Giáo án Ngữ văn 7 tiết 41 đến 44

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 41 đến 44

TUẦN 11

TIẾT 41

Tiếng Việt :

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được khái niệm từ trái nghĩa.

 - Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.

( Lưu ý : HS đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học )

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm từ trái nghĩa.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.

 - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

3. Thái độ:

 - Vận dụng từ trái nghĩa trong văn nói, viết.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 41 đến 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
TIẾT 41 
 Ngày soạn: 05- 10- 2010 
 Ngày dạy: 19 - 10 - 2010 
TỪ TRÁI NGHĨA
Tiếng Việt :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được khái niệm từ trái nghĩa.
 - Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
( Lưu ý : HS đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học )
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ trái nghĩa.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: 
 - Vận dụng từ trái nghĩa trong văn nói, viết.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a17a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong khi nói và viết có những từ có nghĩa trái ngược nhau ( Nóng -lạnh. Già - trẻ.....)vậy những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ loại gì và nó sử dụng như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từ loại này.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa.Tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa
 Gọi hs đọc lại bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong” của Tương Như và bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết “của Trần Trọng San.
? Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa của các từ: 
Hs : Thảo luận trình bày.
 Ngẩng- Cúi (Vd a)
 Trẻ- Già; đi- trở lại(Vd b).
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong :Rau già , cau già , bắp già.
Hs: Phát hiện trả lời.
? Những từ có nghĩa trái ngược nhau gọi là gì? (Từ trái nghĩa)
Gv : Chỉ định 1hs đọc phần ghi nhớ.
? Em hãy tìm thêm một số từ trái nghĩa mà em biết qua các bài văn, thơ, ca dao đã học. Căn cứ vào đâu mà em xác định được nghĩa trái ngược nhau của các từ ấy?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày.
 ? Thử tìm từ trái nghĩa với từ “Đầy”? (Đầy: vơi, cạn)
? Trong hai văn bnả thơ trên tác dụng của cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì?
? Tìm các thành ngữ có sử dụng các cặp từ trái nghĩa?
 ? Tìm từ trái nghĩa và nêu tác dụng của từ trái nghĩa trong đoạn thơ?
Hs:Thiếu >< cường bạo.
? Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa đó.
Hs : Đọc ghi nhớ 2. sgk/128.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
Gọi hs đọc bài 1/129. nêu yêu cầu bài.
? Muốn xác định từ trái nghĩa ta phải dựa trên căn cứ nào? ( Cơ sở chung).
Đọc bài 2. Nêu y/c đề. Hướng giải quyết .
 HS: Đứng tại chỗ làm, 
GV: Nhận xét cho điểm. 
Lưu ý: Từ trái nghĩa được sử dụng nhiều trong thành ngữ, tục ngữ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Học bài, làm bt4.
- Soạn bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Lựa chọn 1 đề trong sgk/130 và lập dàn ý
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là từ trái nghĩa:
a. Ví dụ:
*VD1: Bài Tĩnh dạ tứ.
- Ngẩng>< Cúi.
-> Trái nghĩa về hành động của đầu theo hướng lên xuống.
*VD2: Bài “HHNT”
- Trẻ >< già: Trái nghĩa về tuổi tác.
- Đi >< trở lại: Trái nghĩa về sự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay trở lại nơi xuất phát .
Þ Từ trái nghĩa.
- Già Trẻ (tuổi tác)
 Non (tính chất)
-> Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa nhau.
b. Kết luận.
- Từ trái nghĩ là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau. Một từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Sử dụng từ trái nghĩa:
a.Xét ví dụ:
* VD1: Tác dụng của cặp ừ trái nghĩa ở hai văn bản trên tạo ra cặp tiểu đối.
* VD2: Tìm các thành ngữ ử dụng ừ trái nghĩa :
 Ba chìm bảy nổi , đầu xuôi đuôi lọt
 * VD3: Đoạn thơ:
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí.
Sống chẳng cúi đầu chết ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng.
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
b. Kết luận:
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối , tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động.
II. LUYỆN TẬP.
Bài 1/129.
- Lành >< tối.
Bài 2/129.
- Tươi: Cá tươi - ươn.
- Hoa tươi- héo.
- Yếu: Ăn yếu- ăn khoẻ.
- Học lực yếu-học lực tốt, giỏi
Bài 3/129.
Điền các từ trái nghĩa thích hợp.( mềm, lại, xa, mở, ngửa, phạt, trọng, đực, cao, ráo.)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************
TUẦN 11 
TIẾT 42 
 Ngày soạn: 05- 10- 2010 
 Ngày dạy: 19 - 10 - 2010 
Tập làm vănLUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM 
 VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
 :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Rèn luyện kĩ năng nghe, nó theo chủ đề biểu cảm.
 - Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Cách biểu cảm tực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
 - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
 - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
 - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bàng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ: 
 - Mạnh dạn khi nói, tác phong nhanh nhẹn.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a17a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - “Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Ngoài việc rèn luyện cho học sinh năng lực viết, các em cần rèn luyện năng lực nói để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện nói theo chủ đề biểu cảm.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đề.
GV: Ghi đề bài lên bảng.
Hs: Phân tích đề và nêu dàn ý như đã chuẩn bị ở nhà.
Hs: Lựa chọn một trong các đề ở sgk/130.
GV :Gọi hs nhận xét, GV bổ sung, nhận xét.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện nói.
GV: Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm (10’).
 - Nhóm 1&3&6 đề 1 ;Nhóm 2&4&5 đề 2
 - Cử đại diện trình bày (1 5’).
Hs: Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
GV: Theo dõi, đánh giá, tổng kết, lưu ý các em văn nói khác văn viết -> cho điểm.
GV: Hướng dẫn các em lời thưa gửi như:
Thưa cô(thầy), thưa các bạn, em xin trình bày bài nói của mình. Sau đó mới bắt đầu nói. Hết bài nói cần có thêm: “Em xin cảm ơn cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe”.
GV: Tổng kết giờ học(3’).
Chú ý các em văn nói khác văn viết ở chỗ câu văn không dài, nội dung không quá nhiều chi tiết. Có thể dùng ngôn ngữ chêm xen, đưa đẩy, hành động cử chỉ, điệu bộ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc bài thơ Hồi hương ngẫu thư và nắm được nội dung của bài
- Chuẩn bị bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
* Đề bài:
1. Cảm nghĩ về thầy cô, người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
2. Niềm vui tuổi thơ.
II. LUYỆN NÓI:
Đề 1. Nhóm 1,3,6 thuyết trình.
Đề 2. Nhóm 2,4,5.
- Dàn bài tham khảo: đề1
a.Mở bài: 
 - Giới thiệu về thầy cô giáo, những người lái đò -> cảm nghĩ em.
b.Thân bài:
 - Em đã có những tình cảm, những kỷ niệm gì đối với thầy cô.
- Vì sao mà em yêu mến? (ngoại hình, lời nói, hành động-> tính cách, phẩm chất-> yêu mến, kính trọng, biết ơn.
Có thể kể + tả cụ thể:
- Hình ảnh thầy cô giữa đàn em nhỏ.
- Giọng nói ấm áp
- Tâm trạng: vui, buồn
-> Do đó hình ảnh thầy cô để lại tình cảm ntn 
-> em. Em cảm nhận được điều gì từ thầy cô về kiến thức, cuộc sống
c.Kết bài:
- Tình cảm chung về thầy cô giáo.
- Cảm xúc cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************
TUẦN 11 
TIẾT 43 
 Ngày soạn: 09- 10- 2010 
 Ngày dạy: 22 - 10 - 2010 
KIỂM TRA VĂN
Văn bản :
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 a. Kiến thức: 
 - Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh.
 - Khả năng vận dụng lý thuyết văn biểu cảm vào phần tự 
b. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng viết của học sinh.
c. Thái độ: 
 - Nghiêm túc làm bài.
2. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 - Giáo viên: ra đề kiểm tra.
 - Học sinh :Chuẩn bị bài trước ở nhà
 - Tích hợp các văn bản đã học . với tập làm văn ở văn biểu cảm.
3 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a Ổn định : Lớp 7a17a2............................
b Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
c. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học từ đầu học kì I tới giờ.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
 - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài 
 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. 
 - Giáo viên thu bài
 - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
* Phần trắc nghiệm : (3đ ) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
- Câu 1: Văn bản “ Cổng Trường Mở Ra “ của tác giả nào?
a. Lí Lan b. Khánh Hoài c. Trần Nhân Tông d. Trần Quang Khải.
- Câu 2: Nội dung chính của văn bản” Cuộc chia tay của những con búp bê” là:
a. Anh em Thành và Thuỷ chia đồ chơi để khỏi tranh nhau.
b. Tổ ấm gia đình rất quan trọng, mọi ngưòi hãy bảo vệ, giữ gìn, đừng nên vì một lí do nào đó mà chia rẽ tình cảm anh em ruột thịt vì trẻ thơ có tâm hồn trong sáng,hoàn toàn vô tội.
c. Không nghe lời mẹ nên Thuỷ bị mẹ gửi xuống nhà bà ngoại nuôi.
d. Bố đi làm xa mang Thành đi cùng nên hai anh em chia đồ chơi.
- Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với tác phẩm trữ tình.
a. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.
b. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ bày tỏ trực tiếp tình cảm cảm xúc.
c. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
d. Tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và miêu tả.
- Câu 4: “ Công cha như núi ngất trời ,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.” Là câu :
a. Nhưng câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người.
b. Những câu hát than thân
c. Nhưngc câu hát châm biếm.
d. Ca dao – dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Câu 5: Nghệ thuật nổi bật trong bài thơ “ Sông Núi Nước Nam” là gì ?
a. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.
b. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.
c. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc , hoà trộn giữa lí tưởng và cảm xúc.
d. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
- Câu 6: Bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” Viết theo thể thơ nào?
a. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật . b. Thất ngôn bát cú Đường luật 
c. Lục bát d. Song thất lục bát.
 * Phần tự luận : ( 7đ)
 - Câu 1:( 3đ) Chép thuộc bài thơ “ Bánh trôi nước” nêu nội dung chính của bài.
- Câu 2: ( 4đ) Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng , nêu nhận xet của em về sự khác nhâu của cụm từ “ ta với ta”trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi chơi nhà ( Nguyễn Khuyến).
5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: 
* Phần Trắc Nghiệm: ( 3đ) Mỗi câu trả lời đúng được ( 0,5đ )
- Câu 1: a (0.5đ) Câu 2: b (0.5đ) Câu 3: b (0.5đ) 
- Câu 4 : d (0.5đ) Câu 5: c (0.5đ) Câu 6: c (0.5đ)
* Phần Tự Luận: ( 7đ)
- Câu 1:( 3đ) 
+ HS Chép được nguyên văn bài thơ Bánh Trôi Nước, chép rõ ràng, đúng chính tả ( 1.5đ) 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
+ Nêu nội dung chính của bài : Với ngôn nhữ bình dị, bài thơ Bánh Trôi Nước cho thấy Hồ Xuân Hươngvừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, sắc son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thông sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.( 1.5đ)
- Câu 2: ( 4đ)
* Hình Thức : Học sinh viết được bố cục của đoạn văn biểu cảm, viết rõ ràng , sạch sẽ, đúng chính tả ( 1 đ)
* Nội dung: Nhận xét được sự khac nhau giữa hai cụm từ Ta với ta trong hai bài thơ.
- Trong bài thơ Qua Đèo Ngang
+ Chỉ tác giả với nỗi niềm của mình. ( 0.75đ)
+ Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la. ( 0.75đ)
- Trong Bạn Đến Chơi Nhà
+ Chỉ tác giả với người bạn. ( 0.75đ) 
+ Sự chan hoà chia sẻ ấm áp của tình bạn bè thắm thiết. ( 0.75đ)
6. MA TRẬN ĐỀ: 
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận Biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Câu
Điểm
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài1 Cổng Trường Mở Ra 
C 1(0.5đ)
1
(0.5đ)
Bài 2 Cuộc Chia Tay Của Con Búp Bê
C2(0.5đ)
1
(0.5đ)
Bài 3Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình
C4(0.5đ)
C3(0.5đ)
2
(1đ)
Bài 5 Sông Núi Nước Nam
C5(0.5đ)
1
(0.5đ)
Bài 6 Côn Sơn Ca
C6(0.5đ)
1
(0.5đ)
Bài 7 Bánh Trôi Nước
C1( 3đ)
1
( 3đ)
Bài 8 
- Qua Đèo Ngang, 
- Bạn Đến Chơi Nhà
C2(4đ)
1
(4đ)
Tổng số câu
Tổng điểm
2
4
1
1
8
1đ
2đ
3đ
4đ
10
7. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 - Về nhà soạn bài: Từ đồng âm.
 - Học bài và làm bài tập từ trái nghĩa,chuẩn bị bảng phụ
8. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************
TUẦN 11 
TIẾT 44 
 Ngày soạn: 09- 10- 2010 
 Ngày dạy: 22 - 10 - 2010 
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiếng Việt :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được khái niệm từ đồng âm.
 - Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
