Bài 12: Tiết 45: Văn bản: - CẢNH KHUYA
- RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
(Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
KT:- Sơ giản vè tác giả về Hồ Chí Minh.
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.
- Cảm nhận chiến sĩ- nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung , bình tĩnh , lạc quan.
- Nắm được thể thơ và những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai bài thơ trữ tình hiện đại.
KN: Luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng.
TĐ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, bản lĩnh cách mạng, yêu nước, tinh thần lạc quan và đặc biệt lòng kính yêu Bác Hồ.
Ngày soạn: 28 . 10 .2010 Ngày dạy: 1.11.2010 Bài 12: Tiết 45: Văn bản: - CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu) (Hồ Chí Minh) I. Mục tiêu: Giúp HS: KT:- Sơ giản vè tác giả về Hồ Chí Minh. - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ. - Cảm nhận chiến sĩ- nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung , bình tĩnh , lạc quan. - Nắm được thể thơ và những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai bài thơ trữ tình hiện đại. KN: Luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. TĐ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, bản lĩnh cách mạng, yêu nước, tinh thần lạc quan và đặc biệt lòng kính yêu Bác Hồ. II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, tìm thêm tư liệu tranh ảnh về Bác ở chiên khu Việt Bắc HS: SGK, bài soạn III. Kiểm tra bài cũ: Nêu tên các bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đọc thuộc và diễn cảm 1 bài trong số đó. IV. Tiến trình dạy học: Nội dung I.Đọc - Tìm hiểu chung: *Tác giả, tác phẩm SGK/141,142) *Thể thơ: -Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bản dịch thơ bài Rằm tháng giêng được dịch theo thể thơ lục bát II. Đọc - hiểu văn bản: 1.Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc: Bằng phép so sánh và điệp từ, hai bài thơ là hai bức hoạ về cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc thật đẹp, thật sống động, thật hài hoà và ấm áp. 2.Tình cảm của Bác: Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. III.Tổng kết: (Ghi nhớ SGK/143) IV.Luyện tập: (SGK) Hoạt động của GV GV: Bác Hồ là nhà thơ rất yêu thiên nhiên. Đọc thơ Người ta thường bắt gặp những hình ảnh: mây, núi, trăng, hoa...Nhưng trong thơ về thiên nhiên của Bác, ngoài tình yêu thiên nhiên thắm thiết còn đậm đà một tình yêu nước sắt son. Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”... HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung về hai bài thơ. - Hãy nêu những hiểu biết của em về Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ trên? - Hướng dẫn đọc - Hai bài thơ này được viết theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường đã học, chỉ ra các đặc điểm về số tiếng, số câu, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ trên. HĐ2: Đọc , hiểu văn bản - Hai bài thơ tả cảnh gì? ở đâu? -Đọc lại 2 câu đầu của bài Cảnh khuya ? Câu1 tác giả sử dụng biện pháp gì để tả cảnh? Tác dụng của biện pháp NT đó là gì? Thử hình dung trong tưởng tượng của em h/a mà câu thơ trên đã gợi lên. *Lồng ở đây nghĩa là gì?( đan dệt vào nhau) Tác dụng của động từ lồng. - Qua tìm hiểu, hãy nêu cảm nhận của em về hai câu thơ đầu? (Chỉ với 1 âm thanh của tiếng suối mà câu thơ của Bác đã gợi ra được cảnh rừng khuya yên tĩnh nhưng không hoang vắng mà vẫn ấm tiếng người) * Đọc, tìm hiểu 2 câu đầu của bài RTG -Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4 Hãy nhận xét về h/a không gian, về cách mtả không gian trong bài RTG. - Câu thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào? -* Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của cảnh trăng trong mỗi bài? -> Giảng bình, chốt ghi bài(1) Chuyển ý (2) HĐ3: Tìm hiểu 2 câu cuối của 2 bài thơ -Nêu vđề: Đêm trăng trong rừng khuya thật đẹp, nên Bác không ngủ hay vì một lí do nào khác? -Câu 3 có gì đặc biệt? Nó giữ vai trò gì trong bài thơ? Điệp từ chưa ngủ có ý nghĩa gì? Vì sao Bác chưa ngủ? Qua sự chưa ngủ ta hiểu thêm điều gì ở tâm hồn Bác? ( Hai câu 3,4 trong bài thơ tứ tuyệt được thi pháp gọi là 2 câu chuyển, hợp. Từ chưa ngủ nằm ở cuối câu chuyển được đưa lên vị trí đầu câu hợp, cảnh được khép lại, tình được mở ra. Nghệ thuật liên hoàn hay gọi là ô thước kiều làm cho thơ liền mạch, ý thơ phát triển, mở rộng(chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà).Niềm say mê cảnh và nỗi nước nhà là sự gặp gỡ, thống nhất giữa một tâm hồn thi sĩ với người chiến sĩ quyện hoà làm một.) * Hai câu thơ cuối bài RTG - Câu 3 bài RTG cho người đọc biết thêm điều gì? Gợi lên không khí gì? ( Không chỉ vẽ lên không khí huyền ảo của đêm trăng trên sông nướcmà còn hé ra cho người đọc nhận ra không khí hội họp luận bàn việc nước việc quân rất khẩn trương của trung ương Đảng) -Câu 4 gợi cho em nhớ đến câu thơ Đường nào, trong bài nào, của ai? - Qua tìm hiểu, nêu cảm nhận của em về bài thơ? - *Nêu câu hỏi 6:..2 bài thơ đã biểu hiện tình cảm và phong thái cua Bác Hồ như thế nào? - Khái quát, ghi bài (2). HĐ4: Tổng kết, củng cố, luyện tập. - Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Yêu cầu: Thử phân tích, so sánh những đặc sắc chung và riêng qua hai bài thơ của Bác. ?Qua hai bài thơ , em học tập ở Bác điều gì? - GV giáo dục hs học tập ở Bác về tình yêu thiên nhiên, yêu nước , bản lĩnh cách mạng, tinh thần lạc quan. - Hướng dẫn HS luyện tập. Hoạt động của HS HĐ1: -Giới thiệu vềBác Luyện đọc. Nêu hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ. Nhận dạng thể thơ Đọc bài thơ. Nêu cảnh được tả -Chỉ ra NT so sánh, và tác dụng của ss ấy NT gợi tả trăng lông cổ thụ Nêu cảm nhận về 2 câu đầu. Đọc bài thơ ( phát hiện những từ dịch chưa sát nghĩa ). Thảo luận, trình bày. Trình bày. Đọc lại 2 câu thơ cuối bài CK Thảo luận, trình bày Nhận xét Lắng nghe Đọc 2câu cuối bài RTG Trả lời Trao đổi, trình bày (Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền) của Trương Kế Đọc ghi nhớ. Thực hiện Tình yêu thiên nhiên, yêu nước , bản lĩnh cách mạng, tinh thần lạc quan. V .Hướng dẫn về nhà: 1.Bài vừa học: - Đọc thuộc diễn cảm hai bài thơ. - Nắm vững KT: tác giả, tác phẩm, thể thơ, nội dung và nghệ thuật hai bài thơ. 2.Bài sắp học: Kiểm tra Tiếng Việt Ôn lại KT phân môn Tiếng Việt đã học * Bổ sung: * Liên hệ đến những đêm không ngủ của Bác ...
Tài liệu đính kèm: