Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 47

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 47

Tiết 37: CảM NGHĩ TRONG ĐÊM THANH TĩNH.

 (Lý Bạch)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Học sinh cảm nhận được nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ và t/c đằm thắm với trăng - một vẻ đẹp của th/nh trong tâm hồn Lí Bạch.

 -Thấy được 1 số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: h/a gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

3. Thái độ:

 - GD HS trân trọng tình cảm con người tình yêu quê hương tha thiết

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- SGK, SGV ,TLTK, giáo án.

C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Đọc diễn cảm,Thảo luận, thuyết trình, luyện tập.

 

doc 21 trang Người đăng vultt Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 37 đến 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
Ngày giảng: 
Tiết 37: C¶M NGHÜ TRONG §£M THANH TÜNH. 
	(Lý Bạch) 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Học sinh cảm nhận được nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ và t/c đằm thắm với trăng - một vẻ đẹp của th/nh trong tâm hồn Lí Bạch.
 -Thấy được 1 số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: h/a gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
3. Thái độ:
 - GD HS trân trọng tình cảm con người tình yêu quê hương tha thiết
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- SGK, SGV ,TLTK, giáo án....
C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Đọc diễn cảm,Thảo luận, thuyết trình, luyện tập. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 1. Tổ chức : 
7A: 7B: 7C:
2. Kiểm tra:
 - Đọc thuộc bài “ Xa ngắm thác núi Lư”. Em cảm nhận được vẻ đẹp của thác núi Lư ntn?
3. Bài mới:
 “ Vọng nguyệt hoài hương ” ( Trông trăng nhớ quê ) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông, cả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngay đối với các nhà thơ đời Đường, ta cũng bắt gặp không ít bài, ít câu cảm động, man mác. 
“ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” của Lý Bạch cũng là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung cảm và đồng cảm sâu xa.
 * HĐ2: Khám phá – kết nối 
? Nhắc lại vài nét về TG ?
? Bài thơ viết về cái gì ?
- Cách đọc: giọng trầm buồn, tình cảm, nhịp 2/3.
- Hs đọc vb.
- Gv kiểm tra việc học từ Hán Việt của hs.
- Gv lưu ý hs: chữ “ tứ ” nghĩa là ý tứ, cảm nghĩ, ko nên nhầm với chữ “tư” nghĩa là riêng, buồn trầm.
? Xác định thể thơ, vần, nhịp? So sánh với bài
 “Phò giá về kinh”?
? PTBĐ của bài thơ ?
? Bài thơ kết hợp 2 yếu tố miêu tả và b/c. Theo em phương thức nào là mục đích, ph/thức nào là phương tiện?
? Có thể chia bố cục bài thơ thành 2 phần tả cảnh, tả tình ko? Vì sao?
(Sự phân chia chỉ là tương đối, trong 2 câu đầu có cả tả cảnh và tả tình)
? Nội dung của hai câu đầu và hai câu cuối là gì?
? Cảnh đêm trăng được gợi tả bằng những h/a tiêu biểu nào? Trong câu thơ nào?
? Ở hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? 
 ( so sánh: ánh trăng sáng ở đầu giường với sương ).
? Cách so sánh ấy giúp em hình dung ra cảnh đêm trăng ntn?
( rất sáng, vì trăng sáng quá, chuyển thành màu trắng giống như sương vậy ).
? Ngoài cảnh trăng rất sáng, hai câu đầu còn gợi cho em hình dung ra điều gì đối với chủ thể trữ tình? Dựa vào đâu em nói như thế?
( + “ sàng ”: nhà thơ đang nằm trên giường.
 + “ nghi ” ( ngỡ, tưởng ): ngủ rồi lại tỉnh và ko sao chợp mắt được ).
- Hs cho biết, nếu thay từ “ sàng ” (giường ) bằng một số từ khác, chẳng hạn: an, trác ( bàn), đình ( sân ), thay từ “ nghi ” ( ngỡ là, tưởng là ) bằng “ như ” giống Tiêu Cương: “ Trăng đêm giống như sương thu ”.... thì ý câu thơ có thay đổi ko? Thay đổi ntn?
