Giáo án Ngữ văn 7 tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

 Tiết 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN

A .Mục tiêu Giúp HS:

 KT: - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong VB và sự cần thiết phải làm cho VB có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh

 KN: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có tính mạch lạc.

 TĐ: Ý thức nói, viết mạch lạc.

B.Chuẩn bị:

 GV: bài soạn, phấn màu, bảng phụ.

 HS SGK, bài soạn

C.Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là bố cục của VB? Những yêu cầu về bố cục trong VB?

 VB thường được xây dựng theo một bố cục gồm những phần nào?

 

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 8713Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 8: Mạch lạc trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18 /.8/.2009
Ngaøy daïy: 21/8/2009
 Tiết 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 
A .Mục tiêu Giúp HS:
 KT: - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong VB và sự cần thiết phải làm cho VB có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh
 KN: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có tính mạch lạc.
 TĐ: Ý thức nói, viết mạch lạc.
B.Chuẩn bị:
 GV: bài soạn, phấn màu, bảng phụ. 
 HS SGK, bài soạn
C.Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là bố cục của VB? Những yêu cầu về bố cục trong VB? 
 VB thường được xây dựng theo một bố cục gồm những phần nào?
D.Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Nội dung
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong VB:
1. Mạch lạc trong văn bản:
- Văn bản cần phải mạch lạc.
- Mạch lạc trong VB là sự tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự, hợp lí.
2. Các điều kiện để một VB có tính mạch lạc:
a/ Các phần, các đoạn, các câu trong VB đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
b/ Các phần, các đoạn, các câu trong VB được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: a/ VB “Mẹ tôi”.
* Các phần, các đoạn đều nói về một đề tài người mẹ với tấm lòng yêu thương con sâu nặng và sự hi sinh tuyệt vời đối với con.
- Chủ đề: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của ta.
* Các phần, các đoạn được tiếp nối theo một trình tự hợp lí: 
- Lí do bố viết thư.
- Tấm lòng yêu thương và đức hi sinh của mẹ đối với con.
- Vai trò vô cùng lớn lao của mẹ đối với con.
- Lời dạy bảo nghiêm khắc của bố.
Bài tập 2: 
Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo trên bị phân tán, không giữ được sự thống nhất và làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.
Hoạt động của GV 
VB bao giờ cũng cần phải có bố cục chặt chẽ. Nhưng nói đến bố cục là nói đến sự phân chia các phần sao cho hợp lí. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất, VB phải có sự liên kết. Muốn cho sự phân chia và liên kết trong VB diễn ra một cách tự nhiên, đạt hiệu quả giao tiếp cao thì VB đó cần phải có tính mạch lạc.
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là mạch lạc trong VB.
GV hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi a,b mục 1. SGK/31.
GV nhận xét, giải thích: - Mạch lạc trong VB có tất cả các tính chất nêu ở SGK.
-Ý kiến (b) là ý kiến đúng.
GV kết luận -> ghi bài (1).
HĐ2: Tìm hiểu về các điều kiện để một VB có tính mạch lạc. 
-Toàn bộ sự việc trong VB xoay quanh sự việc chính nào? Nhân vật chính trong truyện là ai?
GV: Một VB có thể kể về nhiều sự việc, nhiều nhân vật nhưng phải bám sát đề tài, luôn xoay quanh một sự việc chính với những nhân vật chính.
GV : Mạch văn chính trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì? 
GV hỏi: Vấn đề chủ yếu (chủ đề) đặt ra trong VB là gì?
- Những từ ngữ nào trực tiếp nói về sự chia tay? Những từ ngữ nào biểu thị tình cảm không muốn chia tay?
GV: - Chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau...
- Anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau...
GV: VB bao giờ cũng cần một mạch văn thống nhất, các bộ phận, các chi tiết và ngôn ngữ trong truyện bao giờ cũng phải tập trung làm nổi bật chủ đề.
GV kết luận -> ghi bài (2a).
GV giảng, HS nắm được: Không phải các sự việc, tình tiểt trong tác phẩm luôn luôn diễn ra theo trình tự thời gian trước – sau mà tác giả có thể đảo mạch thời gian; không phải các chi tiết đều được kể lại đầy đủ mà tác giả phải chọn lọc để gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. -> ghi bài (2b).
HĐ3: Luyện tập, củng cố.
Hướng dẫn HS làm bài tập 1a, 2, trang 32,33,34.
GV hướng dẫn bài tập 1b (về nhà).
* b1/ VB: Lão nông và các con.
- MB: (2 câu đầu) nêu lên chủ đề lao động quí hơn tất cả.
- TB: (14 câu tiếp) kể lại câu chuyện cày sâu, cuốc bẫm, lao động cật lực, thu hoạch gấp bội.
- KB: (4 câu cuối) lao động là vàng.
- Chủ đề: Lao động của con người làm nên thành quả quí như vàng.
* GV củng cố, khắc sâu kiến thức.
Hoạt động của HS
+ Đọc (1a) trang 31
+ Trình bày.
+ Đọc và tìm hiểu ví dụ (2a). SGK/ 31.
 + Trình bày. ( Sự việc chính: sự chia tay giữa hai anh em. Nhân vật chính: Thành, Thuỷ.)
+ Đọc và tìm hiểu ví dụ (2b). SGK/32.
+ Trình bày. ( Là sự chia tay của hai anh em.)
+ Trình bày. (Hai anh em buộc phải chia tay nhưng hai con búp bê và tình anh em thì không thể...)
+ Đọc và tìm hiểu ví dụ (2c). SGK/ 32.
+ Trình bày, 
nhận xét, đáp án..
 + Đọc ghi nhớ.
E. Hướng dẫn töï hoïc:
 1. Bài vừa học: - Nắm vững nội dung bài (học thuộc ghi nhớ).
 - Làm bài tập 1b vào vở.
 2. Bài sắp học: Ca dao – dân ca . Những câu hát về tình cảm gia đình.
 - Đọc VB, chú thích.
 - Soạn câu hỏi Đọc -hiểu VB. SGK/36.
G. RKN, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8a.doc