Giáo án Ngữ văn 7 tiết 49: Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 49: Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt

 Tiết 49: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT

I.Mục tiêu: GiúpHS:

KT: - Nhận rõ những ưu điểm, những sai sót trong bài làm.

 - Củng cố thêm kiến thức về Văn, Tiếng Việt.

KN: Kĩ năng trả lời đúng yêu cầu câu hỏi, phát hiện lỗi, hướng sửa chữa các lỗi đã mắc.

TĐ: Ý thức khắc phục, tự giác sửa chữa những sai sót trong bài làm.

II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bài soạn, bài làm của HS (đã chấm).

III.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3983Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 49: Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5 .11.2010
Ngaøy daïy: 8/11/2010
 Tiết 49: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu: GiúpHS:
KT: - Nhận rõ những ưu điểm, những sai sót trong bài làm.
 	 - Củng cố thêm kiến thức về Văn, Tiếng Việt.
KN: Kĩ năng trả lời đúng yêu cầu câu hỏi, phát hiện lỗi, hướng sửa chữa các lỗi đã mắc.
TĐ: Ý thức khắc phục, tự giác sửa chữa những sai sót trong bài làm.
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bài soạn, bài làm của HS (đã chấm).
III.Kiểm tra bài cũ: 
IV.Tiến trình dạy học 
Nội dung
*VĂN
I.Xác định yêu cầu của đề:
II.Đáp án:
Câu 1: Khái niệm ca dao. (1 điểm).
 + Là sáng tác của dân gian, kết hợp lời và nhạc.
 + Diễn tả đời sống tình cảm của con người.
 + Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
 - Chép đúng 1 bài ca dao thuộc chủ đề những câu hát về tình cảm gia đình . (1 điểm).
 -Trình bày nội dung và hình thức nghệ thuật thể hiện của bài ca dao đó (1 điểm).
Câu 2: So sánh cụm từ ta với ta qua hai bài thơ: Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà. (2điểm)
 Cùng là cụm từ ta với ta ,đều nằm ở cuối bài thơ trong phần kết. Về ngôn ngữ tuy giống nhau nhưng về ý nghĩa , sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau. 
+ Qua Đèo Ngang: cụm từ ta với ta chỉ chủ thể trữ tình là tác giả , thể hiện nỗi buồn cô đơn, lẻ loi gần như tuyệt đối của lữ khách khi đứng trên đỉnh đèo. 
+ Bạn đến chơi nhà : cụm từ ta với ta chỉ hai chủ thể : tôi với bác, là hai chúng ta,chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ chân thành, sâu sắc.
Câu 3: -Bài thơ Bánh trôi nước được viết theo thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt.(1điểm)
 -Giải thích: 
 + Bài thơ gồm có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng. (0.5điểm)
 + Cách hiệp vần: tiếng cuối câu 1,2,4 hiệp vần với nhau: tròn, son, non. (0.5điểm)
Câu 2: So sánh cách biểu hiện tìnhcảm đối với quê hương của Lí Bạch và Hạ Tri Chương qua 2VB: Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư
*Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 (Lí Bạch)
- Thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.(1đ)
- Biểu cảm trực tiếp
 (0,5đ)
*Hồi hương ngẫu thư
( Hạ Tri Chương)
-Thể hiện một cách cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ (1đ)
- Biểu cảm gián tiếp(0,5)
III. Nhận xét ưu, khuyết điểm:
IV.Sửa lỗi:
*TIẾNG VIỆT
I. Xác định yêu cầu của đề:
II. Đáp án:
* Trắc nghiệm: 
Câu
1
2
3
 4
5
6
Đáp
án
C
C
A
Thi sĩ
cố hương
A
D
* Tự luận: 
Câu 1: Đặt 2 câu có chứa cặp quan hệ từ : nếu  thì; không những mà còn.
Câu được đặt phải đúng ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp. Mỗi câu đúng đạt 1 điểm.
Câu 2: Phân biệt đúng khái niệm từ ghép chính phụ Thuần Việt và từ ghép chính phụ Hán Việt . ( 2 điểm).
Từ ghép chính phụ Thuần Việt
 Từ ghép chính phụ Hán Việt
Phân ra tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung cho tiến chính, tiếng chính đứng trước tiếng phụ.
VD: Máy bay
 TC TP
Phân ra yếu tố chính và yếu tố phụ, yếu tố phụ bổ sung cho yếu tố chính, yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau yếu tố tiếng phụ.
VD : ái quốc.
 TC TP
- Vương phi
 TC TP
Câu 3: Viết đoạn văn (2 điểm)
-Trình bày một đoạn văn ngắn với nôi dung nêu cảm nhận về tình cảm đối với quê hương thật sâu nặng của Lí Bạch và Hạ Tri Chương , cho dù mỗi người có cách biểu hiện khác nhau, có sử dụng từ trái nghĩa.
-Về hình thức : biết cách trình bày một đoạn văn, có liên kết, mạch lạc.không sai lỗi chính tả , diễn đạt trôi chảy, câu đúng cấu tạo ngữ pháp..
III.Nhận xét ưu, khuyết điểm:
IV. Sửa lỗi:
Hoạt động của GV
Tiết 42,46 các em đã làm bài kiểm tra Văn, Tiếng Việt, để giúp các em nhận rõ những ưu điểm và những sai sót trong bài làm, tiết học này...
HĐ1:Xác định yêu cầu của đề, đáp án.
GV phát bài KT văn
-Với phần trắc nghiệm, em đã làm như thế nào?
- Tại sao em chọn đáp án đó?
- Phần tự luận yêu cầu điều gì?
 hướng dẫn HS thực hiện câu 1:
GV hướng dẫn HS thực hiện câu 2
HĐ2: Nhận xét ưu, khuyết điểm.
*Ưu: Phần lớn các em hiểu và biết cách làm bài trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất
-Phần tự luận một số em thực hiện tốt trả lời 
đúng theo yêu cầu của câu hỏi. Biết so sánh và nhận xét đúng về cách biểu hiện tình cảm đối với quê hương của 2 nhà thơ
*Hạn chế: Một số ít còn nhầm lẫn các kiến thức, tẩy bỏ tuỳ tiện 
HĐ3: Sửa lỗi:
- Yêu cầu HS đọc bài, sửa lỗi
HĐ4: Xác định yêu cầu của đề, đáp án.
-Phát bài KT Tiếng Việt.
- Với phần trắc nghiệm, em đã làm thế nào?
- Theo em đáp án của từng câu là gì?
Giải thích vì sao chọn đáp án đó?
-Hướng dẫn HS chọn câu trả lời đúng.
- Phần tự luận yêu cầu điều gì?
- Hướng dẫn thực hiện câu 1,2,3
- HS nêu ví dụ và đặt câu.
- Nêu cách viết đoạn văn...
HĐ5: Nhận xét ưu, khuyết điểm.
*Ưu: Phần lớn HS hiểu và làm bài tương đối chính xác. Có 1 số em viết đoạn văn hay sử dụng từ trái nghĩa một cách tự nhiên, thể hiện tình cảm đối với quê hương chân thực.
*Hạn chế: - Một số HS còn nhầm: từ ghép đẳng lập Hán Việt và từ ghép chính phụ Hán Việt, từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
- Một số HS chưa viết được đoạn văn hoặc có viết nhưng chưa đúng yêu cầu .
HĐ6: Sửa lỗi:
 -Yêu cầu HS đọc lại bài làm và sửa lỗi (dựa vào đáp án).
*Thống kê kết quả
Lớp
 G
 K
 TB
 Y,K
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
B1
B2
B3
Hoạt động của HS
HĐ1:
Đọc lại đề, xác định yêu cầu đề ra.
Nêu đáp án v à giải thích
HĐ2:
Tự nhận xét
Đọc lại bài làm và sửa lỗi (dựa vào đáp án).
HĐ3:
HĐ4:
Đọc lại đề, xác định yêu cầu đề ra.
Nêu đáp án và giải thích.
HĐ5:
Tự nhận xét
Đọc lại bài và sửa lỗi
V. Hướng dẫn về nhà:
 1. Bài vừa học:
 - Xem lại bài làm, chú ý các lỗi thường gặp, RKN làm bài sau tốt hơn. 
 2. Bài sắp học: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
 - Đọc kĩ bài văn : Cảm nghĩ về một bài ca dao
 - Trả lời câu hỏi SGK/147
* Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 49a.doc