Giáo án Ngữ văn 7 tuần 14 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 14 - Trường THCS Hiệp Thạnh

TIẾNG GÀ TRƯA

 - Xuân Quỳnh -

I . MỤC TIÊU

 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu.

 - Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

II. KIẾN THỨC CHUẨN

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

- Cơ sở lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống mỹ: Những kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 

doc 14 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1451Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 14 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13
Tuần : 14 	 Ngày soạn : 29/10/2010 
Tiết : 53 – 54 	Ngày dạy : 8-03/11/2010 
TIẾNG GÀ TRƯA
 - Xuân Quỳnh - 
I . MỤC TIÊU
	- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu.
	- Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống mỹ: Những kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu.
2. Kỹ năng 
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 - KHỞI ĐỘNG 
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
1. Đọc thuộc lòng hai bài thơ : “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh ? Qua hai bài thơ chúng ta hiểu được tính cách và tình cảm của Bác như thế nào ?
- GV nhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài: Tiếng gà trưa: âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên , khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ . Theo âm thanh ấy Xuân Quỳnh đã dẫn dắt chúng ta trở về những kỉ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm nhận được trái tim trân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ :”Tiếng gà trưa”.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh trả bài.
- HS chú ý lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2 - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
- Yêu cầu : HS đọc chú thích SGK - 150 .
Hỏi : Hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả ?
- Giáo viên : Cho HS xem chân dung nữ sĩ Xuân Quỳnh .
- Giáo viên : Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thơng tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Hỏi : Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
Hỏi : Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? 
- Giáo viên : Bài thơ này viết theo thể thơ ngũ ngôn. Thể thơ ngũ ngôn của Việt Nam được viết từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và Vè dân gian có nhiều khổ (Mổi khổ 5 câu ) vần liền ở câu 2,3 cuối câu 4,5.
- Hướng dẫn cách đọc : Nhịp 3/2 , 2/3 , nhấn mạnh điệp câu , điệp ngữ , tiếng gà trưa ở đầu các khổ 2 , 3 , 4 , 7 . Giọng vui , bồi hồi .. 
- Giáo viên : đọc bài thơ .
- Yêu cầu : HS đọc lại .
- Nhận xét cách đọc .
Hỏi : Bài thơ được chia bố cục như thế nào 
Hỏi : Bài thơ nói lên những tình cảm gì trong cuộc sống ? 
- Yêu cầu : HS đọc phần chú thích từ khó SGK .
- HS đọc chú thích .
- HS trả lời.
- HS : Xem chân dung Xuân quỳnh .
- HS trả lời .
- HS : Thơ ngũ ngôn .
- HS chú ý lắng nghe .
- HS theo dõi .
- HS đọc lại .
- HS trả lời :
+ Khổ 1:Tiếng gà trưa gợi lên kí ức tuổi thơ .
+ Khổ 2: Kỉ niệm về những con gà.
+ Khổ : 3,4,5,6 :Kỉ niệm về người bà.
+ Khổ 7,8 :Mơ ước tuổi thơ –hiện
 tại của người chiến sỉ..
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS đọc chú thích từ khó .
I. GIỚI THIÊỤ :
 1. Tác giả : 
Xuân Quỳnh (1942 -1988) , là nhà thơ trưởng thành thời chống Mỹ.
- Nhà thơ nữ xuất sắc trong nề thơ hiện đại Việt Nam ,
2.. Tác phẩm
- Thơ Xuân Quỳnh giản dị mà tinh tế, sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình , biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng coa đẹp.
a) Hoàn cảnh sáng tác 
 Sáng tác trong những năn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ .
 In trong tập : “ Hoa dọc chiến hào ” 1968 . In lại trong tập “ Sân ga chiều em đi ” 1984 .
b) Thể thơ : Thể thơ ngũ ngôn ( 5 tiếng ) .
c. Bố cục :
- Khổ 1:Tiếng gà trưa gợi lên kí ức tuổi thơ .
- Khổ 2: Kỉ niệm về những con gà.
- Khổ : 3,4,5,6 :Kỉ niệm về người bà.
- Khổ 7,8 :Mơ ước tuổi thơ - hiện tại 
 của người chiến sỉ..
3.. Đại ý
“Tiếng gà trưa” gọi về những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
HOẠT ĐỘNG 3 -– PHÂN TÍCH
- Yêu cầu : HS đọc lại hai khổ thơ đầu .
Hỏi : Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gởi từ sự việc gì ? 
Hỏi : Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sỉ , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ ?
Hỏi : Phân tích vẻ đẹp của câu thơ “ Ổ rơm hồng những trứng” ?
- Giáo viên : nhận xét và chốt lại và cho HS xem ảnh “ Con gà mái vàng”
Hỏi : Qua những kỉ niệm trên bài thơ đã gợi lại những tình cảm gì của tác giả ?
Hỏi : Trong khổ thơ 1và khổ 2 , tác giả sử dụng biên pháp nghệ thuật gì ? 
Hỏi : Điệp từ “ nghe , này ” nói lên điều gì 
Chốt : Điệp từ “ nghe” 3 lần liên tiếp đặt ở đầu câu thơ và điệp từ “ này” 2 lần đặt ở đầu câu thơ nhưng cách quãng gây ra những liên tưởng nghệ thuật khác nhau .
Chuyển ý : Tuổi thơ của tác giả có những kỉ niệm và tình cảm đẹp với những con gà . Ngoài ra tác giả còn có những kỉ niệm đẹp với ai ? Chúng ta sang phần hai.
- Yêu cầu : HS đọc lại các khổ thơ .
Hỏi :Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ , hình ảnh ai in đậm nhất trong ký ức tác giả ?
Hỏi : Đầu tiên hình ảnh người bà hiện về qua ký ức của tác giả là gì ?
Hỏi : Ngoài ra hình ảnh người bà trong kỉ niệm của cháu có nét nào nổi bật ?
- Giáo viên : Treo tranh “ Người bà đang soi trứng” ( tranh tự vẽ) cho HS quan sát và theo dõi bài giảng .
Hỏi : Tình cảm của người bà dành cho cháu ra sao ?
Hỏi : Còn ngược lại tình cảm của người cháu dành cho bà ra sao ?
Chốt : Bà là hình ảnh của các bầm , các u , các mế Việt Nam với các đức tính tiêu biểu nhất . Và ở cuối phần này ta thấy có một niềm mong ước của cô bé Quỳnh khi năm hết Tết đến .
Hỏi : Niềm vui và mong ước của tuổi thơ khi xuân về là gì ?
Hỏi : Theo em tâm trạng của người cháu như thế nào khi nhận được bộ quần áo mới ?
Chốt : Niềm vui tuổi thơ nghèo cơ cực ở nông thôn Việt Nam thật đơn sơ , giản dị và cảm động biết bao phải không các em ? Giờ đây nhớ lại sống mũi còn cay cay vì những hình ảnh ấy , kỉ niệm ấy luôn gắn bó với tình yêu thương chăm sóc của bà .
Hỏi thực tế : Qua đó chúng ta thấy được điều gì từ ông bà , cha mẹ ?
Chuyển ý : Tình cảm thương yêu , kính trọng bà đã khắc sâu thêm tình yêu quê hương , đất nước .
- Yêu cầu : HS đọc hai khổ thơ cuối.
Hỏi : Hãy cho biết hai khổ thơ này nói lên điều gì ?
Hỏi : Mơ ước tuổi thơ được tác giả thể hiện như thế nào ? Qua khổ thơ nào ?
Hỏi : Mơ ước hiện tại được tác giả thể hiện qua khổ thơ nào ?
Chốt : Niềm mơ ước hạnh phúc thời tuổi thơ ( khổ 7 ) và ước mơ chiến đấu trong hiện tại của tác giả được kết tinh khổ thơ cuối rất đặc sắc .
Hỏi : Ngoài tình cảm với người bà , ta thấy tác giả còn có tình cảm gì ?
Chốt : Tình yêu bà đã trở thành động lực , mục đích hành động cho người cháu 
Hỏi : Vậy mục đích chiến đấu của người cháu được thể hiện ra sao ? Chiến đầu vì điều gì ?
Chốt : Mơ ước chiến đấu hiện tại và mục tiêu chiến đấu của người cháu – người chiến sĩ trẻ thắm nhuần tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam và đậm chất chủ nghĩa anh hùng trong thơ ca cách mạng 
-Yêu cầu : HS thảo luận nhóm :
Câu hỏi thảo luận : Hai khổ cuối bài thơ “ tiếng gà trưa” có hai câu thơ hay nhất , đẹp nhất “ Giấc ngũ hồng sắc trứng” , “ Ổ trứng hồng tuổi thơ” em hãy phân tích vẻ đẹp hai câu thơ trên ? ( 3 phút )
