Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 12

Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 12

A. Mức độ cần đạt:

- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức:

- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

- Sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

2. Kỹ năng:

- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm.

- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.

3. Thái độ:

 - HS có ý thức trau dồi, sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và tạo tính cẩn thận trong tạo lập văn bản biểu cảm

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 	 Ngày soạn: 10/11/2012
Tiết 47 Ngày dạy: 12/11/2012
 Tập làm văn: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: 
Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
Sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm.
Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
3. Thái độ: 
 - HS có ý thức trau dồi, sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và tạo tính cẩn thận trong tạo lập văn bản biểu cảm
C. Phương pháp: 
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs
 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là bố cục trong văn bản? Điều kiện khi sắp xếp bố cục là gì? Bố cục của văn bản có mấy phần ? Nêu rõ từng phần trong văn bản miêu tả và văn bản tự sự? 
 3. Bài mới: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng vai trò quan trọng. Được sử dụng ở những mức độ khác nhau. Miêu tả và tự sự để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, chi phối cảm xúc, không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Tìm hiểu chung
GV gọi HS đọc SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.
 Bài chia làm mấy đoạn
GV:Phương thức biểu đạt của mỗi phần là gì?
GV:Tự sự và miêu tả có vai trò gì
Đọc văn bản mục 2 SGK trang 137 – 138.
GV:Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên?Cảm nghĩ của tác giả
GV: Nếu không có yếu tố tự sự miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được không?
GV: Niềm hồi tưởng đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
GV giải nghĩa: Thúng câu : Thuyền câu hình nón, đan bằng tre
GV:Kể lại nội dung bài “ bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
GV: Viết lại bài văn biểu cảm “ kẹo mầm”
GV: Muốn phát biểu cảm nghĩ, cảm xúc với đời sống xq thì chúng ta làm nhưu thế nào?
 - Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gấm cảm xúc.
 - Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc,do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
 HS đọc ghi nhớ
Luyện tập
Gọi HS đọc BT1 GV hướng dẫn HS làm
HS kể lại bằng bài văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ.
HS thảo luận nhóm – 5 phút – 4 nhóm , trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
HS làm bài tập nhóm 
GV gọi HS nhận xét và cho điểm các nhóm.
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: GV: HS viết thành bài văn biểu cảm dựa trên câu chuyện của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
 - Chuẩn bị “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”, học sinh đọc kĩ văn bản “ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng”
I.Tìm hiểu chung:
1.Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
a.Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
- Bài chia làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: tự sự (2 câu đầu ) miêu tả ( 3 câu sau ) có vai trò tạo bối cảnh chung.
+ Đoạn 2: tự sự kết hợp biểu cảm (uất ức và già yếu)
+ Đoạn 3: tự sự miêu tả và biểu cảm ( 2 câu cuối ) cam phận.
+ Đoạn 4: thuần túy biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha.
= > Các yếu tố tự sự , miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao cao quí.
Được sử dụng ở những mức độ khác nhau
b.Đọc đoạn văn
 a. Miêu tả: Bàn chân bố, ngón chân, gan bàn chân
 - Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm không bộc lộ được
 b. Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả, tự sự 
=>Miêu tả và tự sự để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, chi phối cảm xúc, không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
* Ghi nhớ SGk
II. Luyện tập:
Bài1/138 
HS kể lại nội dung văn bản “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”, hoặc ngôi thứ ba do người kể chuyện kể lại.
Bài2/138.
+ Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa,hình ảnh người mẹ.
+ Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn nguôi.
=>Được sử dụng ở những mức độ khác nhau
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm được các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm được sử dụng với mức độ nào và vai trò của các yếu tố đó trong văn bản?
- Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
- Soạn bài “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần 12 	 Ngày soạn: 10/11/2012
Tiết 48 Ngày dạy: 13/11/2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
A. Mức độ cần đạt:
 - Củng cố kiến thức về tiếng văn bản, kĩ năng làm văn biểu cảm. Đồng thời giúp HS nhận thức rõ ưu - khuyết điểm, bố cục, lời kể , hình thức bài văn cụ thể.
 - Rèn kĩ năng viết bài văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm 
 - Giáo dục HS ý thức sửa chữa, khắc phục lỗi sai, biết tiếp thu – lắng nghe ý kiến góp ý 
B. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân
C. Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện Hs
 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài
 Hoạt động của Gv và HS
 Nội dung kiến thức
Trả bài kiểm tra văn
* Phần trắc nghiệm: Gv phát vấn để Hs trả lời, công bố đáp án.
* Phần tự luận: Yêu cầu hs nhắc lại đề, giải quyết từng câu tự luận. Gv phân tích lại.
- Gv nhận xét ưu khuyết điểm của Hs một cách cụ thể rõ, ràng.
- Phần chữa lỗi cụ thể lồng vào bài viết số 2 
Trả bài viết số 2
GV ghi đề bài lên bảng và nêu yêu cầu chung của một bài văn biểu cảm
HS trả lời theo ý kiến cá nhân
GV cho Hs xung phong ghi dàn ý sư lược lên bảng.
GV:Nêu những ưu điểm của HS nắm được kiểu văn biểu cảm, bài viết với cảm xúc chân thật
GV: Chỉ ra những nhược điểm: Nội dung bài văn biểu cảm, cách sắp xếp các ý cần miêu tả như thế nào.
GV nhận xét chung về kiến thức 
GV: Chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu trong văn biểu cảm
GV thống kê những lỗi của HS .
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở
GV: Lựa bài khá nhất của bạn Dôi, Anh đọc trước lớp để các em khác học.
Đọc bài yếu để sửa lỗi : Tiểu, Sun, Ky,...
GV trả bài cho HS sửa lỗi chính tả chéo để rút kinh nghiệm cho mình, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm. Ghi điểm
I. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
1. Đề bài
2. Đáp án và thang điểm (Xem tiết kiểm tra)
3. Nhận xét chung
a.Ưu điểm: 
- Biết làm bài văn trắc nghiệm kết hợp tự luận. 
- Nắm được kiến thức về thể loại, tác giả.
b.Nhược điểm:
- HS chưa biết cách làm bài văn tự luận nhỏ, nhiều bài để giấy trắng.
- Diễn đạt còn dài dòng, lủng củng, viết câu chưa chuẩn.
- Hiểu sai nội dung bài «  Bánh trôi nước »
- Không nói được thân phận người phụ nữ trong bài thơ
4. Sửa lỗi cụ thể: ( Rèn lại cách làm câu hỏi tự luận cho HS)
II. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
1. Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu thích.
2. Dàn ý và thang điểm
a.Mở bài: (1.0 điểm).
- Giới thiệu loài cây
- Lý do em yêu thích
b.Thân bài: (7.0 điểm). 
- Các đặc điểm gợi cảm của cây: rễ, thân, lá
- Cảm nhận, cảm nghĩ, cảm tưởng của em về cây
- Ý nghĩa của cây trong cuộc sống
- Ý nghĩa của cây đối với bản thân em
c. Kết bài: (1.0 điểm)
- Tình cảm của em đối với loài cây đó.
3. Nhận xét chung
a.Ưu điểm: 
- Cảm xúc chân thực, loài cây gần gũi quen thuộc.
- Nắm được yêu cầu của văn biểu cảm
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng
b.Nhược điểm:
- Một số bạn chưa tự giác làm bài còn chép văn người khác.
- Diễn đạt ý dài dòng, lủng củng, không rõ ý.
- Một số bài chia không rõ ràng bố cục, thiếu mở bài, kết bài.
- Sai quá nhiều chính tả, đầu dòng không viết hoa, tên riêng người không viết hoa
4. Sửa lỗi cụ thể
a. Về kiến thức: cây xoài cao 1m50g, người con gái đi bán bánh trôi.
b.Về cách diễn đạt 
- Lỗi diễn đạt: 
+ Cung cấp đủ cho cây phân bón cho cây-> Bón phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
+ Thân cây xoài em dài đẹp to cao-> Cây xoài nhà em vừa to vừa cao.
+ Vị ngọt ngào cho các dân tộc-> Mít mang lại hương vị ngọt ngào cho mỗi người dân.
- Lỗi dùng từ: Em trồng 2 quả khế-> Cây khế. Kỉ niệm ông ngoại để lại kỉ niệm-> Thừa từ. Cây đã chín tươi tốt-> Trái chín trĩu cành. Trong số loài cây-> Trong các loài cây.
- Lỗi viết câu: 
+ Lúa là một người giúp đỡ cho mọi rất nhiều-> Lúa là cây lương thực chính của người dân Việt Nam.
+ Trong miền làng quê hương của dân tộc ta-> Lộn xộn không rõ chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
+ Lỗi chính tả rất nhiều : xum xuê-> sum suê, mùa suân-> mùa xuân, sương rồng-> xương rồng, giao-> dao,...
5. Đọc bài
6.Trả bài-ghi điểm
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA VĂN
Lớp
SS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
7a1
35
7a2
37
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 2
Lớp
SS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
7a1
35
7a2
37
D/Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Tuần 11 Ngày soạn: 03/11/2012
Tiết 41 Ngày dạy: 05/11/2012 
 KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng về ca dao, thơ trữ tình Trung Đại và thơ Đường luật. Kiểm tra khả năng hiểu nội dung, cảm thụ văn bản của các em.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra trên lớp 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong văn bản thơ trữ tình Trung đại, một số bài thơ Đường Trung Quốc.
- Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
 Cấp độ
 Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Văn bản
- Nhận biết tác giả, thể thơ, ca dao
- Hiểu nội dung, nghĩa và nghệ thuật của văn bản
Số câu: 6
Số điểm: 3,0 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 6
Số điểm: 3 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Số câu: 3
Số  ... ơng phản gây ấn tượng mạnh,làm cho lời nói thêm sinh động.
 GV: gọi HS đọc ghi nhớ
 Luyện tập
Bài 1
HS đọc yêu cầu BT 1- làm BT
Bài 2
GV: Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm
Nêu yêu cầu BT
Bài 3
HS lên bảng điền
HS thực hành viết đoạn văn  thwo thảo luận nhóm – 5 phút : GV hướng dẫn, HS xác định cặp từ trái nghĩa, sau đó mới đưa vào đoạn văn
Gv nhận xét, sửa chữa
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: HS đọc lại văn bản và tự tìm hiểu, chi rõ các cặp từ trái nghĩa đó.
Chuẩn bị bài: Đọc bài, tìm hiểu khái niệm, nghĩa của các từ đồng âm.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là từ trái nghĩa
a. Tìm từ trái nghĩa 
 - Ngẩng – cúi ( hoạt động )
 - Trẻ - già ( tuổi tác )
 - Đi - về ( di chuyển )
b. Tìm từ trái nghĩa với từ già:
 - Rau già – rau non.
 - Cau già – cau non.
* Ghi nhớ SGK
2. Sử dụng từ trái nghĩa.
 a. Các cặp từ trái nghĩa ở 2 ví dụ trên
 - Tạo phép đối
 b. Thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa
Ví dụ : Chân ướt chân ráo.
 Gương vỡ lại lành.
 Ba chìm bảy nổi
 Đầu xuôi đuôi ngược
 Lên thác xuống ghềnh... 
 - Tác dụng : tạo hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh.
* Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập.
Bài1/129 Từ trái nghĩa.
Lành – rách , giàu – nghèo, ngắn – dài , đêm – ngày, sáng – tối.
Bài2/129 Từ trái nghĩa.
 Cá tươi – cá ươn. Chữ xấu – chữ đẹp
 Hoa tươi – hoa héo Đất xấu – đất tốt
 Ăn yếu – ăn khỏe.
 Học lực yếu – học lực giỏi
Bài3/129 Điền từ trái nghĩa thích hợp.
 Chân cứng đá mềm. Vô thưởng vô phạt
 Có đi có lại. Bên trọng bên khinh
 Gần nhà xa ngõ. Buổi đực buổi cái
 Mắt nhắm mắt mở. Bước thấp bước cao
 Chạy sắp chạy ngữa. Chân ướt chân ráo
Bài 4 : Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương đất nước có sử dụng từ trái nghĩa
III.Hướng dẫn tự học
- Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản.
- Soạn bài: “Từ đồng âm”
E. Rút kinh nghiệm
..................
.................................................................................................................................................................................
..................
Tuần 11 Ngày soạn: 04/11/2012
Tiết 43 Ngày dạy: 06/11/2012 
 Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG ÂM
A. Mức độ cần đạt:
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: - Khái niệm từ đồng âm.
 - Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kỹ năng: - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
 - Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 C. Phương pháp: - Phát vấn, thuyết trình, HS thảo luận nhóm, hoạt động độc lập.
D. Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs
 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ và đặt câu với từ trái nghĩa đó ?
 3. Bài mới: Gv vào bài bằng câu đố “ Mồm bò mà không phải mồm bò” là con gì? Gv gợi ý nghĩa hai từ “bò”
Rồi vào bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách giải câu đố trên.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Tìm hiểu chung
 GV gọi HS đọc SGK trang 135 mục 1
GV:Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2 ví dụ
GV:Nó thuộc từ loại nào ?Vì sao em biết ?
GV: Hai từ “lồng” trên có gì giống và khác nhau ?
HS: Nghĩa khác nhau. Âm đọc giống nhau
GV: Thế nào là từ đồng âm ?
Ví dụ : đường ( đi ) – đường ( ăn )
 ( cái ) bàn – bàn ( luận )
HS đọc ghi nhớ
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 135. ? Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên?
HS : Ngữ cảnh.
GV: Câu trên nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ?
HS: Suy nghĩ và trả lời độc lập
GV: Hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa
- Đem cá về mà kho
GV:Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời, đọc ghi nhớ
Luyện tập
Bài 1 :
GV: Tìm từ đồng âm
HS: chia cặp và thảo luận – 3 phút
Bài 2
GV: Tìm nghĩa khác nhau của từ “cổ” và giải thích ?
Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của danh từ đó ?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Đặt câu
HS thảo luận nhóm- 4 phút
GV: Tìm biện pháp được sử dụng trong bài tập 4
HS: Suy nghĩ và trả lời
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: HS tìm từ đồng âm trong thơ ca..như
 Bà già đi chợ cầu Đông
Lợi thì có lợi mà răng không còn.
- Kiến bò đĩa thịt bò
- Bà ta đang la con la
Chuẩn bị bài : Đọc bài, tìm hiểu khái niệm, cấu tạo của thành ngữ.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là từ đồng âm?
a. Ví dụ SGK
* Nhận xét
- Lồng 1 : động từ ->chỉ hoạt động phản ứng của con ngựa
- Lồng 2 : danh từ ->chỉ tên đồ vật đan bằng tre nứa.
 => Từ đồng âm	
 b.Kết luận: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
* Ghi nhớ SGK/136
2. Sử dụng từ đồng âm.
 a. Để phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên ta phải dựa vào ngữ cảnh.( câu văn cụ thể )
 b. Ví dụ : Đem cá về kho
- Từ kho có hai nghĩa.
a.1 Kho : cách chế biến thức ăn.
a.2 Kho : nơi chứa cá 
à đem cá về mà kho hoặc đem cá về để nhập kho.
=> Kết luận : Trong giao tiếp phải chú ý đấy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
* Ghi nhớ SGK/136
II. Luyện tập
Bài1/136 Từ đồng âm.
- Cao : ở trên mức bình thường ( cao điểm)
 cao lương
- Ba : số ba ( số ) - Sức : sức khỏe 
 ba mẹ đồ trang sức
- Tranh : tranh giành - Nhè : khóc nhè
 bức tranh. nhè chổ yếu mà đánh
- Sang : sang giàu - Tuốt : tuốt lúa
 sang sông ăn tuốt hết cả
- Nam : nam nhi - Môi : môi son
 miền Nam môi giới
Bài2/136 Các nghĩa khác nhau của danh từ.
 a.Cổ : Phần giữa đầu và thân
 - Cổ tay : Phần giữa bàn tay, cánh tay
 - Cổ áo : Phần trên nhất của chiếc áo
 - Cổ chai : Phần giữa miệng chai và thân chai
b. Cổ 1 : Nghĩa gốc
 Cổ 2 : Xưa ( cổ đại, cổ xưa, cổ kính,  )
-> Nghĩa chuyển
Bài 3/136 Đặt câu
- Chúng em ngồi vào bàn để bàn về kỉ niệm 20-11.
- Con chim sâu bị rơi xuống hố rất sâu .
- Năm xưa em học lớp năm
Bài 4/136 Biện pháp được sử dụng.
Anh chàng lợi dụng từ đồng âm.
Vạc đồng: dụng cụ nấu thức ăn bằng đồng( lớn )
Vạc đồng : một loài chim giống cò sống ở ngoài đồng.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm được khái niệm từ đồng âm, lấy ví dụ, cách sử dụng từ đồng âm
