Giáo án Ngữ văn 7 tiết 91, 92

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 91, 92

TUẦN 25

TIẾT 91 – TẬP LÀM VĂN

CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, về văn bản

lập luận chứng minh để học cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn. Qua đó nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh.

2. Kĩ năng: HS bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận

chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài.

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 91, 92", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:15/ 02/ 2012
TUẦN 25 
TIẾT 91 – TẬP LÀM VĂN
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, về văn bản
lập luận chứng minh để học cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn. Qua đó nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Kĩ năng: HS bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận
chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài.
CHUẨN BỊ:
-GV nghiên cứu bài, soạn bài.
- HS học bài cũ, soạn bài mới.
- Phương pháp: Đàm thoại, diễn giảng.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi:	Cách làm một bài văn nghị luận?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-HS đọc kĩ đề văn ở SGK, trả lời câu hỏi.
?Em hãy xác định yêu cầu chung của đề?
? Câu tục ngữ khẳng định điều gì? Chí có nghĩa là gì? Nên là gì?
? Muốn chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn ta có thể lập luận bằng phương pháp nào?
? Về lí lẽ, nếu hiểu chí là ý muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì tốt đẹp, nên có nghĩa là kết quả, là thành công thì có thể nêu lí lẽ như thế nào?
? Có thể nêu lên dẫn chứng tiểu biểu nào? 
- là các tấm gương bền bỉ, tiêu biểu của những HS nghèo vượt khó, những người lao động, VĐV, nhà khoa học, doanh nghiệp không chịu khuất phục trước khó khăn, thất bại.
? Một bài văn nghị luận gồm có mấy phần chính? Đó là những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần? Bài văn chứn minh có nên đi ngược lại quy luật chung đó hay không?
? Với đề văn đã cho, phần mở bài cần nêu lên và khẳng định vài trò của cái gì?
? Phần thân bài cần chứng minh trên những phương diện nào?
? Tư tưởng nêu ra trong câu tục ngữ gợi cho em suy nghĩ gì?
? Khi viết bài, giữa các đoạn văn có cần có phương tiện liên kết đoạn hay không?
-GV cho HS đọc mục 3. Sgk, trả lời câu hỏi.
? Khi viết phần MB có cần lập luận không?
? Cách MB có cách lập luận khác nhau như thế nào? có phù hợp với yêu cầu của đề bài không?
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết được với phần mở bài?
? Cần làm gì để các đoạn sau của Thân bài liên kết được với đoạn trước đó?
? Ngoài những cách nói như “ Đúng như vậy ” hay “ Thật vậy”, có cách nào khác nữa không?
? Nên viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào? nên phân tích lí lẽ nào trước? Nên nêu lí lẽ trước rồi phân tích dẫn chứng sau hay ngược lại? 
? viết đoạn văn nêu dẫn chứng như thế nào?
-HS đọc các đoạn kết bài và nêu nhận xét.
? Đoạn KB đã hô ứng với phần MB chưa? KB cho thấy luận điểm đã được chứng minh chưa?
? Từ việc trả lời các câu hỏi, em hãy cho biết cách làm một bài văn lập luận chứng minh như thế nào?
? Bài văn lập luận chứng CM gồm mấy bước?
? Dàn bài gồm mấy phần? Mỗi phần nêu lên vấn đền gì?
HS đọc ghi nhớ, GV khắc sâu lại.
Hoạt động 2:
HS đọc hai đề ở sgk, cho biết các em sẽ
làm bài theo các bước như thế nào? hai đề này có gì giống và khác so với đề văn mẫu ở trên?
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
*Đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Tư tưởng đề nêu ra: “Có chí thì nên ”
- Yêu cầu: Chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
=> Khẳng định vai trò của ý chí.
- Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
- Nên: có nghĩa là kết quả.
-Phương pháp lập luận:
+ Bằng lí lẽ.