- Yêu cầu : Đại diện trình bày .
- Giáo viên : nhận xét tinh thần thảo luận và kết quả .
Chốt : Treo bảng phụ : Tất cả điều nói về niềm vui , niềm hạnh phúc . Chữ “ hồng” tính từ làm chức năng vị ngữ , hình tượng thơ vừa đẹp , vừa biểu cảm ..
- Giáo viên : giáo dục lòng ghép cho học sinh : Rèn luyện tinh thần yêu nước từ những việc yêu hình ảnh nhỏ thân quen ở làng quê  việc làm nhỏ và tình cảm gia đình nới rộng ra ......
Hỏi : Biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ là biện pháp nghệ thuật gì ?
Hỏi : Hãy nêu tác dụng sử dụng nghệ thuật điệp ngữ của bài thơ ?
Chốt : “ Tiếng gà “ , “Tiếng gà trưa” được lặp lại 6 lần trong các khổ 1 , 2 , 3 , 4 , 7 , 8 . Điệp ngữ ; Tiếng gà trưa” đã trở thành điệp câu đây là một nghệ thuật làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh ,Nó giống như một sợi dây liên kết nhựng hình ảnh , điểm nhịp dòng cảm xúc cho nhân vật trữ tình .(Tìm hiểu ở bài Điệp ngữ )
Hỏi : Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
Hỏi : Nội dung chủ yếu của bài thơ nói lên những gì ?
Hỏi : Nhắc lại những hiệu quả về nghệ thuật của bài thơ ?
- HS đọc lại hai khổ thơ đầu .
- HS : Khơi gợi từ tiếng gà trưa mà nhà thơ nghe được khi dừng chân ở một xóm nhỏ trên đường hành quân xa .
- HS : Hình ảnh con gà mái mơ , mái vàng và ổ trứng hồng .
- HS : Phát biểu .
- HS chú ý lắng nghe và xem ảnh .
- HS : Tình yêu tuổi thơ , tình thương những con vật nuôi trong nhà .
- HS : “ Điệp ngữ “ Nghe ” , “ này ” .
- Hs trả lời .
- HS chú ý lắng nge .
- HS đọc lại các khổ thơ .
- HS : Hình ảnh người bà và tình bà cháu .
- HS trả lời : Kỉ niệm thơ dại tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
- HS trả lới : 
+ Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo 
+ Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu, dành dụmchi chút để cuối năm bán gà may cho cháu quần áo mới .
+ Dạy bảo , nhắc nhở cháu , ngay cả những khi trách mắng thì cũng là vì yêu thương.
- HS : Bà rất thương yêu cháu 
- HS : Cháu cũng rất thuơng yêu bà .
- HS : Chú ý lắng nghe .
- HS : Được bà mua cho quần áo mới .
- HS : Tâm trạng vui , hớn hở và có phần nhí nhảnh của cô bé Quỳnh khi diện bộ quần áo mới cùng chúng bạn khi độ Xuân về 
- HS chú ý lắng nghe ... n nhóm 
Câu hỏi thảo luận : So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ trên , tìm đặc điểm của mỗi dạng ? ( 03 phút )
- Yêu cầu : Đại diện nhóm trình bày .
- Giáo viên : Nhận xét tinh thần thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận đúng nhất 
Hỏi : Vậy điệp ngữ có những dạng nào ?
- Giáo viên chốt =>
- GV liên hệ thực tế nghệ thuật điệp trong văn học : 
+ Điệp ngữ là một âm : Điệp âm
“ Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”
 ( Tú Mỡ )
+ Điệp ngữ là một từ : Điệp từ 
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ”
 ( Xuân Quỳnh )
+ Điệp ngữ là một cụm từ : Điệp ngữ
“ Sáo kêu réo rắt xa gần 
Sáo kêu giục giã bước chân quân hồng”
 ( Tố Hữu )
+ Điệp ngữ là một câu : Điệp câu
“ Hồ Chí Minh muôn năm !
Hồ Chí Minh muôn năm !
Hồ Chí Minh muôn năm !
Phúc giây thiêng Anh gọi Bác ba lần”
 ( Tố Hữu )
+ Điệp ngữ là một đoạn : Điệp đoạn , điệp khúc : sử dụng phổ biến trong sáng tác nhạc 
Đoạn thơ sau được lập lại nguyên vẹn 2 lần ở đầu và cuối bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu .
“ Chú bé loắt chắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng .”
+ Ngoài ra còn có điệp cấu trúc câu 
- HS : Quan sát .
- HS : Đọc thông tin .
-Từ “nghe” và từ “vì”.
- HS : Quan sát và đọc thông tin 
- HS trả lời :
a) Tre, giư õ, anh hùng .
b) Khăn thương nhớ ai .
- HS chú ý lắng nghe .
- HS : Nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi cảm xúc trong lòng người đọc.
