NS: Tiết 81: Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
ND: ( Hồ Chí Minh)
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
KT: - Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
KN: - Rèn kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc – Hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tậo lập văn bản nghị luận chứng minh.
TĐ(TH HT<TGĐĐHCM) - Giáo dục HS ý thức được tư tưởng độc lập dân tộc , sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Giáo dục HS giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
NS: Tiết 81: Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA ND: ( Hồ Chí Minh) A/ Mục tiêu: Giúp HS: KT: - Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Nắm được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. KN: - Rèn kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Đọc – Hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tậo lập văn bản nghị luận chứng minh. TĐ(TH HT<TGĐĐHCM) - Giáo dục HS ý thức được tư tưởng độc lập dân tộc , sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ. - Giáo dục HS giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta. B/ Chuẩn bị: GV: Bài soạn, HS: Đọc kĩ văn bản, chú thích, tìm hiểu bài theo yêu cầu (Đọc hiểu VB) C/ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc những câu tục ngữ nói về con người và xã hội đã học. Phân tích một vài câu mà em cho là hay nhất. D/ Tiến trình dạy học: Nội dung I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: * Xuất xứ: (SGK/25) *Vấn đề nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. * Bố cục: 3 phần II/ Đọc - hiểu văn bản: 1. Nhận định chung về lòng yêu nước: Với cảm xúc tự hào, tác giả khảng định: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân ta. Đó là sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. 2. Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta: Bằng những nhận xét khái quát và những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. 3. Đề ra nhiệm vụ: Phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân. Tất cả mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến. III/ Tổng kết: * Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc,... - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh đặc sắc, * Ý nghĩa văn bản:Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để xây dựng và bảo vệ đất nước IV/ Luyện tập: Hoạt động của GV HĐ1: Đọc, tìm hiểu chú thích: - Em hãy nhắc lại vài nét về tác giả HCM - Nêu xuất xứ của bài văn. - Hướng dẫn HS đọc. ? Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hày tìm ở phần mở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài. - Hãy tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. GV khái quát cho HS ghi( Theo SGV trang 34) HĐ2: Đọc - hiểu văn bản: - Mở đầu Vb tác giả nêu lên nhận định gì? - Nhận định ấy đã được nhấn mạnh và mở rộng thêm như thế nào? - Trong câu văn ấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả? * Giảng, khái quát, ghi bài (1) Chuyển ý (2) Để làm rõ vấn đề đã nêu tác giả đã sử dụng phép lập luận nào là chính? ( lập luận chứng minh) - Đọc lại đoạn văn: “Lịch sử ta ? Để chứng minh cho nhận định "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước quý báu của ta", tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào? ( Theo dòng thời gia lịch sử) - Hãy tìm câu văn mang ý khái quát của đoạn 2,3. - Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng những chứng cứ lịch sử nào? Nhận xét gì về cách đưa dẫn cứng trong văn này? Giọng văn ở đây như thế nào? - Giảng bình nâng cao - Đọc lại đoạn “ Đồng bào ta (Để c/m, làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của dân ta, Bác đưa ra hàng loạt dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tác giả đã chứng minh vấn đề bằng cách lập luận theo trình tự thời gian (từ quá khứ lịch sử g hiện tại: "từ xưa nay"). ? Qua phân tích em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả? Với nghệ thuật lập luận đó đã làm rõ nội dung gì? - Khái quát ghi nhận KT (2). Chuyển ý: - Trước khi đề ra nhiệm vụ Bác Hồ đã phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước. Đó là những biểu hiện gì? Và được so sánh như thế nào? ? Sau khi giúp mọi người hình dung được 2 trạng thái: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ của tinh thần yêu nước, Bác đã đề ra nhiệm vụ gì? - Khái quát KT (2). HĐ3: Tổng kết: ? Nêu những nét đặc sắc về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn? Vì sao nói đây là một văn bản nghị luận chính trị - xã hội, thể chứng minh rất mẫu mực? * Liên hệ- ? Theo em, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong những hoàn cảnh khác, đặc biệt là ngày nay? * Tích hợp : Tinh thần yêu nước của Bác Hồ * Luyện tập: Hoạt động của HS Trả lời theo chú thích. Đọc, nhận xét. Trả lời, gạch chân = bút chì dưới câu chốt " Dân ta có của ta" Tìm bố cục. Thảo luận. Trình bày, nhận xét. Thực hiện. Trình bày. Đọc lại đoạn: "Đồng bào ngày nay nơi lòng nồng nàn yêu nước". Suy nghĩ trả lời. Thảo luận. Đọc ghi nhớ SGK. Luyện tập Thực hiện (2) tại lớp. E/ Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nghệ thuật lập luận và những đặc sắc trong cách diễn đạt. - Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến " tiêu biểu của một dân tộc anh hùng". - Tìm đọc một số văn bản nghị luận của Hồ Chí Minh. - Viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu luyện tập 2. Bài sắp học: Câu đặc biệt - Đọc kĩ từng mục, thực hiện các yêu cầu tìm hiểu bài ở từng mục. - Chú ý thực hiện vào vở (bảng ở mục II, SGK) G. RKN, bổ sung:
Tài liệu đính kèm: