Giáo án Ngữ văn 7 tiết 53+ 54 - Văn bản: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 53+ 54 - Văn bản: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Tiết 53,54: Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA

 (Xuân Quỳnh)

I.Mục tiêu : Giúp HS:

 KT: - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

 - Cảm nhận cơ sở của lòng yêu nước , sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng , sâu nặng nghĩa tình.

 - Thấy được NT biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết bình dị, tự nhiên và sử dụng điệp từ, điệp ngữ , điệp câu trong bài thơ.

 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích và cảm thụ thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 TĐ: Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình.

II.Chuẩn bị: Giáo viên: bài soạn, Tập thơ, chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh, bảng phụ

 Học sinh: bài soạn

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 17456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 53+ 54 - Văn bản: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10 .11 .2010
Ngày dạy: 15.11.2010
 Tiết 53,54: Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA
 (Xuân Quỳnh)
I.Mục tiêu : Giúp HS:
 KT: - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
 - Cảm nhận cơ sở của lòng yêu nước , sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng , sâu nặng nghĩa tình.
 - Thấy được NT biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết bình dị, tự nhiên và sử dụng điệp từ, điệp ngữ , điệp câu trong bài thơ.
 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích và cảm thụ thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản..
 TĐ: Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình.
II.Chuẩn bị: Giáo viên: bài soạn, Tập thơ, chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh, bảng phụ 
 Học sinh: bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc bài thơ Cảnh khuya và bản phiên âm bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
 - Nêu cảm nhận của em sau khi học qua hai bài thơ.
IV.Tiến trình dạy học 
Nội dung
I.Đọc, tìm hiểu chung:
 - Tác giả, tác phẩm: 
 (chú thích * SGK/150)
- Thể thơ: năm chữ
II.Đọc - hiểu VB: 
1. Tiếng gà trưa trên đường hành quân:
Trên đường hành quân người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh ấy đã khơi dậy cảm xúc và gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ
2.Tiếng gà trưa với những kỉ niệm thời thơ ấu và tình cảm bà cháu:
Với phép điệp ngữ, “ tiếng gà trưa” đã gợi lại trong tâm trí nhà thơ biết bao kỉ niệm sâu sắc của thời thơ bé. gợi lên hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu, dành trọn tình cảm yêu thương cháu. 
Qua đó, thể hiện tâm hồn trong sáng , hồn nhiên và tình cảm trân trọng, yêu quí của nhà thơ đối với bà.
 Tiết 2:
3. Tiếng gà trưa, niềm hạnh phúc và sức mạnh chiến đấu:
 Điệp từ"vì" làm cho cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết. Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó lay gọi trong tâm hồn người chiến sĩ một lí tưởng chiến đấu cao đẹp với bao tình cảm yêu xóm làng, quê hương, yêu Tổ quốc, yêu bà tha thiết, mãnh liệt.
III.Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK/151)
IV.Luyện tập:
 Hoạt động của GV
Giới thiệu bài:: Kỉ niệm tuổi thơ - những điều bình dị trong đời sống của mỗi con người có thể trở thành những kỉ niệm sâu sắc, và luôn gắn bó với tình yêu thương hết sức cảm động của người thân. Điều đó đã được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách chân thành...
HĐ1: Đọc, tìm hiểu chú thích 
Em hãy khái quát những nét đáng nhớ về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh ra đời của bài thơ .
- Giới thiệu chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh, và các tập thơ Xuân Quỳnh.
- Hướng dẫn đọc: Theo dõi, uốn nắn cách đọc
- Nhận xét cách đọc.GV đọc mẫu 
- Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? - Bố cục của bài thơ đ ược trình bày như thế nào?
 Bài thơ này có thể thơ giống bài thơ nào đã học ở lớp 6?
 HĐ2: Tìm - hiểu cảm hứng sáng tác
 - Nhân vật trữ tình là ai, đang làm gì?
 - Cảm hứng sáng tác của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
* Bài thơ được viết trong thời kìXQ chọn xuất phát điểm của cảm xúc là trên đường hành quân xa, người chiến sĩ bất chợt nghe 
- Âm thanh của tiếng gà trưa đã gợi cho người chiến sĩ cảm xúc gì? - Điệp từ nghe nói lên điều gì? 
-Khái quát ghi (1)
HĐ3: Tìm hiểu : Những kỉ niệm và tình cảm của tác giả
Chuyển(2) Như vậy, tiếng gà trưa đã gợi lên những kỉ niệm nào của tuổi thơ?
 -" Tiếng gà trưa" đứng đầu các khổ thơ có ý nghĩa như thế nào?
-“Tiếng gà trưa” đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ ?
- Lần theo những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, hình ảnh người bà hiện lên như thế nào?
 - Em hãy đọc thầm lại đoạn thơ và tìm dẫn chứng về hình ảnh người bà.(Gợi ý: Chi tiết nào cho thấy sự tần tảo, chắt chiu của bà trong cảnh nghèo? Chi tiết nào cho thấy bà dành trọn vẹn tình yêu thương cho cháu?...) - Hãy quan sát tranh và cho biết bức tranh này minh hoạ cho khổ thơ nào trong bài? Hãy đọc diễn cảm khổ thơ đó.
- Hình ảnh bà khum soi trứng có ý nghĩa gì? 
- Qua phần tìm hiểu trên, hãy nêu cảm nhận của em về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, cảm nhận gì về hình người bà của tác giả?
 -Từ những kỉ niệm tuổi thơ, em hiểu được gì về tình cảm của tác giả đối với bà?
 Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà. 
GV khái quát ->. GV ghi bài (2).
 Tiết 2
Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc diễn cảm một đoạn thơ trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.
* Hãy nêu cảm nhận của em về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, cảm nhận gì về hình ảnh người bà của tác giả?
Chuyển vào (3)
 HĐ4: Tìm hiểu đoạn cuối - Đọc hai khổ cuối
- Tiếng gà trưa lặp lại ở đoạn cuối với dụng ý khác việc lặp ở đoạn trên như thế nào? Câu thơ nào cho thấy hình ảnh ổ trứng vẫn hiển hiện trong tâm hồn nhà thơ ?
 - Em hiểu thế nào về câu thơ: “Giấc ngủ hồng sắc trứng”? 
 - Điệp từ "vì" ở những câu thơ cuối có ý nghĩa gì? 
- Cho biết tác dụng của việc lặp lại ấy?
 - Hai khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì? 
- Em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương, đất nước của tác giả?
 GV khái quát, ghi bài (4).
HĐ5: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
Nêu câu hỏi 4 Sgk
- Nêu nhận xét của em về thể thơ.
 GV giải thích: - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt có nguồn gốc từ Trung Quốc
- Thể thơ năm chữ ở Việt Nam, có nguồn gốc từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian
- Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật bài thơ?.
* GV hướng dẫn HS luyện tập.
-Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này?
Em biết câu thơ nào, bài thơ nào nói v ề tình bà cháu?
Hoạtđộngcủa HS
HĐ1:
- Đọc chú thích
-Trả lời dựa theo chú thích 
- Luyện đọc .
- Bài thơ thuộc thể thơ ngũ ngôn 
Bthơ Đêm nay Bác ...
HĐ2:
- Từ tiếng gà trưa, trong xóm nhỏ trên đường hành quân.
HS đọc phần 2
 (5 khổ thơ tiếp)
HĐ3:
Đọc thầm, thảo luận, trình bày:
(Tiếng gà trưa được lặp lại ở đây ...- Hình ảnh những con gà với ổ trứng .. .
- Kỉ niệm tuổi thơ: cháu xem trộm gà 
- Hình ảnh người bà
- Niềm vui và mong ước bé nhỏ của tuổi thơ 
- Đọc diễn cảm bài thơ. 
HĐ4:
Hai khổ thơ cuối thể hiện tình yêu quê hương đất nước...
Đọc bài thơ (có thể đọc thuộc).
HĐ5:
 Đoc ghi nhớ
Nêu cảm nghĩ
Đọc thơ
 V.Hướng dẫn về nhà:
 1. Bài vừa học: - Đọc thuộc bài thơ.
 	 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật bài thơ.
 	 - Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về người bà ( bà nội hoặc bà ngoại)
 2.Bài sắp học: Điệp ngữ 
 - Tìm hiểu: + Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ qua bài tập tìm hiểu SGK.
 + Các dạng điệp ngữ.
 - Định hướng các bài tập luyện tập.
 *.Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 56, 57.doc