Giáo án Ngữ văn 7 tiết 67+ 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 67+ 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình

Tiết 66: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH

I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức: - Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình.

 - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận phân tích một tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS tình cảm tốt đẹp: yêu thiên nhiên, yêu quê hương, tình cảm gia đình .

II. Chuẩn bị:

1. Giaó viên: bài soạn, bảng phụ.

2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu.

III. Kiểm tra:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen

2. KT việc chuẩn bị bài mới: Các tổ trưởng báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 8487Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 67+ 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3.12.2010
Ngày dạy: 6.12.2010
Tiết 66: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức: - Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình.
 - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận phân tích một tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS tình cảm tốt đẹp: yêu thiên nhiên, yêu quê hương, tình cảm gia đình ...
II. Chuẩn bị:
1. Giaó viên: bài soạn, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Kiểm tra: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen
2. KT việc chuẩn bị bài mới: Các tổ trưởng báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét.
IV. Tiến trình dạy học: 
Nội dung
Bài tập 1: Nêu tên tác giả của những tác phẩm:
Tên tác phẩm
1.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
2. Phò giá về kinh
3.Tiếng gà trưa
4.Cảnh khuya
5.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
6.Bạn đến chơi nhà
7.Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra
8.Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tên tác giả
Lí Bạch
Trần Quang Khải
Xuân Quỳnh
Hồ Chí Minh
Hạ Tri Chương
Nguyễn Khuyến
Trần Nhân Tông
Đỗ Phủ
Bài tập 2:Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
Tác phẩm
1.Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
2.Qua Đèo Ngang
3.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
4.Sông núi nước Nam
5.Tiếng gà trưa
6.Bài ca Côn Sơn
7.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
8.Cảnh khuya
Nội dung, tư tưởng tình cảm được biểu hiện
- Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
- Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. 
- Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
- Ý thức độc lập, tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
- Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ .
- Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. 
- Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
- Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.
Bài tập 3: Ghép tên tác phẩm với thể thơ:
Tên tác phẩm
1.Sau phút chia li
2.Qua Đèo Ngang
3.Bài ca Côn Sơn
4.Tiếng gà trưa
5.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
6.Sông núi nước Nam
Thể thơ
Song thất lục bát
Thất ngôn bát cú Đường luật
Lục bát
Thể thơ khác 
Thể thơ khác
Tuyệt cú Đường luật
Bài tập 4: Các câu sai: a, e, i, k
Bài tập 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
a. tập thể và truyền miệng
b. lục bát
c. so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ...
* Bài học : ghi nhớ/ SGK
Hoạt động của GV 
Thời gian qua các em đã được học nhiều tác phẩm trữ tình
 ( ca dao dân ca Việt Nam, thơ trung đại Việt Nam, thơ hiện đại Việt Nam, thơ Trung Quốc, tuỳ bút). Để hệ thống hoá, củng cố kiến thức, tiết học này ...
HĐ1: Thực hiện yêu cầu 1 SGK.
GV đưa bảng phụ (ghi tên các tác phẩm – BT1/SGK)
GV nhận xét.
GV hỏi thêm đôi điều về một số tác giả đã được liệt kê.
HĐ2: Thực hiện yêu cầu 2 SGK.
GV nêu yêu cầu.
GV nhận xét.
GV hỏi thêm về ý nghĩa của tên tác phẩm (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê,Tiếng gà trưa), đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tác phẩm (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Cảnh khuya, Tiếng gà trưa).
GV củng cố, khắc sâu kiến thức.
HĐ3: Sắp xếp cho khớp tác phẩm và thể thơ.
GV nêu yêu cầu.
GV nhận xét.
GV hỏi thêm về một số đặc điểm chủ yếu của từng thể thơ.
HĐ4: Thực hiện yêu cầu 4 SGK.
GV hướng dẫn HS thực hiện.
HĐ5: Hướng dẫn HS điền đúng vào các chỗ trống.
GV nhận xét, giải thích.
GV củng cố, khắc sâu KT.
Hoạt động của HS
HĐ1:
HS thực hiện vào nháp.
1 HS lên bảng thực hiện.
HS nhận xét.
HS trao đổi bài cho nhau chấm, báo cáo.
HS đọc thầm nội dung, thảo luận, trình bày.
HĐ2:
HS trình bày.
HS trao đổi, trình bày.
HĐ3:
HS trao đổi, trình bày.
HĐ4:
HS xác định yêu cầu.
HS đọc BT,thực hiện.
HĐ5
HS đọc , thực hiện.
HS đọc ghi nhớ.
V. Hướng dẫn tự hoc:
1.Bài vừa học: Nắm được:
- Nội dung ôn tập.
- Nội dung cơ bản cần chú ý SGK/185,186.
2.Bài sắp học: Ôn tập Văn học (tt)
Soạn bài theo câu hỏi: 1,2,3,SGK
GV hướng dẫn cụ thể.
VI.Bổ sung:
-------------------------------------------------------
Ngày soạn: 5.12.2010
Ngày dạy:8.12.2010
Tiết 67: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH(tt)
I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức: - Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình.
 - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận phân tích một tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS tình cảm tốt đẹp: yêu thiên nhiên, yêu quê hương, tình cảm gia đình ...
II. Chuẩn bị:
1. Giaó viên: bài soạn, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Kiểm tra: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen
2. KT việc chuẩn bị bài mới: Các tổ trưởng báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét.
IV. Tiến trình dạy học: 
Nội dung
Bài tập 1: 
a.Nội dung trữ tình:Nỗi lo buồn vì dân, vì nước (suốt cả đêm ngày), chưa lúc nào yên. Nỗi lo ấy luôn thường trực trong lòng tác giả và là nỗi lo duy nhất của nhà thơ (Suốt ngày...Đêm...Đêm ngày...).
b.Hình thức thể hiện: 
Câu 1: tả và kể ( sự việc, thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ Nguyễn Trãi).
Câu 2: ẩn dụ (nước triều Đông).
Dòng 1 (câu 1, 2): biểu cảm trực tiếp.
Dòng 2 (câu 1, 2 ): biểu cảm gián tiếp.
Bài tập 2: 
Tĩnh dạ tứ 
- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc ở xa quê.
- Biểu hiện trực tiếp.
- Thể hiện nhẹ nhàng, sâu lắng.
Hồi hương ngẫu thư
- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê.
- Biểu hiện gián tiếp.
- Đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
Bài tập 3: - Ở hai bài này, cảnh vật có những yếu tố giống nhau (đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông...) nhưng màu sắc khác nhau (một bên yên tĩnh và chìm trong u tối, một bên sống động tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng).
- Điểm khác nổi bật là ở chủ thể trữ tình: Một bên là kẻ lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ, một bên là người chiến sĩvừ hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng. Dù cảnh vật, tình cảm được thể hiện trong hai bài có nhiều điểm khác nhau song ở cả hai bài , mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hoà quyện.
Bài tập 4: Ý kiến đúng: b, c, e.
Hoạt động của GV 
Vào bài ...
HĐ1: Thực hiện yêu cầu 1 SGK.
GV hướng dẫn HS thực hiện.
HĐ2: Thực hiện yêu cầu 2 SGK.
GV nhận xét, giải thích thêm.
HĐ3: Thực hiện yêu cầu 3 SGK.
GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu.
HĐ4:Thực hiện yêu cầu 4
SGK.
.
GV hướng dẫn HS thực hiện..
GV tổng kết.
Hoạt động của HS
HĐ1:
HS đọc BT.
HS thực hiện.
.
HĐ2:
HS xác định yêu cầu.
HS thực hiện
HĐ3
HS đọc yêu cầu.
HS đọc hai bài thơ (Phong Kiều dạ bạc, Rằm tháng giêng).
HĐ4
HS tìm hiểu
HS đọc BT
HS thực hiện
V. Hướng dẫn tự hoc:
1.Bài vừa học: Nắm được:
- Nội dung ôn tập.
- Nội dung cơ bản cần chú ý SGK/185,186.
Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câutrong một văn bản TPTT mà em yêu thích nhất.
2.Bài sắp học: Ôn tập Tiếng Việt
Soạn bài theo yêu cầu SGK/183,184.
- Cần nắm khái niệm cụ thể : từ phức, từ ghép, từ láy, từ ghép CP, từ ghép ĐL, từ láy TB, từ láy BP, đại từ.
VI.Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET67,68a.doc