( Lưu ý : HS đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học )
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ đồng âm.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
 - Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm
3. Thái độ: 
 - Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a17a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là từ trái nghĩa ?cách sử dụng từ trái nghĩa ? cho ví dụ cụ thể?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong khi nói và viết có những tuy phát âm giống nhaunhưng có nghĩa khac nhau ( con ruồi đậu, mâm xôi đậu )vậy những từ có nghĩa khác nhau là từ loại gì và nó sử dụng như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từ loại này.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm từ đồng âm, cách sử dụng từ đồng âm
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ (bảng phụ).
a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
b. Mua được con chim, tôi nhốt vào lồng.
c. Tôi luồn ruột bông vào vỏ chăn.
? Nghĩa của ba từ “Lồng” ở 3 câu thơ trên có giống nhau không? Em hãy giải thích nghĩa của 3 từ “lồng” trên?
Hs tự bộc lộ, GV nhận xét, ghi bảng.
? Em có nhận xét gì về cách phát âm và nghĩa của các từ nêu trên?
? Gọi các từ trên là gì?
HS : Thảo luận trình bày.
? Thế nào là từ đồng âm?
Hs: Dựa vào ghi nhớ1/135.trả lời.
GV đưa vd: Tìm hiểu nghĩa từ “Chạy”.
- Chạy cự ly 100m.
- Đồng hồ chạy.
- Chạy ăn, chạy tiền.
? Từ “chạy” có phải là từ đồng âm không?
(Không -> đây là từ nhiều nghĩa vì giữa chúng có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định)
? Nhờ đâu mà em xác định được nghĩa của các từ “Lồng” ở vd trên?(Dựa vào ngữ cảnh)
? Quan sát vd bên. Theo em từ “kho” trong vd trên có thể hiểu theo nghĩa nào?
? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
Hs bộc lộ.
GV nhận xét, ghi bảng.
? Như vậy khi sử dụng từ đồng âm, em cần ghi nhớ gì?
Hs: Đọc ghi nhớ: sgk/136.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập
- Đọc bài tập 1. Nêu yêu cầu đề.
Hs : Trình bày, GV nhận xét, bổ sung.
- Đọc bài 2/136. Nêu yêu cầu đề, hướng giải quyết.
GV lưu ý: Ở yêu cầu (a) -> Từ nhiều nghĩa.
ở yêu cầu (b)->Từ đồng âm.
*Vd: a. Cổ chai, cổ tay, cổ ->bộ phận nối liền
b.Cổ xưa, cổ vũ.
-> Xưa cũ, động viên khích lệ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
 - Về nhà soạn bài: Các yếu tố .....
 - Học bài và làm bài tập từ trái nghĩa,chuẩn bị bảng phụ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là từ đồng âm:
a. Xét Vd: sgk/135
 a. Lồng: con ngựa chồm lên.
b. Lồng: đồ vật đan bằng tre.
c. Lồng: đưa cái này vào cái kia.
-> Phát âm giống nhau, nhưng nghĩa khác xa nhau.
-> Từ đồng âm.
b. Kết luận:
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
*Chú ý: Phân biệt từ nhìều nghĩa với từ đồng âm.
2. Cách sử dụng:
a. Xét vd: sgk/135.
* Vd1: Dựa vào ngữ cảnh câu văn cụ thể để phân biệt nghĩa của từ lồng
* Vd2: Đem cá về kho:
- Hành động nấu chín
- Nơi chứa đựng
-> Nghĩa nước đôi.
- Đem cá về nhập kho.
- Đem cá về mà kho.
-> Ngữ cảnh đầy đủ, nghĩa rõ ràng.
b. Kết luận : Ghi nhớ 2 sgk/136.
- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi.
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1/136: Tìm từ đồng âm.
- Cao: Nhà cao, thuốc cao.
- Ba: Số ba, ba má.
- Tranh: Tranh giành, bức tranh
- Sang : Sang thu, giàu sang
- Nam: Nước nam, bạn Nam
2. Bài 2/136:
 a. Tìm các nghĩa khác nhau của DT “cổ” và giải thích mối liên quan.
- Bộ phận trong cơ thể nố đầu với thân.
- Bộ phận của ao, phần chung quanh cổ.
- Bộ phận của đồ vật dài hinh thon giống cái cổ.
- Cổ chân, cổ tay.
b. Tìm từ đồng âm với DT “cổ”.
- Bạn Lan rất thích nghe hát ca cổ( xưa, cũ..)
3. Bài 3/136: Đặt câu với mỗi từ đồng âm
- Mọi ngời ngôi vào bàn để bàn bạc công việc ngày mai.
- Con sâu nằm sâu trong kén.
- Năm nay em gái tôi lên năm tuổi.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
******************************************************
KIỂM TRA 15 PHÚT
TIẾNG VIỆT
*Đề bài:
Câu 1.Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy vd minh hoạ?(5 đ)
Câu 2:Thế nào là từ đồng âm , lấy vd minh hoạ?
*Đáp án:
Câu 1:Học sinh nêu đúng định nghĩa về từ trái nghĩa.
Lấy được vd về từ trài nghĩa.
Câu 2: Học sinh nêu đúng định nghĩa về từ đồng âm .
Lấy được vd về từ đồng âm
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
Lớp
Số
HS
0
1-2
3-4
Dưới TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7a1
7a2

Tài liệu đính kèm:

  • docThao Giao An Van 7 Tuan 11.doc