Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 13

Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 13

A. Mức độ cần đạt:

- Hiểu thế nào là thành ngữ.

- Nhận biết thành ngữ trong văn bản ; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.

- Có ý thức trau dồi vốn từ.

B. Trọng tâm kiến thức. kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Khái niệm thành ngữ.

- Nghĩa của thành ngữ.

- Chức năng của thành ngữ trong câu.

- Đặc điểm và tác dụng của thành ngữ.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thành ngữ.

- Giải thích nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi, sử dụng thành ngữ trong tạo lập văn bản hoặc trong giao tiếp

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 	 Ngày soạn: 19/11/2012
Tiết 49 	 Ngày dạy: /11/2012
 Tiếng Việt : THÀNH NGỮ
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là thành ngữ.
- Nhận biết thành ngữ trong văn bản ; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
- Có ý thức trau dồi vốn từ.
B. Trọng tâm kiến thức. kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
Khái niệm thành ngữ.
Nghĩa của thành ngữ.
Chức năng của thành ngữ trong câu.
Đặc điểm và tác dụng của thành ngữ.
2. Kỹ năng: 
Nhận biết thành ngữ.
Giải thích nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi, sử dụng thành ngữ trong tạo lập văn bản hoặc trong giao tiếp
C. Phương pháp: Phát vấn, tích hợp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài cũ ở nhà của HS
3. Bài mới: Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhân dân ta thường dùng thành ngữ. Thành ngữ được xem là một thể loại văn học dân gian. Vậy thành ngữ là gì? Thành ngữ có vai trò như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Tìm hiểu chung
GV: Hãy xét VD1 - nhận xét cụm từ "lên thác xuống ghềnh” trong câu thơ (ca dao). Có thể thay một vài từ trong cụm này bằng những từ khác được không? Có thể thêm một vài từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ được không? Vì sao minh họa và lí giải? (VD trên thác dưới ghềnh).
HS: Trả lời: 	 Không thay từ được - Không thêm từ được
	- Không đảo vị trí được. Vì nghĩa sẽ không rõ.
GV: Em rút ra kết luận gì về đặc điểm của cụm từ "lên thác xuống ghềnh".
HS: Cụm từ có tính chất cố định, khó thay đổi, thêm bớt, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
GV: Cụm từ này có nghĩa là gì? Tại sao lại nói "lên thác xuống ghềnh".
HS: Nghĩa: Gặp những khó khăn nguy hiểm. Nói như thế: Thác, ghềnh chỉ những khó khăn nguy hiểm (tượng trưng, ẩn dụ).
GV: "Lên thác xuống gềnh" là thành ngữ, em hiểu thế nào là thành ngữ?
HS: trả lời
GV: "Nhanh như chớp" có nghĩa là gì? Tại sao lại nói "nhanh như chớp"?
HS: Nghĩa là rất nhanh. Nói như thế vì ánh chớp lóe lên rất nhanh ® so sánh.
GV: Vậy muốn hiểu thành ngữ phải căn cứ vào đâu?
HS: Căn cứ vào hình ảnh, vào từ ngữ tạo nên từ ngữ.
	Đọc ghi nhớ SGK.
GV: Xét hai câu sau; chú ý phần gạch chân.
Những phần gạch chân là một thành ngữ có nhận xét gì về hiện tượng này?
HS: trả lời/nhận xét/bổ sung.
GV: Hãy sắp xếp những thành ngữ sau vào 2 cột:
Nghĩa suy ra từ 	 Nghĩa hàm ẩn
	nghĩa đen 	 (không suy được từ nghĩa đen)
HS: Tham sống sợ chết 	Lên thác xuống ghềnh
 Bùn lầy nước đọng 	Ruột để ngoài da
 Mưa to gió lớn 	 Lòng lang dạ sói
 Mẹ giá con côi 	 Rán sành ra mỡ...
GV: Hãy tìm hiểu nghĩa hàm ẩn ở nhóm 2 (giải nghĩa thành ngữ).Chú ý: nghĩa suy ra từ hình ảnh hàm ẩn.
HS: Giải nghĩa:
GV: Hãy nhắc lại; Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ phải căn cứ vào đâu?
HS: Trả lời: 	Thông qua nghĩa đen
	Thông qua phép chuyển nghĩa.
GV: Hãy phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ từ đó rút ra tác dụng của thành ngữ.
GV: Gợi: So sánh với cách nói sau và nhận xét:
GV treo bảng phụ yêu cầu Hs xét chức vụ cú pháp của thành ngữ.
HSTL nhóm trả lời.
Bảy nổi ba chìm: long đong vất vả
Tắt lửa tối đèn: khó khăn hoạn nạn
HS: nhận xét: Ngắn gọn, gợi hình ảnh, giàu tính biểu cảm
HS đọc ghi nhớ SGK (144).
 Luyện tập
Bài 1 (SGK) tr.245Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ.
Bài 2 (SGK,/145) HS tự kể lại những truyện đã học. Giải nghĩa thành ngữ:
Con rồng cháu tiên
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Bài 3 /SGK/tr.145. Điền thêm để thành ngữ được trọn vẹn.	
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý một số thành ngữ
- Chó treo mèo đậy; Mỡ để miệng mèo;Cám treo heo nhịn thèm; Một nắng hai sương; Treo đầu dê bán thịt chó;
- Chuẩn bị bài “Điệp ngữ”: Đọc bài, tìm hiểu khái niệm, các loại điệp ngữ.
I.Tìm hiểu chung:
1. Thế nào là thành ngữ ?
* VD : cụm từ "lên thác xuống ghềnh”
® Tượng trưng, ẩn dụ: những khó khăn nguy hiểm. 
- Nhanh như chớp.
® So sánh sánh với ánh chớp lóe lên rất nhanh: Nghĩa là rất nhanh
=> Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
2. Nghĩa của thành ngữ
Tham sống sợ chết
 Bùn lầy nước đọng
 Mưa to gió lớn 
Mẹ giá con côi 	
-> Nghĩa suy ra trực tiếp từ nghĩa đen
- Ruột để ngoài da: Nói hết không để lại trong lòng.
- Lòng lang dạ sói (thú): ác tâm nham hiểm.
- Rán sành ra mỡ: keo kiệt bủn xỉn...
=> Nghĩa thông qua phép chuyển nghĩa.
=> Kết luận: Có thể hiểu nghĩa thành ngữ theo nghĩa đen nhưng đa số là hiểu theo nghĩa bóng.
3. Sử dụng thành ngữ
- Ba chìm bảy nổi
-> làm chủ ngữ
- Lên thác xuống ghềnh
-> làm vị ngữ
- Tắt lửa tối đèn -> phụ ngữ của động từ.
=> Kết luận: Ghi nhớ 2
II. Luyện tập:
Bài 1 (SGK) tr.245
Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ.
a) Sơn hào hải vị, nem công chả phượng : Món năn ngon, quí hiếm.
b) Khỏe như voi: rất khỏe, sức lực dồi dào.
- Tứ cố vô thân: lẻ loi đơn độc.
c) Da mồi tóc sương: người có tuổi.
Bài 2 (SGK,/145) HS tự kể lại những truyện đã học. Giải nghĩa thành ngữ:
Con rồng cháu tiên: Cao quí thiêng liêng.
Ếch ngồi đáy giếng: Khoác lác tự cao
Thầy bói xem voi: Nói mò
Bài 3 /SGK/tr.145. 
Lời ăn tiếng nói; Một nắng hai sương.
Ngày lành tháng tốt.
III.Hướng dẫn tự học
- Nắm được khái niệm, nghĩa và vai trò của thành ngữ. Lấy ví dụ
- Hòan thành tất cả bài tập 
Duyệt của bgh – tuần 12
...
- Sưu tầm và giải nghĩa các thành ngữ mới 
- Soạn bài “Điệp ngữ”
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần 13 	 Ngày soạn: 19/11/2012
Tiết 50 	 Ngày dạy: /11/2012
 Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
	 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
A. Mức độ cần đạt:
- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Tập trình bày một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng: 
Cảm thụ về tác phẩm văn học đã học.
Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
Làm được một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi và biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài cũ ở nhà của HS
3.Bài mới: Mỗi lần đọc xong một tác phẩm văn chương, các em có cảm xúc, ấn tượng gì không? Chắc hẳn là có rồi. Vậy làm sao để thể hiện cảm nhận, suy nghĩ, cảm xúc đó? Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
Gọi Hs đọc bài văn 
Gv : Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao ấy? 
Hs: Viết về bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao ”
Gv: Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao như thế nào? Bằng cách nào ?
Hs: Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. Cảm xúc của tác giả được bắt đầu gợi lên từ cảnh minh hoạ trong bài học có một bóng người đội khăn, mặc áo dài ...mờ mờ.
GV: Từ cảm xúc ban đầu ấy, nhà văn đã có những liên tưởng, tưởng tượng gì ? 
Hs: Tác giả đã liên tưởng tượng đấy là một người quen thật của mình như là một nhân vật trữ tình trong bài ca gắn với từng lời ca ( 2 câu đầu ). Rồi tưởng tượng ra 1 con nhện lơ lửng trong khoảng không gian giữa cái mạng tơ rung rung trước gió, tưởng tượng tiếng gió khuya vi vu, đặc biệt là tưởng tượng ra cảnh ngóng trông và tiếng kêu tiếng nấc của nguời trông ngóng. Hai câu tiếp theo tác giả liên tưởng và phát biểu cảm nghĩ của mình về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương với Ngưu Lang - Chức Nữ. Hai câu cuối tác giả liên tưởng đến dòng chảy Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình trong bài ca đang nói với sông với nước -> Lời nhân vật nói với sông cũng là những suy ngẫm của tác giả đối với bài ca dao, đối với người tình trong bài ca dao.
Gv: Những nội dung trên còn được thể hiện trong hình thức cụ thể nào 
ở 2 câu “”để thể hiện cảm xúc tg đã dùng thán từ “a’’, trực tiếp bôc lộ tình cảm với những câu đặc biệt. Đoạn văn cảm nghĩ về 2 câu cuối tác giả dùng nhiều câu cảm thán để biểu cảm 
Gv: Đó chính là một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Qua tìm hiểu bài văn hãy nêu hiểu biết của em về cách làm biểu cảm về tác phẩm văn học 
- Hs trình bày 
- Gv khái quát: Biểu cảm về tác phẩm văn học ?
Gv : Đọc lại văn bản, chỉ ra các phần MB- TB- KB của bài văn vừa tìm hiểu 
Hs: MB: Từ đầu đến tối mờ mờ 
 TB : Tiếp từ “ có lúc ....ta” -> Những cảm xúc suy nghĩ do bài ca dao gợi nên 
 KB : Phần còn lại 
GV: Từ phần tìm hiểu trên, em hãy khái quát về bố cục của một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học về tác phẩm văn học 
Hs : Phát biểu 
GV khái quát lại 
Luyện tập
GV: Hướng dẫn Hs phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Bánh trôi nước”. 
a. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: đề tài, thể loại, nội dung cơ bản
b. Thân bài: Nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
c. Kết bài: Đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của bài thơ.
HS: Thảo luận nhóm 5 phút. Sau đó 2 bạn cùng bàn sẽ làm 1 dàn ý.
GV chọn 2 dàn bài mẫu để ghi bảng.
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: HS có thể viết mở bài hoặc một đoạn của phần thân bài, hoặc có thể viết cả bài hoàn chỉnh. Chú ý đến bộc lộ cảm xúc, lời văn, bố cục
- Hs có thể tùy chọn: đối tượng biểu cảm là bố, mẹ, ông, bà, anh, chị
- Ngoài ra, Hs có thể tham khảo đề văn biểu cảm về thầy (cô) giáo.
I.Tìm hiểu chung:
1. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
* Cảm nghĩ về bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”.
-Tác giả đã phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách: Tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về những hình ảnh, chi tiết trong bài.