- HS trả lời 
- HS : làm bài tập : việc lặp từ ngữ trên không có tác dụng biểu cảm . Vì mắc lỗi lặp từ .
- HS chú ý lắng nghe .
- HS quan sát ví dụ và đọc .
- HS chia nhóm thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày .
+Vd1: Điệp ngữ cách quảng .
+Vd2:Điệp ngữ nối tiếp . 
+Vd3:Điệp ngữ chuyển tiếp .(điệp ngữ vòng)
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS theo dõi .
I. ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮÕ : 
- Khi nói hoặc viết , người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh . Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Ví dụ : Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín , Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng chiến đấu ! ( Thép Mới )
II . CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ .
* Điệp ngữ có nhiều dạng :
- Điệp ngữ cách quảng .
Vd : “ Trên đường hành quân xa
........................................
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ”
 ( Xuân Quỳnh )
- Điệp ngữ nối tiếp .
Vd : “Anh đã đi tìm em rất lâu, rất lâu.
.............................................................
Thương em, thương em,thương em biết mấy”
 ( Phạm Tiến Duật)
- Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng ) .
Vd : 
” Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai “
( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm )
HOẠT ĐỘNG 3 - LUYỆP TẬP 
- Giáo viên : Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1
Hỏi : Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích vừa đọc và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
- Giáo viên :Nhận xét và kết luận .
- Giáo viên : Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 . 
Hỏi : Tìm điệp ngữ trong đoạn văn vừa đọc và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì ?
- Giáo viên : Nhận xét và kết luận .
- Đọc bài tập 1 trang 153 SGK .
- HS làm bài tập 
- HS theo dõi và ghi nhận .
- Đọc và làm bài tập 2 .
- HS : Làm bài tập .
- HS theo dõi và ghi nhận .
III. LUYỆN TẬP :
BT1: Các điệp ngữ :
a) – Một dân tộc đã gan góc.
- Năm nay.
- Dân tộc đó phải được .
Þ nhấn mạnh ý dân tộc phải được tự do , độc lập , xứng đáng được tự do .
b) – Điệp ngữ “Đi cấy”
Þ nhấn mạnh công việc làm .
- Điệp ngữ “Ttrông” .
Þ nhấn mạnh sự vất vả cực lòng của nhà nông.
BT2: ”xa nhau” : điệp ngữ cách quãng .
- “một giất mơ” : điệp ngữ nối tiếp .
HOẠT ĐỘNG 4 - CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
Hỏi : Các dạng điệp ngữ kể ra ?
Hỏi : Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Về nhà làm bài tập 3b , BT 4 SGK .
(?) Bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học gồm mấy phần ? Kể ra ?
- Soạn bài : Luyện nói phát biểu cảm ngĩ về tác phẩm văn học. (Chuẩn bị thật kĩ phần chuẩn bị ở nhà) .
- Soạn bài “ Một thứ quà của lúa non : Cốm ”.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Tập làm văn
Tuần : 15	Ngày soạn : 05/11/2010 
Tiết : 56	Ngày dạy : 16/11/2010 
LUYỆN NÓI :PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ 
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I . MỤC TIÊU
	- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	- Luyện tập phát biểu bằng miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.
- Những yêu cầu khi trình bày nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng 
- Tìm ý, lập dàn ý về một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Biết bộc lộ tình cảm về tác phẩm văn học trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm vủa bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG 
Ổn định 
Kiểm tra
(?) Bài phát biểu cảm nghĩ có bố cục như thế nào ? Nội dung của mỗi phần ?