- Tìm một bài ca dao hoặc thơ, tục ngữ, câu đối.. có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
- Soạn bài: “ Thành ngữ”
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............................................................................................................................................................................
...............
Tuần 11 Ngày soạn: 04/11/2012
Tiết 44 Ngày dạy: 06/11/2012 
 Luyện nói: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, SỰ VIỆC, CON NGƯỜI
A. Mức độ cần đạt:
- Rèn kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Cách thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
 - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
 - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
 - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ: 
 - Mạnh dạn, rèn tác phong đứng trước đám đông trình bày một vấn đề.
 C. Phương pháp: 
 - Phát vấn, thuyết trình, HS thảo luận nhóm, hoạt động độc lập theo ý kiến cá nhân.
D.Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định lớp: 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài Luyện nói ở nhà của các nhóm
 3. Bài mới: Để giúp các em mạnh dạn, tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông và năng cao khả năng thuyết trình của mình. Chúng ta đi vào bài luyện nói và xem trước khi trình bày vấn đề, người đứng thuyết trình sẽ làm gì ? Bộc lộ cảm xúc của mình như thế nào ? Bài học hôm nay các em sẽ rõ hơn về điều đó. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Tìm hiểu chung
 GV ôn lại một số kiến thức cũ liên quan đến văn biểu cảm
 Gv hướng dẫn phân biệt văn nói với văn viết và cách thức trình bày bài văn nói
- Câu văn không quá dài, nội dung không quá nhiều chi tiết
* Mẫu chung của bài văn nói
 - Mở đầu: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn em xin trình bày bài nói
 - Nội dung
 - Kết thúc: Em xin ngừng lời ở đây, cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Luyện tập
* HS đọc đề bài SGK
GV chia nhóm cho HS thảo luận cách lập dàn ý 
- Nhóm 1: mở bài
- Nhóm 2: thân bài
- Nhóm 3: kết bài
- Nhóm 4 : thân bài
GV nhận xét và cho HS viết theo bố cục
GV ra đề cho HS phát biểu.
Mỗi nhóm tự chọn một bạn đại diện nhóm trình bày
GV cho HS phát biểu trước lớp HS khác bổ sung.GV nhận xét.
GV hệ thống bài học- Nhận xét chung 
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: HS đọc lại văn bản và tự tìm hiểu, chi rõ các cặp từ trái nghĩa đó.
Chuẩn bị bài: Đọc trước bài, tìm hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm.
I. Tìm hiểu chung
- Biểu cảm về sự vật, con người là bộc lộ tình cảm, thái độ với sự vật, con người.
- Có 2 cách thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
II. Luyện tập
1. Dàn ý cho đề bài: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo, những “người lái đò” đưa “thế hệ trẻ” cập bến tương lai. 
a. Mở bài
 - Trong tất cả những ai từng cắp sách đến trường đếu có những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, thầy cô, bạn bè. Một trong những kỉ niệm sâu sắc nhất để lại trong em nhiều suy nghĩ và tình cảm là hình ảnh cô giáo... kính yêu của em.
b. Thân bài
 - Mỗi chúng ta bắt đầu đi học đều học từ những chữ cái đầu tiên...trong những ngày bỡ ngỡ đó em đã được thầy cô tận tình dạy dỗ, chỉ bảo...
 - Thầy cô là những người tận tuỵ với công việc dạy chữ, dạy người. Vì vậy em luôn biết ơn và kính trọng thầy cô...
 - Kể lại kỉ niệm sâu sắc: Một lần mắc lỗi, cử chỉ thái độ của cô giáo ân cần, trìu mến, yêu thương khiến em cảm động.
 - Cứ mỗi lần nhớ lại kỉ niệm đó em lại bồi hồi nghĩ rằng: Thầy cô không chỉ là người lái đò mà còn là người mẹ nhân hậu .
c. Kết bài
 - Bản thân đã trưởng thành nhưng kỉ niệm với thầy cô...
 - Lời hứa của bản thân
2. Luyện nói
III. Hướng dẫn tự học
- Luyện nói thêm ở nhà.
- Tự luyện nói biểu cảm ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước gương.
- Soạn bài “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”
E. Rút kinh nghiệm:
................
................
................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 ngu van 7.doc