+ Tưởng tượng hình ảnh con người và con nhện ngóng trông cùng với tiếng kêu, tiếng nấc vò xé cõi lòng.
+ Liên tưởng: một người quen thật của mình ở phương xa, Ngưu Lang- Chức Nữ, sông Ngân
+ Hồi tưởng: lời thầy giáo giảng
+ Suy ngẫm về sông Tào Khê.
2. Ghi nhớ
a) Biểu cảm về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm
b) Bố cục 
* Mở bài :
- Giới thiệu tác phẩm: đề tài, thể loại, tác giả ...
- Hoàn cảnh tiếp xúc với tácphẩm 
- Nêu cảm nhận chung về tácphẩm 
* Thân bài : Nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên 
* Kết bài : Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm 
II. Luyện tập:
Bài 1 (SGK) 
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
* Dàn ý :
a. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: đề tài, thể loại, nội dung cơ bản
b. Thân bài: Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa, tư tưởng của bài thơ.
“ Thân em” Chỉ người phụ nữ.
- Hình ảnh chiếc bánh trôi -> ngoại hình của người phụ nữ.
- Quá trình làm bánh: Cuộc đời, thân phận phụ nữ.
- “Tấm lòng son” ản dụ cho tấm lòng chung thủy.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ hàm xúc, thành ngữ, mô tip quen thuộc.
- Tư tưởng: Cảm thông, chia sẻ, ngợi ca người phụ nữ trong xã hội cũ.
c. Kết bài: Nhìn nhận lại giá trị của bài thơ.
III.Hướng dẫn tự học 
- Nắm được khái niệm, cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Dựa vào dàn ý đã lập, HS tập viết một đoạn văn cho đề bài trên.
Hướng dẫn bài viết số 3
- Hs xem lại kiểu bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân. Chú ý: bố cục, đối tượng biểu cảm, cách làm.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần 13 	 Ngày soạn: 22/11/2012
Tiết 51-52 	 Ngày dạy: 25/11/2012
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn biểu cảm vào việc tạo lập văn bản biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người, có bố cục 3 phần
 - Rèn kỹ năng tạo lập văn bản biểu cảm.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.
III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Đề bài: : Thầy (cô) giáo - người đã dạy dỗ và cho em kiến thức. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về người thầy (cô) mà em yêu quý nhất?
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Thầy (cô) giáo - người đã dạy dỗ và cho em kiến thức. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về người thầy (cô) mà em yêu quý nhất?
a.Yêu cầu chung :
- Kiểu văn bản: Biểu cảm
- Đối tượng nêu cảm nghĩ: về thầy cô giáo
- Mục đích: Thể hiện cảm xúc của bản thân về thầy, cô giáo.
- Nội dung: Phát biểu cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý 
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. 
*Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
a.Mở bài: 
- Giới thiệu thầy (cô) giáo và nêu ấn tượng của em đối với thầy ( cô) giáo đó.
b.Thân bài: Miêu tả cụ thể hình ảnh thầy, cô ở các mặt sau:
- Miêu tả những nét tiêu biểu của thầy (cô) giáo và bộc lộ những suy nghĩ của em
- Kể lại một vài đặc điểm (thói quen), tính tình và phẩm chất của người thầy (cô giáo) đó
- Gợi lại kĩ niệm của em đối với thầy (cô) giáo, những suy nghĩ và mong muốn , lời hứa hẹn của em ...đối với mối quan hệ ấy.
c.Kết bài: 
- Khẳng định ấn tượng và cảm xúc chung của em về thầy ( cô ) giáo đó.
1.0 điểm
1.0điểm
7.0 điểm 
1.0 điểm
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 ngu van 7.doc