( chỉ thấy cảnh, không thấy tình ).
? Vậy hai câu đầu giúp em hình dung ra điều gì?
( cảnh trăng rất sáng, con người thì trằn trọc, ko ngủ được ). 
* Gv: T/g cảm nhận trăng khi thao thức ko ngủ được. Trong đêm trăng tha hương tâm trạng và cách cảm nhận trăng đó xuất hiện tự nhiên, hợp lí.
- Hs đọc diễn cảm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ hai câu cuối.
? Em hãy cho biết thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu cuối là gì? Hãy chỉ rõ nghệ thuật đó? 
- Hs so sánh “vọng”, “khán”.
 ( + “ vọng ”: nhìn từ xa và ngóng trông. 
 + “ khán ”: nhìn, trông ) 
* Gv: Câu thơ cho ta cảm nhận được h/động, ánh mắt của nhà thơ với thái độ, t/c yêu quý, thân thiện, gần gũi với trăng-> T/y th/nh.
? Em thấy tình cảm quê hương ntn trong tâm hồn nhà thơ?
* Gv: “Vọng nguyệt hoài hương” là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Trong thơ Lí Bạch có sự sáng tạo, t/g sử dụng 1 loạt động từ đều tỉnh lược CN nhưng người đọc vẫn thấy 1 chủ thể duy nhất. Điều đó tạo nên sự liền mạch, thống nhất của các câu thơ, của bài thơ.
? Trong bản dịch thơ, người dịch đã giữ nguyên từ “ cố hương ” mà không dịch là “quê cũ”, điều đó có ý nghĩa gì?
( trân trọng cảm xúc của nhà thơ, trân trọng nỗi niềm “tư cố hương” của nhà thơ bởi “ cố hương ” gợi cảm, gợi nhớ, gợi thương, gợi nuối tiếc hơn nhiều. Nó đúng là từ của hoài niệm! ).
? Như vậy, tình cảm của nhà thơ ở hai câu cuối là gì?
*HĐ3: HDHS tổng kết.
? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào?
? Mạch thơ, tứ thơ của bài ntn?
 ( Nhớ quê - không ngủ - thao thức - nhìn trăng - nhìn trăng - lại càng nhớ quê.)
? Từ những điều vừa phân tích, em thấy nội dung chính của bài thơ là gì?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm :
1.Tác giả: ( xem lại tiết trước)
2.Tác phẩm:
- Đây là bài thơ tiêu biểu cho thơ về chủ đề “ Trăng” của LB.
II. Đọc, chú thích 
1. Đọc
2. Chú thích 
 (sgk).
II. Thể thơ, PTBĐ, bố cục.
1. Thể thơ.
 Ngũ ngôn tứ tuyệt.
 ( Nhịp 2/3, vần câu 2,4 )
2. PTBĐ: 
- Biểu cảm + MT
3. Bố cục.
- Hai câu đầu: Cảnh đêm trăng thanh tĩnh. 
- Hai câu cuối: Cảm nghĩ của t/g.
III.Phân tích.
1, Cảnh đêm thanh tĩnh.
- Cảnh đêm trăng thanh tĩnh được gợi tả bằng h/a ánh trăng sáng.(3 câu đầu)
- Phép so sánh: ~ trăng rất sáng ( sáng trắng ).
- Nhân vật trữ tình:
 + “ sàng ” -> Nhà thơ đang nằm trên giường. 
 + “ nghi ” -> nằm mà không ngủ được. 
-> Cảnh đêm trăng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. Trăng rất sáng, con người trằn trọc, không ngủ được.
2. Cảm nghĩ của t/g trong đêm thanh tĩnh.
- Phép đối:
 + Cử đầu - đê đầu.
 + Vọng minh nguyệt - tư cố hương.
-> Thái độ, tình cảm yêu quý gần gũi với trăng-> Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
 -> Nỗi nhớ quê hương thường trực, sâu nặng.
- Cố hương: gợi nhớ, gợi thương, gợi nuối tiếc. 
-> Tình cảm nhớ thương quê hương da diết, sâu nặng.
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
 - Biểu cảm trực tiếp kết hợp với gián tiếp.
 - Giọng điệu trầm lắng, suy tư.
 - Từ ngữ giản dị, cô đọng.
 - Nghệ thuật đối gợi cảm, sáng tạo.
2. Nội dung.
 Bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, t/y quê hương của con người.
 * HĐ: Vận dụng
4. Củng cố :
 - Nội dung, nghệ thuật.
 - Qua 2 bài thơ của Lí Bạch, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn và tài thơ của Lí Bạch?
 ( Yêu th/nh, nhất là t.y sâu nặng với quê hương; Thơ cô đúc, lời ít ý nhiều)
5. HDVN: 
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Viết một bài văn ngắn, nêu cảm nhận của mình về bài thơ.
 - Soạn bài: Hồi hương ngẫu thư.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 38 : NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
 ( Hạ Tri Chương )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: -Học sinh cảm nhận được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm sâu nặng với quê hương của nhà thơ.
 -Bước đầu nhận biết được phép đối trong câu và yếu tố tự sự là cơ sở b/c trong thơ trữ tình.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt.
3. Thái độ: - GD tình yêu quê hương, làng xóm, đất nước
B.GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG.
 - Giao tiếp, trình bày những suy nghĩ về tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
 - Suy nghĩ sáng tạo; phân tích, bình luận về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, tình cảm đằm thắm của nhà thơ.
 - Tự nhận thức, xác định lối sống trân trọng những tình cảm gia đình, tình cảm quê hương.
C.PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 - Học theo nhóm; thảo luận trao đổi và phân tích giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung trong bài thơ.
 - Tự nhận thức; xác định lối sống trân trọng những tình cảm gia đình, tình cảm quê hương.
D. PHƯƠNG TIỆN.
 - Chân dung nhà thơ Hạ tri Chương (sưu tầm)
 - Tranh minh họa về hình ảnh thôn quê.
 - SGK,SGV, Tài liệu tham khảo.
E. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 1. Tổ chức : 7A: 7B: 7C: 
2. Kiểm tra: 
 - Đọc thuộc bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch.
 - Qua bài thơ, em cảm nhận được những t/c sâu sắc nào của t/g?
3. Bài mới:
*HĐ1: Khởi động 
 Xa quê, nhớ quê, vọng nguyệt hoài hương, buồn sầu xa xứ .... là những đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại Phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ trong từng hoàn cảnh riêng lại có những cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Còn gì vui mừng, xốn xang hơn, khi xa quê đã lâu, nay mới được trở về? Thế nhưng có khi lại gặp những chuyện bất ngờ, buồn muốn rơi nước mắt. Lần về thăm quê đầu tiên cũng là lần cuối cùng của lão quan Hạ Tri Chương sau hơn 50 năm xa cách là trường hợp nao lòng như thế. 
* HĐ2: Khám phá – kết nối.
- HS đọc chú thích SGK.
? Cho biết vài nét về TG?
? Nêu vài nét về tp?
- Gv HD cách đọc 
- Cách đọc: giọng chậm, buồn, câu 3 hơi ngạc nhiên; nhịp 4/3, câu 4 nhịp 2/5.
- HS đọc , gv nhận xét.
- Hs dựa vào chú thích (*) trong sgk, 
- Gv kiểm tra việc học, hiểu từ Hán Việt của hs.
- Hs nhận diện thể thơ ở nguyên tác và hai bản dịch.
? Cho biết thể loại của tp? 
? Phương thức b/đạt chính của bài thơ?
- Gv nhấn mạnh:
 Hai bản dịch đều theo thể thơ lục bát dân tộc. Tuy khác nhau về câu, nhịp, vần, luật, cả giọng điệu nhưng các dịch giả đều cố chuyển được cái tâm trạng, cảm xúc vui, buồn, ngỡ ngàng của nhà thơ khi về thăm quê cũ mà trẻ con lại tưởng ông là người khách lạ. 
? T/g đã từ 2 sự việc mà cảm thấy tình quê hương: Từ c/đời của chính mình.
 Từ bọn trẻ trong làng.
 Hãy phân định 2 nội dung đó trong vb?
? Em hiểu ntn về nhan đề bài thơ?
* Gv: Ko chủ định làm thơ nhưng tình tiết chân thực mà phi lí đã thôi thúc làm bật nẩy tứ thơ. Ngẫu nhiên về h/động ko phải về tình cảm.
? Câu đầu viết theo phương thức biểu đạt nào? 
? Tác giả kể về điều gì?
? Câu thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? 
? Đối ở đây là đối ý hay đối lời? ( cả hai ).
? Hãy chỉ rõ phép đối và tác dụng của nó?
? Qua đó câu thơ đã bộc lộ cảm xúc gì của tg?
- Hs đọc phần phiên âm, dịch thơ câu 2.
? Câu thơ này viết theo phương thức biểu đạt nào? ( miêu tả ).
? Khi miêu tả, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? ( đối cả ý và lời ).
? Có gì ở con người nhà thơ thay đổi, có gì ko đổi?
? Thủ pháp đối này có tác dụng ntn?
( gợi âm hưởng buồn buồn ).
? Em hiểu “ giọng quê” ở đây là gì?
 ( + giọng nói quê hương.
 + cái chất quê ).
? Vậy thủ pháp đối còn nhấn mạnh điều gì?
? Như vậy, em thấy miêu tả và tự sự ở 2 câu đầu nhằm mục đích gì? 
 ( Biểu cảm. Đây chính là biểu cảm gián tiếp).
? Có một tình huống khá bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng? Tình huống đó có lí hay ko có lí? Tại sao? 
- Hs trao đổi, thảo luận.
( Khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng quê, một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão, ông lão chưa kịp nói gì, chúng đã nhanh miệng hỏi: “ Khách từ đâu đến làng ?”. Điều này:
Với lũ trẻ: là lẽ tự nhiên vì chúng sinh sau, đẻ muộn, không biết nhà thơ là ai.
Với nhà thơ: là điều lạ vì mình về quê mà lũ trẻ đón mình như khách lạ - khách lạ ngay giữa quê hương mình ).
? Như vậy, qua tình huống được kể tưởng như là khách quan ấy, em thấy được tình cảm gì của nhà thơ? Lý giải tại sao?
* Gv: Chính tình yêu quê hương luôn thường trực, sâu nặng trong lòng nhà thơ nên chỉ cần một nguyên cớ nhỏ đụng chạm ...  ấm ức ” ? 
( Nhà thơ già yếu, chân chậm, mắt kém làm sao đuổi được lũ trẻ, gào thét đòi mãi đến môi khô, miệng cháy cũng chẳng xong, đành lọc cọc chống gậy trở về ngôi nhà toang hoang mà lòng vừa đau xót, vừa ấm ức khôn nguôi. Qua đó, ta thấy được nỗi giận dữ, đắng cay, bất lực theo từng bước chân mệt mỏi, chán nản của Đỗ Phủ 
- Hs đọc lại khổ 3.
? Khổ thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? ( Kể và tả ). 
? Kể và tả để làm gì? ( Biểu cảm ).
? Em hình dung thế nào về h/c và nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ?
? Qua khổ thơ, đb là câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho em hình dung ntn về tâm trạng của nhà thơ?
 ( Ông trằn trọc suốt đêm trong mệt, đói, lo lắng, buồn rầu, thương con, thương mình và cũng chỉ đành cay đắng, ấm ức và .... bất lực ).
- Gv nhấn mạnh: Câu hỏi tu từ vang lên với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Cái khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho trí thức Trung Quốc đời Trung Đường vì chiến tranh, loạn lạc liên miên. Đó cũng là tiếng nói phê phán thực trạng XH đương thời và mong cho XH đổi thay.
? Khổ thơ cuối được viết theo phương thức biểu đạt nào? ( Biểu cảm ).
? Ngôi nhà ước mơ của Đỗ Phủ là ngôi nhà ntn? Mục đích của mơ ước đó là gì?
? Vì sao nhà thơ lại ước mơ cho kẻ sĩ nghèo?
( Họ có đức, có tài mà phải chịu khổ ).
? Ước cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ được sung sướng. Còn nhà thơ ước gì cho mình? Điều đó thể hiện tấm lòng nhà thơ ntn?
- Gv bình: Nhà thơ thương người hơn cả thương mình. Phải là một bậc thánh nhân ( thi thánh ) mới có được tấm lòng như vậy trong hoàn cảnh khốn khổ. 
? Tại sao ước vọng cao đẹp như vậy mà lại được t/g mở đầu bằng từ “Than ôi”?
* HĐ 3: Tổng kết.
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?( Biểu cảm )
? Phương thức ấy được bộc lộ trong sự kết hợp với các phương thức nào? ( Tự sự, miêu tả ).
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, hình ảnh thơ?
? Em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa nào từ bài thơ?
- Hs đọc ghi nhớ (134).
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: ( 712- 770)
- Là nhà thơ nổi tiếng thời Đường
- Là nhà thơ hiện thực mang tinh thần nhân đạo sâu sắc. Ông có tấm lòng vị tha, nhân ái, hướng tới những con người khốn khổ.
- Ông là “Thi thánh”, để lại cho đời sau gần 1500 bài thơ.
2. Tác phẩm: 
- là tp nổi tiếng của TG,.
II. Đọc, chú thích.
1. Đọc .
2. Chú thích:
III. Thể loại, PTBĐ, kiểu VB, bố cục:
1. Thể thơ: Cổ thể.
2. PTBĐ:
- Tsự, miêu tả, biểu cảm.
3. Bố cục.
 + Gồm bốn đoạn:
- Cảnh gió thu thổi bay mái nhà tranh.
- Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
- Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
- Mơ ước của khổ chủ.
 + Gồm 2 đoạn:
- 18 câu đầu: Nỗi nghèo khổ và lời than thở vì nhà tranh bị tốc mái.
- 5 câu cuối: Mơ ước của khổ chủ.
IV. Phân tích:
1. Cảnh gió thu thổi bay mái nhà tranh.
- Ph/thức: Kể, tả.
- Nhà bị gió thu phá tung cả 3 lớp tranh: nhà đơn sơ, không chắc chắn; chủ nhà là người nghèo khó.
-> tuềnh toàng, nghèo khổ
- Mảnh tranh lợp nhà bị gió đánh tốc đi, bay khắp nơi: tan tác, tiêu điều, kinh hoàng.
-> Cảnh tan tác, tiêu điều. 
 Hé lộ tâm trạng tiếc của, kinh ngạc của nhà thơ trước thiên nhiên vô tình.
2. Cảnh trẻ con cướp tranh.
- Ph/thức: Kể, biểu cảm.
- Thể hiện cuộc sống khốn khổ, đáng thương.
-> Lên án cảnh nghèo đói, trẻ em thất học.... 
- Câu thơ cho ta cảm nhận nỗi giận dữ, đắng cay, ấm ức, bất lực của nhà thơ.
3. Cảnh đêm mưa, rét, nhà dột.
- Ph/thức: Kể, tả.
- Khổ vì lạnh, mưa dầm dề, nhà dột lung tung, chăn, mền cũ bở bục bị mấy đứa con nhỏ lạnh đạp rách .... 
-> Sự nghèo khổ ko có cách nào giải thoát.
- Tâm trạng nhà thơ: trằn trọc không ngủ, thương con, thương mình, cay đắng, ấm ức, bất lực đếm trống canh. 
- Nhấn mạnh, làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
4. Mơ ước của nhà thơ.
- Ước mơ có một ngôi nhà rộng, vững chắc, che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.
- Không mơ ước cho mình.
-> Ước mơ giản dị, chân thành, chứa chan lòng vị tha cao cả.
- Thán từ “Than ôi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Đó là ước vọng cao cả nhưng chua xót, bế tắc.
V. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Kết hợp biểu cảm, tự sự, miêu tả. 
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
2. Nội dung.
- Nỗi buồn của kẻ sĩ, người dân trong xã hội Trung Quốc đời Trung Đường.
- Lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
*HĐ4: Vận dụng:
4. Củng cố:
 - Điều cao cả nhất trong t/c nhân đạo của Đỗ Phủ ở đây là gì? (Vị tha)
 - Em học tập được điều gì từ NT b/c trong vb này? (B/c+ tự sự, m/tả )
5. HDVN:
 - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm chắc nội dung, nghệ thật của bài.
 - Bài tập 2 (134). 
 - Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết (Văn)
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 42 : KIỂM TRA VĂN
 A.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
 - Giúp HS tái hiện lại kiến thức đã học băng bài làm.
2. Kĩ năng: 
 - Kiểm tra kĩ năng diễn đạt, nắm bắt kiến thức văn bản đã học.Rèn kĩ năng chép thơ, cảm thụ văn bản.
3. Thái độ:
 - GD, bồi dưỡng hứng thú học tập làm văn cho HS.
B.Gi¸o dôc kü n¨ng sèng.
 - Ra quyết định; dựa vào kiến thức đã được học để làm bài kiểm tra
 - Tự nhận thức được kết quả học tập của bản thân, đánh giá được năng lực học tậpcủa mình
C.PHƯƠNG PHÁP- kü thuËt DẠY HỌC:
 -Thùc hµnh viÕt s¸ng t¹o.
 -§éng n·o; suy nghÜ vÒ néi dung kiÕn thøc ®­îc «n tËp ®Ó lµm bµi.
D. PHƯƠNG TIỆN.
 - Bài kiểm tra in trên khổ A4
 - Đáp án chấm bài
E. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 1. Ổn định tổ chức :7A: 7B: 7C:
 2. Kiểm tra: 
 Sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới:
I,Đề bài
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với các chữ cái A,B,C hoặc D) để trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Dòng nào nói lên ý nghĩa của bài thơ “Sông núi nước Nam” ?
A. Áng thiên cổ hùng văn	B. Khúc ca khải hoàn
C. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Câu 2: Tác giả thể hiện gì trong bài “Phò giá về kinh”
A. Ca ngợi chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Mông Nguyên.
	B. Ca ngợi non sông tươi đẹp và hùng vĩ, ca ngợi công lao các vua Trần.
	C. Thể hiện sự kinh bỉ kẻ thù và niềm vui chiến thắng lớn lao.
	D. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng đất nước vĩnh viễn thái bình,thịnh trị
Câu 3: Thể thơ của bài “Bánh trôi nước” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
	A. Côn Sơn ca.	B. Tụng giá hoàn kinh sư.
	C. Thiên trường vãn vọng.	D. Sau phút chia ly.
Câu 4: Nội dung chính của "Bài ca Côn Sơn" là gì ?
A. Cảnh Côn Sơn thật đẹp nhưng người ở Côn Sơn thì luôn buồn.
	B. Kể ra những cảnh đẹp của Côn Sơn và lý do “ ta” về ở.
	C. Sự giao hoà giữa con người thanh cao với thiên nhiên tươi đẹp.
	D. Cảnh Côn Sơn hoang vu, tiêu điều nhưng người ở Côn Sơn thì đang vui.
Câu 5:Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” ? 
	A. “ Tĩnh dạ tứ” là bài thơ vừa tả cảnh vừa bộc lộ cảm xúc
	B. “ Tĩnh dạ tứ” là một bài thơ bộc lộ cảm xúc
	C. “Tĩnh dạ tứ” là một bài thơ tả cảnh
	D. “ Tĩnh dạ tứ” là bài thơ kể chuyện
Câu 6:Hai câu 3-4 trong bài thơ "Tĩnh dạ tứ" tác giả đã dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
	A. Điệp từ	B. Thủ pháp đối	C. Đảo trật tự từ	D. so sánh
Câu 7: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là?
	A. Nữ hoàng thi ca.	B. Bà chúa thơ Nôm.
	C. Thần thơ thánh chữ.	D. Thi tiên thi thánh.
Câu 8: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? 
	A. Vẻ đẹp tâm hồn.	B. Số phận bất hạnh.
	C. Vẻ đẹp hình thể.	D. Vẻ đẹp hình thể và tâm hồn cùng số phận long đong.
Phần II: Tự luận :
Câu 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của đoạn trích “ Sau phút chia li ” ? 
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ( 13-15 câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Sông núi nước Nam” ?
II.Đáp án:
* Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0.5 đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
C
D
C
C
A
B
B
D
* Tự luận:
1. HS trình bày được đoạn trích “ Sau phút chia li” có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa nổ ra triền miên đã xô đẩy người dân vô tội đến bờ của khổ cực.
2. HS nêu được những cảm nhận của mình về gía trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
* HĐ3: VËn dông
4. Củng cố:
 - GV thu bài.
 - Nhận xét giờ kiểm tra.
5. HDVN: 
 - Ôn tập phần văn học dân gian, trung đại.
 - Làm lại bài vào vở.
 - Soạn bài : " Cảnh khuya".
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 47 : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
 - Giúp hs củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
2. Kĩ năng.
 -Vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành, diễn đạt.
3. Thái độ:
 - Điều chỉnh phương pháp dạy học.
B.Gi¸o dôc kü n¨ng sèng.
 - Ra quyết định; dựa vào kiến thức đã được học để làm bài kiểm tra
 - Tự nhận thức được kết quả học tập của bản thân, đánh giá được năng lực học tậpcủa mình
C.PHƯƠNG PHÁP- kü thuËt DẠY HỌC:
 -Thùc hµnh viÕt s¸ng t¹o.
 -§éng n·o; suy nghÜ vÒ néi dung kiÕn thøc ®­îc «n tËp ®Ó lµm bµi.
D. PHƯƠNG TIỆN.
 - Bài kiểm tra in trên khổ A4
 - Đáp án chấm bài
E. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 1. Ổn định tổ chức : 7A: 7B: 7C:
 2. Kiểm tra: 
 Sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
I. Đề bài
A.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong mỗi câu hỏi sau:
Câu1. Từ ghép chính phụ là:
A. Từ có 2 tiếng có nghĩa.
B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghiĩa cho tiếng chính.
Câu 2. Thế nào là từ đồng nghĩa?
A Là những từ giống nhau.
B. Là những từ có nghĩa gần nhau.
C. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
D. Là những từ cùng mang một nghĩa.
Câu 3. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ " thi nhân"?
A. Nhà văn B. Nhà thơ.
 C. Nhà báo. D. Nghệ sĩ 
Câu4. Cặp từ nào sau đây không phải cặp từ trái nghĩa?
 A. Trẻ- già B. Sáng- tối.
 C. Sang- hèn D. Chạy- nhảy. 
Câu5 : Các từ sau đây, từ nào không phải là từ láy?
A. Xinh xắn C. Đông đủ.
D. Dễ dàng. B. Gần gũi.
Câu6. Từ ghép Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ?
 A. Xã tắc. C. Sơn thủy 
B. Quốc kì.. D. Giang sơn
B. Tự luận:	
Câu 7: Xác định từ láy, từ ghép trong các ví dụ sau:
 a, Trẻ em như búp trên cà
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
 (Hồ Chí Minh)
 b, Áo nâu liền với áo xan
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. 
 (Tố Hữu)
 c, Năm gian nhà cỏ thấp le te,
 Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
 Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
 Làn ao lóng lánh bóng trăng loe... 
 (Nguyễn Khuyến)
Câu8: * Xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong các ví dụ sau:
 a, Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
 b, Dòng sông bên lở bên bồi
 Bên lở thì đục bên bồi thì trong.
 c, Ba em bắt được ba con ba ba.
 Câu 9: Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” có sử dụng quan hệ từ. (Gạch chân các quan hệ từ)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57.doc