Giáo án Ngữ văn 7 tiết 93 - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 93 - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

 Tiết 93: Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

 ( Phạm Văn Đồng )

A. Mục tiêu: Giúp HS :

 KT: - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

 - Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

 - Nhớ và thuộc được một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.

 KN: - Đọc- Hiểu văn bản nghị luận xã hội.

 Đọc diễn cảm, phận tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn nghị luận

 TĐ(gd KNS, THND: HTVLTTG HCM): Bồi dưỡng HS tình cảm kính yêu Bác Hồ,học tập lối sống giản dị., phong thái ung dung, tự tại .

 

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 7268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 93 - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết 93: Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ 
ND: ( Phạm Văn Đồng )	
A. Mục tiêu: Giúp HS :
 KT: - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
	- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả..
	- Nhớ và thuộc được một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.
 KN: - Đọc- Hiểu văn bản nghị luận xã hội.
 Đọc diễn cảm, phận tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn nghị luận 
 TĐ(gd KNS, THND: HTVLTTG HCM): Bồi dưỡng HS tình cảm kính yêu Bác Hồ,học tập lối sống giản dị., phong thái ung dung, tự tại .
B. Chuẩn bị:	GV: Soạn bài, tìm hiểu những tranh ảnh, mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.
 	HS: - Soạn bài theo yêu cầu Đọc - hiểu ; Tìm hiểu thêm về Bác Hồ qua
C. Kiểm tra bài cũ: Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã dùng cách nào?
	 Dựa trên cơ sở nào mà tác giả nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay?
D. Tổ chức các hoạt động dạy học: GV gợi dẫn lại hình ảnh Bác Hồ hết sức giản dị, chân thực "như một người cha già đốt lửa, dém chăn, chăm sóc giấc ngủ cho các anh bộ đội" đã làm ta hết sức xúc động.
	Còn hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nữa nhận rõ hơn phong cách cao đẹp này của Người qua một đoạn văn nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng - người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ.
Nội dung
I.Đọc,tìm hiểu chung :
1. Tác giả, tác phẩm :
 ( SGK/54)
2. Bố cục :
a, Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị,thanh cao của Bác Hồ.
b,Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống,việc làm
II.Đọc-hiểu văn bản : 
1.Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ;:
Với giọng văn sôi nổi, ngôn từ trong sáng, chuẩn mực, tác giả khẳng định: 
Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị vĩ đại với đời sống thanh bạch , giản dị của Bác Hồ.
2.Chứng minh sự giản dị của Bác:
Bằng hệ thống luận cứ toàn diện, dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực, tác giả làm sáng tỏ : giản dị là phẩm chất cao đẹp của Bác. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hóa của Người. 
3. Thái độ của tác giả:
- Những bình luận của tác giả chân thực xúc động, mang tính khái quát cao. Đó là tiếng nói của sự cảm phục, kính yêu, ngợi ca chân thành.
III. Tổng kết:
NT: Lập luận theo trình tự hợp lí.
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
Ý nghĩa văn bản: 
- Ca ngị phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của CT HCM.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của CT HCM
IV. Luyện tập:
Hoạt động của GV
HĐ1 : Đọc-tìm hiểu chung:
-Em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
HD đọc : Giọng rõ ràng,mạch lạc,thể hiện được tình cảm của tác giả.
Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ:giản dị,nhất quán ,thâm nhập,
? Bài văn này nghị luận về vấn đề gì?
?Trong văn bản này,tác giả đã sử dụng phép lập luận nào là chính?
?Hãy cho biết mục đích chứng minh của văn bản này là gì?
Để đạt được mục đích đó tác giả đã lập luận theo trình tự nào? Hãy trình bày bố cục của bài văn 
HĐ2: Đọc - hiểu văn bản
?Em hãy cho biết luận điểm chính của bài được thể hiện rõ ở câu văn nào ?
-Yêu cầu HS nêu nhận xét về cách lập luận trong phần đầu của đoạn văn:
?Em có nhận xét gì giọng điệu ở pđầu của văn bản?
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ,tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- Hãy nêu nhận xét của em về nghệ thuật chứng minh ở đoạn này
? Những chứng cứ tác giả đưa ra để chứng minh có tính thuyết phục không? Tại sao?
-G giải và đưa cho HS xem những minh chứng về sự giản dị của Bác, kể(đọc) một số câu thơ, mẩu chuyện
?Trong đoạn văn này,tác giả đã dùng hình thức chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm
- Hãy chỉ ra các câu văn bình luận, biểu cảm và nêu tác dụng của chúng 
( Để kết lại từng ý - Sau khi nêu dẫn chứng, khi kết thúc mỗi luận cứ, tác giả đưa ra một nhận xét, bình luận về ý nghĩa sâu xa của sự giản dị ở Bác:
-"Ở việc làm nhỏ đó,kính trọng như thế nào người phục vụ"
-Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết ..
?Trong đoạn văn em vừa đọc, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tinh giản dị của Bác 
?Ở đoạn cuối của văn bản, để làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong cách nói và viết, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? Vì sao tác giả đưa ra những dẫn chứng đó?
?Chốt : Qua tìm hiểu phần 2, em có nhận xét gì về cách lập luận chứng minh của tác giả? Với cách lập luận đó tác giả làm rõ nội dung gì?
HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
?Hãy nêu giá trị cơ bản về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
?Qua bài này, em rút ra được bài học gì về lối sống, tác phong sinh hoạt, nói và viết cho bản thân và mọi người? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
*Luyện tập: chia lớp: 2 đội A, B: Tìm ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác 
-Đọc thêm: Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc 
Hoạt động của HS
-Đọc chú thích(*)
-Giới thiệu tác giả 
-Đọc
 Nhận xét 
Trả lời cá nhân
(Đức tính giản dị của Bác Hồ )
Phép lập luận chứng minh
Để mọi người thấy rõ đức tính giản dị và noi theo 
-Đọc lại phần đầu văn bản. Nêu câu văn 
(Đó là sự nhất quán vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ 
Nhận xét cách lập luận
-Đọc:"Con người của Bác Thắng ,Lợi"
-Thảo luận -trình bày 
-Đọc tiếp đoạn:
"Nhưng chớ hiểu lầm  thế giới ngày nay
- Chỉ ra các câu văn
-Đọc đoạn cuối 
 -Thảo luận nhóm
Rút ra nhận xét chung
- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật
- Nêu bài học..
- Đọc ghi nhớ SGK
- Cá nhân trả lời
- Theo nhóm
HS đọc
E. Hướng dẫn tự học: 
 1. Bài vừa học: - Đọc kĩ lại VB, nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn
 - Tìm thêm tư liệu nói về sự giản dị của Bác Hồ.
 - Đọc thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản.
 2. Bài sắp học: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
 - Đọc kĩ từng mục 
 Thực hiện các yêu cầu: + Tìm hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động?
 + Mục đích của việc chuyển đổi
G. RKN, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 93.doc