Giáo án Ngữ văn 7 tiết 53, 54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 53, 54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

TUẦN14 TIẾT PPCT:53-54

 Văn bản:

1.MỤC TIÊU:

 1.1 Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

 - Cơ sở của lịng yu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

 1.2 Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình cĩ sử dụng yếu tố tự sự.

 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản

 1.3 Thái độ: Yêu thích thể thơ , yêu thích thơ văn Việt Nam.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 53, 54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN14 TIẾT PPCT:53-54 Ngày dạy: 22/11/10
TIẾNG GÀ TRƯA
 XUÂN QUỲNH
 Văn bản: 
1.MỤC TIÊU: 
 1.1 Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
 - Cơ sở của lịng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
 1.2 Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình cĩ sử dụng yếu tố tự sự.
 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản
 1.3 Thái độ: Yêu thích thể thơ , yêu thích thơ văn Việt Nam.
2. TRỌNG TÂM
 - Cơ sở lịng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; những kỉ niệm trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
3.CHUẨN BỊ:
 - HS:SGK+vở ghi+bài sọan+VBT
 - GV:Bảng phụ
4.TIẾN TRÌNH:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 7A 1: 7A 2: 7A 3:
 4.2Kiểm tra miệng:
 (?) Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya, Rằm tháng giêng”
 (?)Nội dung chủ đạo của hai bài thơ(Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc ,thể hiện tình cảm với thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm ,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ)
 (?) Hãy giới thiệu một vài chi tiết về bài thơ Tiếng gà trưa?
 4.3BÀI MƠÍ
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
* TIẾT 1:
HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài -GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích
(?)Hãy cho biết vài nét về tác giả 
(Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam .Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gủi bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày ,biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân 
thành tha thiết và đằm thắm)
(?) Bài thơ được ra trong hồn cảnh nào? 
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn tìm hiểu văn bản
(?)Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi lên từ sự việc gì?(Tiếng gà trưa)
(?)Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?
(Trên đường hành quân ,người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ ,gợi về những kỉ niệm tuổi thơ .Hình ảnh những con gà mái mơ ,mái vàng .Hình ảnh người bà với tình yêu ,sự chắt chiu chăm lo cho cháu cùng những ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ .
Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ ,khắc sâu thêm tình cảm với quê hương đất nước )
 *HS thảo luận
(?)Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lên từ tiếng gà trưa 
(?)Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?
TIẾT 2:
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích hình ảnh người bà trong kỉ niệm của cháu 
( Chú ý các từ ngữ ,hình ảnh :
 “Tay bà khum soi trứng”
 “Dành từng quả chắt chiu”
 “Bà lo đàn gà toi” 
 “Mong trời đừng sương muối”
 *GV cho HS thảo luận theo nhóm lớn.GV nhận xét đưa ra kết quả phù hợp nhất.
(?)Bài thơ làm theo thể thơ 5 tiếng nhưng có 
những chỗ biến đổi khá linh hoạt .Em có nhận xét gì về cách gieo vần về số câu trong mỗi khổ ?
(Thơ ngũ ngôn trong thơ ca Việt Nam có 2 loại chính : Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt có nguồn gốc từ Trung Quốc và thể ngũ ngôn có nguồn gốc ở Việt Nam .Đây là bài thơ có nguồn gốc từ thể thơ Việt Nam được cấu tạo thành từng khổ 4 câu .Vần liền ở câu thứ 2 và câu thứ 3 ,tiếng cuốicâu thứ 4 vần với tiếng cuối câu đầu của khổ tho tiếp theo .Các khổ thơ cũng có thể nhiều hoặc ít hơn 4 câu ,số chữ trong câu cũng có thể ít hơn năm (VD: Hai khổ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” )
(?)Hãy nêu nhận xét cảm nghĩ của em về bài thơ 
=> GV cho HS suy nghĩ và trả lời cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4; -GV hướng dẫn HS phần luyện tập 
 - BT1:Đọc diễn cảm bài thơ 
 - BT 2:HS thảo luận theo nhĩm lớn.
I.ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH
 1.Đọc 
 2.Chú thích
 -Lang mặt
 -Chéo go
 -Trúc bâu
 3.Tác giả:
 -Xuân Quỳnh (!942 -1988) quê ở làng La Khê 
ven thị xã Hà Đông ,tỉnh Hà Tây .Bà là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
 4.Tác phẩm:Được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1.Mạch cảm xúc của bài thơ:
 -Tiếng gà trưa :Lặp lại 4 lần ở các khổ thơ 
 -Mỗi lần là một kỉ niệm thời tuổi thơ 
=> Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình 
 2.Những kỉ niệm và tình cảm của nhân vật trữ tình 
 a.Hình ảnh:
 -Nhũng con gà mái mơ 
 -Nhũng con gà mái vàng 
 -Ổ trứng hồng 
 => Bức tranh rất dễ thương ,đầy màu sắc
 b.Kỉ niệm về tuổi thơ
 -Tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng 
 c.Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ 
 -Được bộ quần áo mới từ tiền bán gà => Ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngủ tuổi thơ 
=> Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng thắm thiết .Bà chắt chiu chăm lo cho cháu .Cháu yêu thương kính trọng ,biết ơn bà 
3.Hình ảnh người bà
 -Tần tảo ,chắt chiu trong cảnh nghèo 
-Dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu 
 -Dành dụm chi chút để cuối năm bán gà may cho cháu quần áo mới 
 -Bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu 
=> Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên bước đường ra trận.
4. Nghệ thuật:
 - Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngơn. Nhưng cĩ sự biến đổi khá linh hoạt.
=> Phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
 - Điệp từ: “Nghe”, “Vì” 
 - Điệp ngữ: “Tiếng gà trưa’
=> Cĩ tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về
 *GHI NHỚ : SGK/151
III.LUYỆN TẬP
 BT 1: Chọn học thuộc một đoạn của bài thơ khoảng 10 dòng 
 BT 2: Viết đoạn văn từ 7-10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này
 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố
 - Làm câu hỏi trắc nghiệm 1,2,3 –BTTN/ 62 (D,A,D)
 - Đọc diễn cảm lại bài thơ
 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
 -Học thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa”
 -Nắm vững nội dung bài học +Học ghi nhớ
 - Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ.
 - Viết đoạn văn ngắn ghi lại kỉ niệm về bà (Bà nội hoặc bà ngoại)
 - Chuẩn bị bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
 +Đọc trước văn bản +Trả lời câu hỏi sgk/159
 +Chú ý câu hỏi 2 thảo luận nhóm lớn
 5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
Ngày 20/11/10
Duyệt của TTCM
Trần Thị Phát

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng ga trua.doc