+ Bằng thực tế cuộc sống.
2.Lập dàn bài:
a) Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
b) Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng đắn.
c) Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận ddierm đã được chứng minh.
*Chú ý: Cần có các phương tiện liên kết đoạn văn, lời văn phần kết bài cần hô ứng với phần mở bài để bài văn mạch lạc.
3.Viết bài:
- MB cần có lập luận, nêu lên luận điểm cần được chứng minh.
+ MB trực tiếp bằng cách đi thẳng vào vấn đề.
+ MB gián tiếp bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng.
+ MB gián tiếp bằng cách suy từ tâm lí con người.
- TB: đi vào chứng minh luận điểm
+ Phải có từ ngữ chuyển đoạn tiếp nối với phần MB; Giữa các đoạn văn cần có PTLK đoạn: thật vậy, quả đúng vậy
+ Viết đoạn phân tích lí lẽ trước.
+ Nêu các dẫn chứng tiêu biểu và những người nổi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có sưc thuyết phục.
-KB:
+ Nhấn mạnh luận điểm.
+ KB cần hô ứng với phần MB.
*Kết luận:
Ghi nhớ (sgk)
Luyện tập:
Câu tục ngữ và bài thơ đưa ra trong hai đề
đều có ý nghĩa tương tự như câu “ Có chí thì nên ” khuyên nhủ con người phải quyết chí bền lòng.
Hai đề trên khác nhau ở chỗ:
+ Khi chứng minh câu “có công mài sắt có ngày nên kim ” cần nhấn mạnh: Hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể hoàn thành.
+ Khi chứng minh bài “Không có việc gì khó”
cần chú ý: nếu không bền lòng thì không làm được việc; còn đã quyết chí thì việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
HS về nhà học bài, nắm được các bước làm một bài lập luận chứng minh.
Tập viết đoạn văn mở bài, kết bài, luyện viết bài làm văn theo phương pháp lập luận chứng minh cho đề văn đã cho theo gợi ý ở sgk.
	Ngày dạy:16/ 02/ 2012
TUẦN 25 
TIẾT 92 – TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Kiến thức: 	Giúp HS củng cố và khắc sậu kiến thức đã học về cách làm một bài văn lập
luận chứng minh; Có kiến thức làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý và viết các phần, đoạn
trong bài văn chứng minh.
CHUẨN BỊ:
-GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị dàn bài chi tiết cho đề văn lập luận chứng minh.
- HS học bài cũ,đọc trước đề bài và thực hiện phần chuẩn bị ở nhà vào vở bài tập.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: 	Các bước làm một bài văn lập luận chứng minh? Bố cục của một bài lập
luận chứng minh gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần? Khi làm bài các em cần lưu ý điền gì để bài văn mạch lạc và trôi chảy?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-HS đọc kĩ đề văn, chuẩn bị làm văn với đề đã cho theo trình tự các bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn ý, viết một số đoạn.
Bước 1:
? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn là gì? 
? Y/C lập luận CM ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
Bước 2:
? Nếu em là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó không?
? Em hãy diễn giải xem đạo lí Ăn quảvà Uống nướccó nội dung như thế nào?
? Em sẽ đưa những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây & Uống nước nhớ nguồn ? Chọn những biểu hiện tiêu biểu nhất để làm rõ luận điểm trong thực tế đời sống.
? Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không? Hãy kể một số lễ hội mà em biết?
? Các ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa như thế nào?
? Ngoài những nội dung được nêu ở điểm c, sgk, em thấy có thể bổ sung thêm những biểu hiện nào khác nữa?
Bước 3:
-HS xem lại những dàn bài mà em đã lập ở những bài trước, trên cơ sở đó lập dàn bài cho đề văn luyện tập.
? Bố cục của một bài lập luận chứng minh gồm mấy phần? Với đề văn này, nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần là gì?
? Đề văn yêu cầu các em chứng minh nhân dân VN từ xưa đến nay ., vậy các em cần nêu các biểu hiện của đạo lí theo trình tự nào?
*Lưu ý: Chứng minh theo trình tự thời gian:
- Từ xưa, dân tộc VN ta đã luôn luôn nhớ cội nguồn
- Đến nay, đạo lí ấy vẫn được
? Em hãy nêu các dẫn chứng cho thấy từ xưa, người VN đã luôn luôn nhớ cội nguồn?
? Ngày nay, đạo lí sống ấy được giữ gìn và phát huy như thế nào? hãy kể tên một số ngày lễ thể hiện đạo lí sống tốt đẹp đó?
? Em hãy nêu ý nghĩa của một số ngày lễ ở Việt Nam ta hiện nay?
? Ngoài các ngày lễ, chúng ta còn có các hoạt động xã hội nào thể hiện lòng biết ơn 
? Ngoài hai câu tục ngữ này, trong kho tàng VHDG chúng ta còn có những câu tục ngữ nào khuyên con người phải nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ?
? Truyền thống cao đẹp đó của con người Việt Nam khiến em có suy nghĩ gì?
Bước 4:
-HS dựa vào giàn bài đã học ở tiết trước để tập viết một số đoạn văn theo yêu cầu của sgk. Có thể tập viết 4 đoạn
? Từ đề văn luyện tập, em hãy nhắc lai những điều cần lưu ý khi làm một bài văn lập luận chứng minh?
Làm một bài văn chứng minh phải theo
trình tự hợp lí
Có bố cục 3 phần rõ ràng
Các đoạn, các phần trong bài phải có tính
liên kết
Hoạt động 2:
-HS tham gia thực hiện các bước làm bài theo hướng dẫn của thầy cô giáo.
- Bổ sung, sửa chữa những điều HS chuẩn bị theo góp ý của bạn bè và căn cứ vào tổng kết, nhận xét của GV.
*Gợi ý: Các em có thể tham khảo các đoạn MB hoặc Kết bài đã được nêu trong tiết học trước. Đọc tham khảo đoạn văn trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” để học tập cách nêu luận điểm, cách đưa dẫn chứng, cách phân tích dẫn chứng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị:
*Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”
Tìm hiểu đề:
- Điều cần phải CM là: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng là một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc VN.
- Y/C LLCM: đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để cho người đọc, người nghe thấy rõ điều được nêu ở đề bài là đúng đắn và có thật.
 Tìm ý:
- Ý nghĩa của hai câu tục ngữ:
+ Ăn quả, uống nươc là gì?
+ Kẻ trồng cây, nguồn chỉ ai?
+ Ăn quả và Uống nước có nghĩa là: Lòng biết ơn đối với những người tạo ra thành quả cho mình hưởng 
-Biểu hiện:
+ Các lễ hội tưởng nhớ tổ tiên (Lễ hội đền hùng 10.3; Lễ hội Đống Đa; Lễ hội Đức thánh Trần)
+ Các ngày cúng giỗ trong gia đình nhớ người thân đã khuất; nhớ công ơn gây dựng sinh thành..
+ Các câu ca khuyên con người phải nhớ công ơn ông bà cha mẹ
+ Các ngày lễ
+ Các hoạt động xã hội: phong trào đền ơn đáp nghĩa.
Lập dàn bài:
Mở bài:Giới thiệu đạo lí “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc.
Thân bài:
Giải thích nội dung đạo lí=> lòng biết
ơn, thể hiện ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.
Chứng minh:
Từ xưa, dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn
nhớ cội nguồn
+ Những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên: Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 ÂL); Giố Đức thánh Trần; Lễ hội Đống Đa.
+ Các ngày cúng giỗ trong gia đình: nhớ đến người thân đã khuất; nhớ công ơn gây dựng, sinh thành => nhìn lại mình để có ý thức tu dưỡng, xây dựng truyền thống gia đình.
Ngày nay, đạo lí ấy vần được giữ gìn và
phát huy
+ Các ngày lễ: Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7); ngày NGVN (20/ 11); Ngày thầy thuốc VN (27/ 2)
+ Hoạt động xã hội: Phong trào đền ơn đáp nghĩa
+ Các câu ca dao tục ngữ khuyên con người phải nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Kết bài:
- Tự hào với truyền thống cao đẹp.
- Nguyện sẽ duy trì, phát triển.
4. Viết đoạn văn:
a) Đoạn Mở bài;
b) Đoạn chứng minh bằng lí lẽ;
c) Đoạn chứng minh bằng thực tế (ngày nay:..)
d) Đoạn kết bài.
Thực hành tại lớp.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
HS về nhà học bài, luyện viết đề văn trên thành một bài văn hoàn chỉnh vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 91 92.doc