TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
1.KT: Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,.) của những câu tục ngữ trong bài học.
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
2.KN: - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ
-Luyện kĩ năng đọc-hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
-Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống
3.TĐ(GDKNS): Giáo dục HS có thái độ đúng đẳn trong quan hệ ứng xử, giữ gìn nhân cách tự nhận thức và vận dụng được những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội đúng lúc, đúng chỗ.
NS: 2.1.2011 Tiết 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ND: 12.1.2011 I.Mục tiêu: Giúp HS: 1.KT: Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,...) của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. 2.KN: - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ -Luyện kĩ năng đọc-hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. -Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống 3.TĐ(GDKNS): Giáo dục HS có thái độ đúng đẳn trong quan hệ ứng xử, giữ gìn nhân cáchtự nhận thức và vận dụng được những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội đúng lúc, đúng chỗ. II.Chuẩn bị: Giáo viên: bài soạn, bảng phụ ghi vb Học sinh: bài soạn III.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc 8 câu tục ngữ đã học , chọn phân tích 2 câu KT việc chuẩn bị bài: LPHT báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét. IV.Tiến trình dạy học: Nội dung I.Đọc, tìm hiểu chung: (SGK/ 12) II.Đọc - hiểu VB: Câu1:Khẳng định tư tưởng coi trọng con người, đề cao giá trị con người. Câu 2: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá con người. Câu 3: Hình thức đối chặt chẽ: khuyên ta dù nghèo khó vẫn phải sống trong sạch, không nên làm điều xấu xa, tội lỗi. Câu 4: Nhấn mạnh việc học để biết cách đối nhân xử thế, để thành thạo công việc. Câu 5, 6: Khẳng định vai trò của người thầy và tầm quan trọng của việc học bạn. Câu 7: Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình. Câu 9: Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. III.Tổng kết: (Ghi nhớ SGK) * Luyện tập: (HS thực hiện) Hoạt động của GV Từ bài cũ -> Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và LĐSX, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và XH. Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và ứng xử hằng ngày. HĐ1: Đọc, tìm hiểu chú thích. - Hướng dẫn đọc: chú ý cách ngắt nhịp - đọc mẫu HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích từng câu tục ngữ (về nghĩa, giá trị kinh nghiệm, trường hợp ứng dụng câu tục ngữ) - Chùm tục ngữ nói về con người và xã hội cũng có thể chia thành nhóm theo chủ điểm, theo em sẽ chia như thế nào? - Hãy thảo luận: về nghĩa, giá trị kinh nghiệm, trường hợp ứng dụng của câu 1,2,3 và nêu những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của từng câu tục ngữ? * (1) Nghĩa: Người quý hơn của gấp nhiều lần. - Nghệ thuật: so sánh, hoán dụ (mặt người - con người, Mặt của, mặt ruộng - của cải), đối lập -> Khẳng định tư tưởng coi trọng con người: người là quí nhất - Những trường hợp ứng dụng câu tục ngữ: nhắc nhở, phê phán những biểu hiện tượng trọng của hơn người hoặc an ủi, động viên ? Bài học từ kinh nghiệm này là gì? * Yêu quí, tôn trọng, bảo vệ con người -> ghi bài. - Hãy tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự. ( Một mặt người hơn mười mặt ruộng) (2) Cách nói hoán dụ (răng, tóc 2 nét tiêu biểu cho hình thể, sức vóc của con người) chỉ hình thức, dáng vẻ và tình trạng sức khoẻ; nhắc nhở ý thức giữ gìn vẻ đẹp thể hiện cách nhìn nhận đánh giá nhân cách -Yêu cầu HS đọc câu 3. - Cho biết hình thức câu 3 có gì đặc biệt? Tác dụng? - Nhận xét, giải thích, khái quát ý -> ghi bài. * Hướng dẫn tìm hiểu nhóm 2: Đạo lý học hành yêu cầu HS đọc câu 4,5,6. - Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của câu 4? GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi 3/ SGK: So sánh hai câu tục ngữ trên. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? - Nhận xét, khái quát ý, ghi bài. * Hướng dẫn phân tích nhóm 3: Đạo lý nhân nghĩa - Hãy làm rõ nghĩa: “thương người, thương thân”-> Nghĩa cả câu. - Lời khuyên từ kinh nghiệm sống này là gì? * Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha, không ích kỉ... - Hãy tìm một số dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh cho sự đúng đắn của câu tục ngữ này. - Nhận xét, nêu một số dẫn chứng. - Câu 8 đã được nói nhiều..Hãy giải thích nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng) ? Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong những hoàn cảnh nào? -Yêu cầu HS đọc câu 9. - Phân tích nội dung và hình thức câu tục ngữ. Trong thực tế ở trường em, câu tục ngữ này được áp dụng trong những trường hợp nào? - Giảng, đúc kết ý, ghi bài. HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập. - Hãy nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ trong bài? * Thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.... Liên hệ giáo dục HS... - Tổng kết . Hướng dẫn HS luyện tập theo yêu cầu SGK. Hoạt động của HS HĐ1 - Đọc vb, chú thích - Nhận xét bạn đọc. - Giải thích từ khó. HĐ2 - Đọc lại vb, phân nhóm, gọi tên từng nhóm ( 3 nhóm: Đạo lý nhân bản, đạo lý học hành, đạo lý nhân nghĩa) - Đọc 3 câu 1,2,3 - Thảo luận nhóm, trao đổi, nêu ý kiến - Nhận xét, bổ sung Đọc câu 2 Đọc lại câu 3. (đối lập, nhấn mạnh ý, dễ nghe, dễ nhớ.) *Đọc lại câu 4,5, 6. Thảo luận nhóm , trình bày. Nhóm khác bổ sung. - Đọc lại câu 7,8,9 Nêu một số dẫn chứng Giải nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng). Đọc câu 9. Phân tích câu tục ngữ Nhận xét, bổ sung. HĐ3 *Đọc lại VB. Nêuđặc điểm chung.. - Đọc ghi nhớ. Luyện tập trình bày. E. Hướng dẫn tự học: 1.Bài vừa học: - Học thuộc những câu tục ngữ trên. - Nắm được nội dung, hình thức diễn đạt từng câu tục ngữ đã học. - Vận dụng các câu tục ngữ trong đối thoại giao tiếp. -Tìm những câu tục ngữ gần nghĩa hoặc trái nghĩa với các câu tục ngữ vừa học -đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa các câu tục ngữViệt Nam và nước ngoài 2.Bài sắp học: Rút gọn câu - Đọc kĩ từng mục và thực hiện các bài tập tìm hiểu. Bổ sung: Những câu tục ngữ cùng chủ đề: - Người sống đống vàng. - Hàm răng mái tóc là vóc con người. - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Trọng thầy mới được làm thầy. - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, chung thân vi phụ. ( ai bày cho một chữ hay nửa chữ cũng gọi là thầy, suốt đời thờ( người bày) như cha)
Tài liệu đính kèm: