Giáo án Ngữ văn 7 tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

 Phạm Văn Đồng

I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét cơ bản vê tác giả Phạm Văn Đồng.

- Thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

- Nắm được cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét, giọng văn sôi nổi nhiệt tình của t/g.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

3. Thái độ:

- GD học sinh cách sống giản dị.

- Có ý thức học tập tấm gương đạo đức HCM.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Ngày soạn: 17 / 02 / 2012
Tiết: 93
Ngày dạy: /02 / 2012
đức tính giản dị của bác hồ
 Phạm Văn Đồng
i. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh nắm được: 
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét cơ bản vê tác giả Phạm Văn Đồng.
- Thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
- Nắm được cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét, giọng văn sôi nổi nhiệt tình của t/g.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- GD học sinh cách sống giản dị.
- Có ý thức học tập tấm gương đạo đức HCM.
ii. chuẩn bị:
- Gv: giáo án, TLTK
- Hs: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
iii. phương pháp – kĩ thuật
- Vấn đáp, tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, tư duy.
iv. tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:Kt vở soạn của học sinh.
3. Bài mới:
Trong cuốn “ Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc” Phạm Văn Đồng từng viết” Bình sinh, Hồ Chủ Tịch là người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Đã cầu kì là thiếu bản lĩnh, cố làm trò để đánh lừa thiên hạ và hậu thế....
	Hoạt động dạy - học
Nội dung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
 G/v nêu yêu cầu đọc: Mạch lạc, vừa rõ ràng, vừa sôi nổi cảm xúc. Lưu ý những câu cảm.
- Hs đọc Đ1,2-ý chính của đoạn này là gì ?
- ở phần mở đầu, câu văn nào nêu nhận xét chung ? Đây có phải là câu văn nêu luận điểm chính của bài không?
-Từ “với” biểu thị quan hệ gì giữa 2 vế câu ? Tác dụng của sự đối lập đó là gì ?
- Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác ?
- Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy?Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào? 
+Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- Lời giải thích này có tác dụng gì ?
->Giải thích và nhấn mạnh thêm một đặc trưng về “sự nhất quán” trong cuộc đời và phong cách sống của Bác.
-Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ gì của tác giả ?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này? 
(Gv chuyển ý)
i. tìm hiểu chung.
 1. Tác giả: 
Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hoá lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm .
- Trích trong bài diễn văn lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ... 
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc& tìm hiểu chú thích: SGK. 
2. Bố cục: 2 phần.
- Đoạn 1 + 2: nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
- Đoạn 3, 4, 5: Trình bày những biểu hiện cụ thể – Chứng minh. 
3. Phân tích:
a. -Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
“-Điều rất quan trọng trong... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của HCT.
->Sử dụng qh từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau.
=>Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.
 =>Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác.
->Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.
4. Củng cố:
? Câu văn nào nêu nhận xét chung về tính giản dị của Bác? Đây có phải là câu văn nêu luận điểm chính của bài không?
? Em nhận thấy tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào? Qua đó, em học tập điều gì về tính cách, việc làm của Bác?
5. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài, nắm ND bài.
- Tiếp tục sưu tầm những mẩu chuyện, những câu thơ viết về đức tính giản dị của BH.
- Chuẩn bị bài tiếp theo:” Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”.
- Hs yếu: đọc kĩ văn bản, học bài trong vở ghi.
Tuần: 26
Ngày soạn: 17 / 02 / 2012
Tiết: 94
Ngày dạy: /02 / 2012
đức tính giản dị của bác hồ (Tiếp)
 Phạm Văn Đồng
i. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh nắm được: 
1. Kiến thức:
- Tiếp tục tìm hiểu về đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
- Nắm được cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét, giọng văn sôi nổi nhiệt tình của t/g.
2. Kĩ năng:
- Phân tích, đưa ra nhận xét.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- GD học sinh cách sống giản dị.
- Có ý thức học tập tấm gương đạo đức HCM.
ii. chuẩn bị:
- Gv: giáo án, TLTK
- Hs: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
iii. phương pháp – kĩ thuật
- Vấn đáp, tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, tư duy.
iv. tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định chung như thế nào? Câu văn nào thể hiện nhận định đó? .
3. Bài mới:
	Hoạt động dạy - học
Nội dung
+ Hs đọc Đ3,4,5 - ý chính của 3 đoạn này là gì?
-Đ3 CM sự giản dị của Bác ở mặt nào ?Tác giả đã đề cập tới 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác. Đó là những phương diện nào ? (Giản dị trong sinh .hoạt, làm việc và giản dị trong quan hệ với mọi người).
-Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào ?
-Em có nhận xét gì về các dẫn chứng mà tác giả đưa ra ở đây?
-Các dẫn chứng trên cho ta hiểu thêm gì về Bác?
-Phương diện thứ 2 trong lối sống giản dị của Bác là gì?
-Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào ?
- Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng ở đây?
-Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì?
+ Gv: Đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầmtrong thế giới ngày nay” là câu sơ kết đoạn vừa có giá trị khách quan nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực.
=>Khẳng định lối sống giản dị của Bác và bày tỏ tình cảm quý trọng đối với Bác.
- Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đó dẫn những câu nói nào của Bác ? 
- Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này? 
- Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ? (Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được).
-Những lời nói và viết của Bác có tác dụng gì?
3. Phân tích (tiếp)
b- Chứng minh sự giản dị của Bác:
 Giản dị trong lối sống:
* Trong sinh hoạt, làm việc:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món...
- Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...
- Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ...
->Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
=>Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng như trong công việc.
*Trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư cho 1 đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu Miền Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
->Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu.
=>Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quý tất cả mọi người.
- Giản dị trong cách nói và viết:
- Không có gì quý hơn độc lập tự do.
-Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
->Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.
=>Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
4. Củng cố:
? Hãy dẫn những câu thơ, bài thơ, mẩu chuyện về Bác để chứng minh đức tính giản dị của Bác ?
- "Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ, đậm đà." (Tố Hữu).
- "Tôi nói đồng bào nghe rõ không"
 (02/9/1945 - Hồ Chí Minh).
- Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ. 
 Tránh nói to và đi rất nhẹ ở trong vườn."
 (Việt Phương.)
5. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài, nắm ND bài.
- Tiếp tục sưu tầm những mẩu chuyện, những câu thơ viết về đức tính giản dị của BH.
- Chuẩn bị bài tiếp theo:” Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”.
- Hs yếu: đọc kĩ văn bản, học bài trong vở ghi.
- Tiết sau viết bài văn số 5 tại lớp (2 tiết).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 93 94.doc