo vệ môi trường.
* Trọng tâm : II. Đọc hiểu văn bản.
B – Chuẩn bị
- GV : ƯDCNTT
- HS : Đọc và trả lời câu hỏi.
C.Tiến trình tỏ chức các hoạt động dạy học
1 - Kiểm tra bài cũ: - 
- Phân tích để thấy được vẻ đẹp của thác núi Lư...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động ( 3 phút)
KTBC: - Đọc thuộc lòng: Xa ngắm thác núi lư.
 - Cảnh thác được hiện lên như thế nào ?
Bài mới
Hoạt động 2
GV hướng dẫn cách đọc: đọc chậm, buồn, tình cảm.
- Ngắt nhịp 3 bản không giống nhau:
- Phiên âm: câu 2: 2/3
- Dịch nghĩa: 3/3
- Thơ: 3/2.
GV đọc đ HS đọc	đGV nhận xét cách đọc
- H : Cho biết thể thơ của bài ?
-H : Bài thơ giống với thể thơ nào đã được học ?( Phò giá về kinh)
- H : Bài thơ chia làm mấy phần nội dung của từng phần ?	
- H: Bài thơ này thuộc phương thức biểu đạt nào? (Biểu cảm).
Hoạt động 3
- GV:Đọc lại 2 câu đầu: 
- H: Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào?
- H: Vị trí xác định ánh trăng trong câu thơ thứ 1 có gì đặc biệt?
- H: Có gì độc đáo trong cách thể hiện trăng ở những lời thơ này?
- GV: Đó là trạng thái mơ màng không ngủ được hoặc tỉnh dậy mà không ngủ được bởi không phải trăng sáng ngoài sân, cũng không phải trong không gian tự nhiên mà trăng trong phòng ngủ, nơi đầu giường.
- H: Lần 1 trăng được gợi tả như thế nào qua 2 câu đầu? ( ánh sáng trăng khác nào như sương trên mặt đất)
- H: Lời thơ đã gợi ra một vẻ đẹp như thế nào của đêm trăng?
- H: Lần 2 trăng được gợi tả như thế nào?
 (Cả một vầng trăng sáng láng trước mặt con người)
-H: Tại sao chỉ tả trăng mà gợi được cả một đêm thanh tĩnh? 
- Trăng trên mặt đất như sương, trăng sáng láng trên bầu trời, cả bầu trời mặt đất ngập ánh trăng.
- Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm.
- Tả trăng gợi cả một cảnh tượng sáng sủa yên tĩnh của đêm.
- H: Khi ngắm nhìn và miểu tả trăng đẹp, tác giả đãc thể hiện tình cảm nào với thiên nhiên?
- GV: Vậy có phải 2 câu đầu chỉ hoàn toàn tả cảnh, hoàn toàn không có suy tư cảm nghĩ của con người?
.
- HS Đọc hai câu cuối
-GV: Đêm trăng thanh tĩnh ấy đã gợi tình quê của con người.
- H: Vì sao trăng gợi nhà thơ nhớ đến quê?
( Thuở nhở T/G thường lên núi Nga Mi quê nhà để ngắm trăng. Lớn lên đi xa và xa mãi cứ nhìn trăng ông lại nhớ quê.)
- H: Nỗi nhớ quê của nhà thơ bộc lộ rõ trong những lời thơ nào?
( Ngẩng đầuhương)
- H: Em có hình dung gì về nhà thơ qua câu: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng”?
( đêm khuya thanh tĩnh nhà thơ trằn trọc không ngủ nhìn xuống đất thấy ánh trăng như sương, khi ngẩng đầu thấy vầng trăng sáng ngay trước mặt)
- GV: Trước đó nhà thơ thấy ánh trăng như sương, lúc này thấy một vầng trăng sáng loáng. Với T/G đây là ánh trăng của hiện tại hay cònlà ánh trăng ngày xưa ở quê nhà.
- H: Vậy trăng ở đây gợi nỗi lòng nào của T/G?
- H: Cử chỉ cúi đầu mang ý nghĩa hình ảnh hay tâm trạng?
- H:Cử chỉ đó đã diễn tả điều gì?
( Nỗi nhớ quê sâu nặng tha thiết, nỗi tủi hổ của cn người xa quê mãi mãi)
- H: Hình ảnh con người đó đã gợi cho em nghĩ gì về cuộc đời của T/G? T/C quê hương của con người?
- H: Và khi thấy cả vầng trăng rồi, nhà thơ lập tức lại "cúi đầu" tại sao vậy?
(Vì nhớ quê hương.)
- H: Tại sao "nhớ cố hương" lại phải cúi đầu?
.( Đó là những tình cảm lắng sâu, giấu kín trong lòng bất chợ trào dâng xúc động, thiết tha.)
- H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV : Khắc họa được cảnh ngộ hiện tại và những kỉ niệm quá khứ: Trăng sáng là hiện tại, cố hương là quá khứ. Cái hôm nay gợi nhớ gợi tưởng cái hôm qua. Cái hôm qua làm nền cho những gì có ở hôm nay.
* Lưu ý: "Vọng nguyệt hoài hương" là một thành ngữ dùng nhiều trong văn học cổ Trung Quốc. Sáng tạo của nhà thơ là đưa thêm vào 2 cụm từ đối nhau (cử đầu >< đê đầu) để hình dung rõ hơn cái cách "vọng nguyệt hoài hương" ấy.
- H: Dựa vào 4 động từ: Nghi (ngỡ là); cử (ngẩng); đê (cúi); tư (nhớ) hãy chỉ ra sự thống nhất, liền mạch trong suy tư cảm xúc trong bài thơ?
* Tất cả CN đều được ẩn đi. Song người đọc vẫn có thể hình dung: Có một chủ thể duy nhất đ điều đó tạo nên tính thống nhất liền mạch của cảm xúc trong bài thơ (đây là hiện tượng phổ biến trong thơ ca nói chung, đặc biệt phổ biến trong thơ cổ phương Đông và một số thể loại văn học dân gian: nhất là tục ngữ).
- Cách lược bỏ chủ ngữ cho ta hiểu: chủ thể trữ tình cũng có thể là Lí Bạch cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sống và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện những cảm nghĩ tương tự ị Đó là tính chất điển hình của những cảm xúc trong thơ trữ tình, yếu tố tạo nên sức cộng hưởng lớn của thơ.
Hoạt động 4
- H: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.?
HS Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5
GV: Nhận xét 2 câu thơ dịch.
- Thâu tóm được tương đối đầy đủ ý, tính chất của bài thơ.
- Một số điểm khác.
+ Lí Bạch không dùng phép so sánh, "sương" chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ.
+ Bài thơ nguyên tác ẩn chủ.
+ Bản dịch chỉ còn 3 ĐT
.Hoạt động 6: Củng cố và HDVN (2’)
 - Đọc thuộc lòng bài thơ
- Học phần ghi nhớ, 
- Chuẩn bị bài :Hồi Hương ngẫu thư.
I. Đọc – hiểu chú thích (10’)
1. Đọc – giải nghĩa từ
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
2. Bố cục
- 2 phần : - Cảnh đêm thanh tĩnh.
 - Cảm nghĩ của tác giả trong đêm
II - Đọc – hiểu văn bản (25’)
1. Cảnh đêm thanh tĩnh.
- Chi tiết :- ánh trăng sáng
- Vị trí thấy ánh trăng "sáng":
ịĐều là ánh trăng, được nhắc lại 2 lần.
ịCảnh đêm trăng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.
- Yêu quý, thân thiết, gần gũi.
2. Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.
- Nỗi lòng nhớ quê hương.
- Diễ tả tâm trạng suy tư của con người.
- cảm thương cuộc đời phiêu bạt, thiếu quê hương.
- Sự bền chặt mãi mãi cuat tình cảm quê hương trong tâm hồn con người.
- Nghệ thuật : đối
III - Tổng kết – ghi nhớ (5’)
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, điêu luyện.
- Các động từ tạo nên sự thống nhất liền mạch trong cảm xúc.
2. Nội dung
- Tình yêu thiên nhiên
- Tình quê sâu nặng của con người.
IV - Luyện tập
Ngày soạn : /10/2009
 Ngày dạy: /10/2009	
tiết 38
	Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
	(Hồi hương ngẫu thư)
 	 Hạ Tri Chương
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
2. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
* Tích hợp : - TLV: Luyện nói về văn biểu cảm, đánh giá.
 - Tích hợp với môi trường.
* Trọng tâm: Đọc hiểu văn bản.
B . Chuẩn bị 
- GV : Tranh SGK, bảng phụ. 
 - HS : Đọc- trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
KTBC:- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bàithơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
- Cho biết nội dung của 2 câu đầu?
Bài mới.
Hoạt động 2
HS: đọc chú thích * 
- H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hạ Tri Chương?
- H: Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? 
(Bài thơ nghi lại sự việc và tâm trạng của T.giả vào lúc đặt chân về làng sau bao năm làm việc xa quê)
- H: Cho biết thể thơ của bài này?
GV: Nêu yêu cầu đọc: Chú ý ngắt nhịp.
- H: Theo em bài thơ được viết để kể chuyện về làng hay nhân chuyện về làng mà bày tỏ tình quê hương? 
(Nhân chuyện về làng mà bày tỏ tình quê hương)
- H: Cho biết phương thức biểu đạt của VB?
( Biểu cảm thông quatự sự)
- H: Cho biết bố cục của VB? Nội dung của từng phần?
- H: Hiểu như thế nào là "ngẫu thư"?.
GV:- Hiểu "ngẫu thư" là ngẫu nhiên viết chứ không phải là tình cảm được bộc lộ ngẫu nhiên. Không thể căn cứ vào đây để nói tình cảm nhà thơ không đằm thắm.
- Ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà.
- Song không chủ định viết, vậy vì sao lại viết? và thực tình quê của tác giả như thế nào cùng phân tích.
Hoạt động 2
HS: đọc hai câu thơ đầu:
- H: Hai câu thơ này nói về việc gì?
(Sự việc trở về quê hương năm 86 tuổi, sau 50 năm làm việc xa quê cuối cùng trong đời sau bao năm xa cách).
- H: Hai câu đầu T.giả đã nghĩ những gì về cuộc đời mình?
( - Nghĩ về tuổi trẻ của mình trong quá khứ
 - Nghĩ về tuổi già của mình trong hiện tại.
 - Nghĩ về tình quê không thay đổi.)
- H: Trong lời thơ khi đi trẻ, lúc về già, T.giả nhìn nhậncuộc đời mình ở phía sự nghiệp hay phía gia đình quê hương? ( phía gia đình quê hương)
- H: Sự việc trở về quê được kể lại thông qua những hình ảnh nghệ thuật nào?
- H: ở câu 1 phép đối có tác dụng gì?
GV: Chốt: Phép đối đã khái quát được quãng đời xa quê làm quan của tác giả đ nổi bật sự thay đổi về vóc người và tuổi tác, nổi bật thời gian xa cách.
- H: Qua phép đối, người đọc nhận ra có sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác, song có một điều không thay đổi cùng thời gian. Đó là gì?
(Tiếng quê không đổi).
- H: "Tiếng quê không đổi" được đặt trong sự đối lập với "tóc mai đã rụng" nhằm khẳng định điều gì?
- GV: Lấy cái thay đổi khẳng định cho sự không thay đổi, tác giả khéo léo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương (tiếng nói, giọng quê).
- GV: Tuổi già tóc rụng, về quê mà vẫn giữ giọng quê. Đó là chuyện buồn vui từ cuộc đời T/G, nhưng cũng từ đó tình quê hương được bộc lộ.
- H: Đó là tình cảm như thế nào?
- H: Vậy từ đây em thấy phương thức biểu đạt của câu 1 câu 2 là gì? 
 (Câu 1: Biểu cảm qua tự sự.
 Câu 2: Biểu cảm qua miêu tả.)
- H: Giọng điệu hai câu thơ này bình thản, khách quan song vẫn phảng phất nỗi buồn? Vì sao vậy? (Giọng điệu bình thản mà phảng phất buồn.)
HS: đọc 2 câu cuối. 
- H: Khi về quê T.giả đã bắt gặp hình ảnh gì đầu tiên? ( H/ả bọn trẻ)
- H: Khi về làng tác giả đứng trước một tình huống rất đặc biệt. Đó là gì?
- H: Theo em tại sao không phải người già ra đón mà lại là trẻ con?
ị Thay đổi của quê hương nhiều quá. Có lẽ những người cùng lứa tuổi với nhà thơ nay không còn ai, hoặc có còn hẳn cũng không ai nhận ra nhà thơ nữa.
- H: Vì sao T.giả có thể thân thiện ngay với những đứa trẻ không quên biết mình?
(Bọn trẻ là người làng, sự sống của làng, h/ả tương lai của làng)
- H: T ... về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến .( 5điểm) 
Cần làm nổi bật những ý sau:
-Tác giả tạo ra một tình huống đặc biệt khi khách đến chơi(dẫn chứng)
-Tất cả nhằm làm nổi bật dụng ý :Tuy hoàn cảnh vật chất hoàn toàn không có một thứ gì để đãi bạn nhưng tình bạn hồn nhiên đậm đà dân dã thì bất chấp mọi điều kiện.
-Câu kết bật sáng toàn bài thể hiện một tình bạn giản dị cao qúi-mối tình tri kỉ tri âm khước từ mọi lễ nghi khuôn sáo vật chất-Một tình bạn đẹp đáng kính đáng trọng.
Ngày soạn : /10/2009
 Ngày dạy : /10/2009
Tiết 43: Từ đồng âm
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được: Thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
*Tích hợp – Văn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
 - TLV: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
*Trọng tâm: Luyện tập
B. Chuẩn bị 
- GV: Bảng phụ.
 - HS : Đọc và chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
KTBC: - Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp điền vào trống trong câu sau?
 Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non sao.nước, nước mà.non.
 A.Xa – gần B.Nhớ – quên
C .Cao – thấp D .Đi – về
- Đặt câu với cặp từ trái nghĩa: Xấu – Tốt.
Bài mới
Hoạt động 2: 
GV chép VD lên bảng phụ gọi HS đọc, chú ý những từ gạch chân.
- H: Tìm các từ thay thế cho từ “Lồng”? (vọt, phi, nhảy)
- H: vậy từ “Lồng” có nghĩa là gì? ( nhảy dựng lên)
- H: Tìm từ thay thế cho từ Lồng câu 2? 
( chuồng, rọ) 
- H : vậy từ “Lồng” có nghĩa là gì? 
(Đồ vật đan hoặc đóng bằng tre, gỗ, sắt dùng để nhốt con vật.)
- H: Nghĩa của 2 từ "lồng" có liên quan đến nhau không?
( Không liên quan đến nhau.)
GV: Những từ này được gọi là từ đồng âm. - - H: Em hiểu thế nào là từ đồng âm?
HS đọc ghi nhớ SGK(135)
Bài tập nhanh.
- H: Giải nghĩa các cặp từ sau.
Những đôi mắt sáng thức đến sáng.
(Sáng 1: chỉ tính chất của mắt trái nghĩa: đục, mờ
Sáng 2: chỉ thời gian phân biệt trưa, chiều, tối.)
- H: Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của hai từ lồng?
HS: trả lời/GV kết luận
- H: Câu “Đem cá về kho”: Nếu tách khỏi văn cảnh thì câu trên có thể hiểu thành mấy nghĩa?
( 2 nghĩa: - kho: - Nấu
 - Đụn, táng, chứa.)
- H: Hãy thêm vào câu văn một số từ ngữ để câu trở thành đơn nghĩa.
( Đưa cá về mà kho
	Đưa cá về để nhập kho.)
- H: Vậy để tránh hiểu sai nghĩa do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ý điều gì?
HS đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh
- H: Giải thích ý nghĩa của từ “chả” trong ngữ cảnh sau
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
(2 cách hiểu: - Một món ăn, ý nghĩa sự việc: giò chả, nem chả.
 - Phủ định từ : không, chưa, chẳng)
GV: Có một số trường hợp rất rễ nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Bài ca dao:
 Bà già đi chợi cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
(Bước 1: Lợi trái nghĩa với hại ( chỉ tính chất)
Bước 2: nhưng răng chẳng còn.(chỉ sự vật nơi để răng mọc và tồn tại)
Vậy Lợi là từ nhiều nghĩa, 3 từ lợi trong bài là hiện tượng lặp từ, điệp ngữ, không phhải từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa.)
Hoạt động 3
- H:Tìm từ đồng âm với các từ: thu, cao, ba, tranh, sang, nom, sức, nhè, tuốt, môi trong văn bản: "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"
- HS hoạt động nhóm
a) Tìm các nghĩa khác nhau của các danh từ cổ - giải thích mối liên hệ giữa các nghĩa đó.
b) Tìm từ đồng âm với danh từ cổ:
HS: Đặt câu - GV chốt sau khi HS nhận xét.
- H:Đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cho người hàng xóm?
Hoạt động 4:Củng cố và HDVN(2’)
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập còn lại
- ÔN bài để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
II. Bài học (20’)
1. Thế nào là từ đồng âm?
a. VD
- Con ngựa bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
b. Nhận xét
- Âm giống nhau, nghĩa thì khác nhau.
C .Ghi nhớ
- Là những từ phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.
2. Sử dụng từ đồng nghĩa
- Dựa vào văn cảnh.
- Đặt từ đồng âm trong ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đoạn văn, tình huống giao tiếp.
3. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Bước 1: Giải nghĩa bằng từ trái nghĩa.
- Bước 2: Giải nghĩa trong ngữ cảnh.
II. Luyện tập (20’)
Bài tập 1 SGK (136)
Thu1: Mùa thu 	Tranh1: Mảnh tranh
Thu2: Thu tiền	Tranh2: Bức ảnh
Ba1: Số lượng Nhè1: Nhổ ra	
Ba2: gọi cha Nhè2: Khóc
sang1: qua sức1: lực 	sức2: đồ trang sức 
sang2: giàu sức2 : Đồ trang sức
Bài tập 2 (136)
*Danh từ cổ: một bộ phận nối đầu với mình của người, vật.
	cổ: một bộ phận của áo (cổ áo)
	cổ: một bộ phận của chai (cổ chai)
	cổ: chỗ nối bàn chân và cẳng chân (cổ chân).
ị Mối liên quan: Đều là một bộ phận dùng để nối các phần của người, vật...
*Danh từ cổ đồng âm với: cổ xưa, cổ đại
Bài tập 3 (136) 
- Chúng ta cùng bàn xem cần kê bao nhiêu bàn trong hội nghị sắp tới.
- Năm nay em tôi 5 tuổi.
- Con sâu rơi xuống giếng sâu.
Bài tập 4 (136) 
Anh chàng nọ dùng từ ngữ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
-Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh chàng nọ: "Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng 
Ngày soạn : /10/2009
 Ngày dạy: /11/2009
Tiết 44
	 Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
A - Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.
- Nhận rõ các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Luyện tập vận dụng 2 yếu tố đó.
* Tích hợp :- văn : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.Rằm tháng riêng và cảnh khuya.
 - TV : Từ đồng nghĩa.
* Trọng tâm : Luyện tập
B -Chuẩn bị 
- GV : Bảng phụ 
- HS : Đọc các đoạn văn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi đông (3’)
KTBC: - Thế nào là từ đồng âm , khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý điều gì?
- Làm bài tập 3(136)
Bài mới
Hoạt động 2
HS: đọc bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ phủ.
- H: Bài thơ chia làm mấy đoạn? (4)
- H: Mỗi đoạn tác giả đã dùng những phương thức biểu đạt nào?
HS thảo luận, báo cáo kết quảị GV chốt
( Đoạn 1: Miêu tả; Đoạn 2: Tự sự + miêu tả; Đoạn 3:Miêu tả + biểu cảm; Đoạn 4: Biểu cảm.)
GV: Bài thơ là một chỉnh thể việc phân chia ranh giới giữa các pgương thức biểu đạt chỉ có tính chất tương đối.
- H: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ và nêu ý nghĩa của chúng..
Đoạn 1: - Tự sự: 2 câu đầu: Sự việc nhà bị gió thu cuốn 3 lớp tranh.
-Miêu tả: 3 câu sau: Cảnh tranh bay sang sông: mảnh cao... mảnh thấp.ị Có vai trò tạo bối cảnh chung.
Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm:
- Tự sự: Chuyện bọn trẻ cướp tranh.
- Biểu cảm: ấm ức, buồn vì lũ trẻ hư vì sức khỏe, sự già yếu.
Đoạn 3: - Tự sự: Kể chuyện trời mưa, nhà dột, con quấy, không ngủ.
- Miêu tả: Cảnh trời đêm, cảnh mưa rơi, miêu tả ngôi nhà bị dột.
Đoạn 4: - Biểu cảm: Tình cảm cao thượng vị tha.
- H: Thông qua việc kể chuyện và miêu tả nhà tranh bị gió thu phá em biết đối tượng biểu cảm của bài là gì?
(. Đối tượng: Căn nhà tranh.)
- H: Em nhận thấy nội dung biểu cảm là gì?
( Mong ước, biểu lộ tình cảm của mình với kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ.)
- H : Các yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì ?
- H: đọc đoạn trích và chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự và xác định cảm nghĩ của tác giả?
(- Yếu tố miêu tả: Miêu tả bàn chân bố (những ngón chân bố khum khum, gan bàn chân xám xịt, khuyết một miếng, mu bàn chân mốc trắng...)
- Yếu tố tự sự: Kể chuyện bố ngâm chân nước muối hàng đêm,kể chuyện bố đi sớm về khuya...
ị Cảm nghĩ: Bộc lộ cảm nghĩ xót thương.
- H: Giả sử nếu không có yếu tố miêu tả, tự sự thì việc bộc lộ cảm xúc sẽ như thế nào?
(- Việc miêu tả bàn chân bố, kể chuyện bố ngâm chân, đi sớm về khuya làm nền cho cảm xúc thương bố.)
- H: Gợi: Nếu không có yếu tố miêu tả, kể người đọc có hình dung được về đối tượng biểu cảm không?
(Không hình dung được về đối tượng biểu cảm.)
- H: Và người viết phải bộc lộ tình cảm trực tiếp với người bố - như thế có gợi được sự đồng cảm không? Vì sao?
(Bộc lộ trực tiếp sẽ kém phần xúc động và không tạo được sự đồng cảm cũng như cảm xúc thiếu sâu sắc, chân thành vì yếu tố miêu tả và sự giúp hiểu, hình dung cụ thể nên dễ có sự đồng cảm.)
- H: Vậy muốn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với con người và sự vật xung quanh thì chúng ta cần kết hợp sử dụng những phương pháp nào?
(Phương thức tự sự và miêu tả.)
- H: Trong đoạn trích "Tuổi thơ im lặng" tác giả miêu tả, kể chuyện trực tiếp về người bố trong hiện tại rồi từ đó bộc lộ cảm xúc. Theo con đúng hay sai?
(Không phải miêu tả, kể trực tiếp rồi bộc lộ cảm xúc mà tự sự, miêu tả trong niềm hồi tưởng đ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.)
- H: Yếu tố tự sự trong đoạn văn nhằm mục đích kể chuyện cụ thể các sự việc về bố, yếu tố miêu tả nhằm tái hiện hình ảnh bố. Em có đồng ý không?
(Yếu tố tự sự, miêu tả để khơi gợi cảm xúc trong lòng tác giả. Kể và tả như thế là do cảm xúc về người bố chi phối chứ không phải do bản thân tự sự và miêu tả đem lại.)
- H: Vậy theo em, trong văn bản biểu cảm, vai trò của tự sự và miêu tả có giống trong văn kể chuyện và miêu tả không?
(Tự sự miêu tả để khơ gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối)
	đ Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3
- H: Kể lại nội dung bài “bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm?
HS dựa vào bài để kể lại
- GV hướng dẫn HS làm theo trình tự sau.
- Chú ý cần vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả.
- Kể ngôi 3 theo trình tự các khổ thơ.
-H: Đoạn văn kể chuyện gì? Tác giả tập trung miêu tả cảnh gì? Bài viết bộc lộ cảm xúc gì?
Hoạt động 4:Củng cố và HDVN (2’) 
- Học nội dung ghi nhớ
- Về nhà học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
I. Bài học (20’)
1.Xác định phương thức biểu đạt trong bài thơ.
2. Phân tích ý nghĩa của những yếu tố tự sự, miêu tả.
* Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
-Các yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc sâu sắc khát vọng lớn lao cao quý.
3.Xác định các yếu tố tự sự miêu tả trong đoạn văn.
* Đoạn trích "Tuổi thơ im lặng"
- Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết.
4. Ghi nhớ SGK(138)
II. Luyện tập (20’)
Bài tập 1(138)
- Tả cảnh gió thu ra sao?Gió đã gây ra tai hoạ gì?
- Kể lại diễn biến của sự việc nhà tranh của Đỗ Phủ bị tốc mái.
- Kể lại hành động của những đứa trẻ và tâm trạng ấm ức của tác giả.
- Tả cảnh mưa, dột, của ngôi nhà và cảnh sống cực khổ, lạnh lẽo của nhà thơ.
- Kể lại ước mơ của Đỗ Phủ trong đêm mưa rét, nhà nát ấy.
Bài tập 2 (138)
- Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày bé.
- Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ.	
- Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet37- 44.doc