(?) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh .
Bài mới 
Giới thiệu bài: Luyện nói nhằm rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản bằng miệng , rèn thái độ nghiêm túc trước tập thể  tạo sự mạnh dạn , bình tỉnh trước mọi người
-Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh trả bài.
- HS : Nghe .
HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
- Giáo viên : Ghi đề bài SGK/154 lên bảng . 
Đề bài ;
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh .
- Giáo viên : Hướng dẫn HS nói, nói rõ ráng, mạch lạc, có cảm xúc, tự nhiên.
a) Mở đầu : 
Kính thưa thầy (cô) và các bạn ! Em xin đại diện tổ trình bày bài nói của nói của mình 
b) Nội dung cụ thể :
c) Kết thúc: 
Em xin được ngừng lời ở đây. Cảm ơn (thầy) cô và các bạn đã chú ý lắng nghe !
- HS : Quan sát .
- HS : Chú ý .
I. THỰC HÀNH TRÊN LỚP
Đề bài ;
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh .
1. Hướng dẫn nói 
a) Mở đầu : 
Kính thưa thầy (cô) và các bạn ! Em xin đại diện tổ trình bày bài nói của nói của mình 
b) Nội dung cụ thể :
c) Kết thúc: 
Em xin được ngừng lời ở đây. Cảm ơn (thầy) cô và các bạn đã chú ý lắng nghe !
2. Nói trên lớp 
- Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự.
- Muốn truyền đạt cảm xúc cho người nghe thì :
 + Tình cảm phải chân thành
 + Từ ngữ phải chính xác, trong sáng.
 + Bái nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết, chặt chẽ.
HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP
- Yêu cầu : Tổ một cử đại diện nói trước lớp đề : Cảm nghĩ về cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh .
- Giáo viên : Theo dõi chung , yêu cầu nhiều HS tập trung theo dõi .
- Giáo viên : Nhận xét, đánh giá cụ thể .
- Yêu cầu : Tổ hai cử đại diện nói trước lớp đề : Cảm nghĩ về cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh .
- Giáo viên : Nhận xét, đánh giá cụ thể .
- Yêu cầu : Tổ ba cử đại diện nói trước lớp đề : Cảm nghĩ về cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh .
- Giáo viên : Theo dõi chung , yêu cầu nhiều HS tập trung theo dõi .
- Giáo viên : Nhận xét, đánh giá cụ thể .
- Yêu cầu : Tổ bốn cử đại diện nói trước lớp đề : Cảm nghĩ về cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh .
- Giáo viên : Theo dõi chung , yêu cầu nhiều HS tập trung theo dõi .
- Giáo viên : Nhận xét, đánh giá cụ thể .
- Giáo viên : Treo bảng phụ cung cấp dàn bài tham khảo.
- Đại điện tổ nói trước lớp .
- Đại điện tổ hai nói trước lớp .
- Đại điện tổ ba nói trước lớp .
- Đại điện tổ bốn nói trước lớp 
- HS : Quan sát , đọc to, tự ghi nhận
ii. luyện tập
DÀN BÀI CHUNG 
1. Mở bài 
 Giới thiệubài thơ “Cảnh Khuya” bài thơ được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là một bài thơ hay của Bác đã được tìm hiểu trong một tiết học văn.
2. Thân bài 
- Những càm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi ra.
+ Cảnh đêm trăng được diễn tả thật sinh động qua phép so sánh, tự gợi tả Úsự yêu thích thiên nhiên.
+ Yêu quí trân trọng biết ơn trước sự hi sinh cao cả của Bác. Hiểu được tấm lòng của Bác luôn lo nghĩ cho đất nước cho nhân dân.
3. Kết bài 
-Tình cảm của em đối với bài thơ. Bài thơ cho ta thấy Bác là một nhà cách mạng, một nhà thơ, một chiến sĩ, một thi sĩ đáng kính. Học được ở Bác tinh thần lạc quan yêu đời luôn cống hiến
HOẠT ĐỘNG 4 CỦNG CỐ - DẶN DÒ
(?) Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có bố cục như thế nào ? Nội dung của mỗi phần ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Về tập viết thành một bài hoàn chỉnh .
(?) Em hiểu thế nào là văn tùy bút ?
- Soạn bài : “Một thứ quà của lúa non : Cốm “ Của Thạch Lam .
+ Tác giả
+ Tác phẩm
+ Thể loại
+ Đại ý
+ Các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc