Giáo án Ngữ văn 7 tuần 7 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 7 - Trường THCS Hiệp Thạnh

 BÁNH TRÔI NƯỚC

 Hồ Xuân Hương

A . MỤC TIÊU

 Giúp HS :

 Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. KIẾN THỨC CHUẨN

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương

- Vẻ đẹp thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước .

 - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ .

2. Kỹ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản.

 - Đọc – hiểu, phân tích bài thơ Nôm Đường luật .

 

doc 14 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 7 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 07
Va8n học
 Tuần : 07 	Ngày soạn : 12/9/2010
 Tiết : 25 	Ngày dạy : 22/9/ 2010 
 BÁNH TRÔI NƯỚC
 Hồ Xuân Hương
A . MỤC TIÊU
	Giúp HS :
	Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. KIẾN THỨC CHUẨN 
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương 
- Vẻ đẹp thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước .
	- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ . 
2. Kỹ năng
- Nhận biết thể loại của văn bản. 
	- Đọc – hiểu, phân tích bài thơ Nôm Đường luật . 
C. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 - KHỞI ĐỘNG
- Ổn định 
- Kiểm tra 
(?) Đọc thuộc lòng “ Côn Sơn ca”. Cho biết nội dung bài thơ? 
(?) Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Trãi và thể thơ?
- Bài mới 
Giới thiệu: Nếu như với văn bản Chinh phụ ngâm khúc , Đoàn Thị Điểm từng được xem là một phụ nữ có sắc, có tài “ xuất khẩu thành thi, bẩm chất thông minh” thì tài năng ấy một lần nữa ta cũng sẽ bắt gặp ở Hồ Xuân Hương, một người được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm ”, là thi hào dân tộc, là nhà thơ của phụ nữ. Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “ Bánh trôi nước” được xem là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của phong cách Hồ Xuân Hương.
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
HOẠT ĐỘNG 2 - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Giáo viên : Treo văn bản, cho hs đọc.
Thân em vừa trăng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Yêu cầu : HS đọc chú thích *
(?) Giới thiệu đôi nét về tác giả ? 
(?) Tác phẩm Bánh trôi nước được viết theo thể thơ gì ?
(?) Em hiểu biết gì về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ?
(?) Em hãy cho biết bố cục của bài thơ ?
(?) Đại ý của bài thơ nói lên điều gì ?
(?) Em hiểu thế nào về bánh trôi nước ?
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Khai, thừa, chuyển, hợp 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hồ Xuân Hương chưa rõ lai lịch 
- Được coi là Bà chúa thơ Nôm
2. Tác phẩm
 -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
3. Bố cục
- Khai, thừa, chuyển, hợp
4. Chủ đề
- Vẻ đẹp bình dị, phẩm chất trong trắng, sắc son của người phụ nữ Việt Nam xưa . Song thân phận chìm nổi .
HOẠT ĐỘNG 3 - PHÂN TÍCH
Yêu cầu : HS đọc lại bài thơ
(?) Câu “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn , bảy nổi ba chìm với nước non ” có mấy nét nghĩa ? 
(?) Nét nghĩa thứ nhất tả gì ?
(?) Nét nghĩa thứ hai tả thân phận ai ? trong xã hội nào ?
(?) Em hiểu thế nào câu thành ngữ “bảy nổi ba chìm” ?
Giáo viên chốt : Thân phận của người phụ nữ xưa là như thế không làm chủ được số phận mình .
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
 Ca dao
(?) Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn , mà em vẫn giữ tấm lòng son” có những nét nghĩa nào ?
(?) Theo em thế nào là “ Tấm lòng son” ?
(?) Qua đó, em thấy thái độ của nữ sĩ đối với người phụ nữ ra sao ?
Giáo viên chốt : Bài thơ mang tính đa nghĩa. Nghĩa thứ nhất thuộc nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng sắc son và thân phận của người phụ nữ xưa mặc dù sống trong hoàn cảnh xã hội hà khắc bởi những luật lệ Nho giáo phong kiến ràng buộc
“ Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
 Ca dao 
(?) Vậy, trong những nét nghĩa đó nghĩa nào là chính , quyết định giá trị bài thơ?
(?) Bài thơ được làm theo luật thơ gì ?
Yêu cầu HS thảo luận 3 phút :
(?) Từ những phân tích trên, em hãy cho biết cách dùng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ ?
Yêu cầu : Đại diện nhóm trình bày .
Giáo viên : Nhận xét 
-> Ngoài ra nữ sỹ còn sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa
(?) Qua phân tích trên, em hãy cho biết nội dung chính của văn bản “ Bánh trôi nước” ?
(?) Về nghệ thuật có những nét gì đặc sắc ?
Giáo viên: Treo bảng phụ phần ý nghĩa văn bản .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Có hai nét nghĩa: Tả thực bánh trôi nước . Thân phận người phụ nữ trong XH phong kiến .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- Tả thực quá trình làm bánh. Dù xã hội , hoàn cành có hà khắc song người phụ nữ vẫn giữ vẹn lòng thủy chung son sắc 
- Thông cảm , xót xa ..
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- Đường luật 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- Ngô ngữ bình dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày , sử dụng thành ngữ , mô típ quen thuộc .
II. PHÂN TÍCH
1) Nội dung
* Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:
- Ý nghĩa tả thực : Hình ảnh bánh trôi nước trắng, tròn, chìm, nổi .
- Ngụ ý sâu sắc :
+ Thân phận trôi nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .
+ Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình, sắc son của người phụ nữ xưa.
- Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ 
2) Nghệ thuật
- Vận dụng điêu luyện quy tắc của thơ Đường Luật .
- Ngô ngữ thơ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, Với thành ngữ, mô típ dân gian .
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa .
3) Ý nghĩa văn bản
a) Nội dung 
Bánh trôi nước là một bài thơ thể cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của học .
b) Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ bình dị .
HOẠT ĐỘNG 4 - LUYỆN TẬP
Yêu cầu : Ghi lại những câu hát than thân ở bài học 4 ( kể cả phần đọc thêm ) bắt đầu bằng hai từ thân em .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
III. LUYỆN TẬP
* Những câu hát than thân bắt đầu bằng từ thân em :
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
HOẠT ĐỘNG 5 - CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Yêu cầu : HS đọc lại phần ý nghĩa văn bản trong bảng phụ .
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Yêu cầu: HS về nhà tìm mối liên quan trong cảm xúc bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân bắt đầu bằng từ thân em .
(?) Văn bản “ Sau phút chi ly” trích trong tác phẩm nào, ai là tác giả ?
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”
- Soạn bài “ Sau phút chia ly” 
+ Tác giả 
+ Tác phẩm
+ Thể thơ
+ Chủ đề
+ Các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
Văn học
 Tuần : 07 	 Ngày soạn : 12/9/2010
 Tiết : 26 	Ngày dạy : 23/9/ 2010 
SAU PHÚT CHIA LI
 Diễn Nôm : Đoàn Thị Điểm
I . MỤC TIÊU
	Giúp HS :
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích .
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
	- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát .
	- Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn , vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc 
	- Niềm khao khát hing5 phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố 
cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản .
	- Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ dịch Chinh phụ ngâm khúc .
2. Kỹ năng 
	- Đọc – hiểu văn bản theo thể ngâm khúc .
	- Phân tích nghệ tuật tả cảnh, tâm trang trong đoạn thơ trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc 
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIÊN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 - KHỞI ĐỘNG
- Ổn định 
 Kiểm diện, trật tự.
Kiểm tra bài cũ
(?) Đọc thuộc lòng bài thơ: Bánh trôi nước và giới thiệu về tác giả, tác phẩm , chủ đề văn bản này?
(?) Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước ?
- Bài mới
Giới thiệu bài: Các em đã từng nghe những câu hò, điệu hát từ những làn điệu dân ca mượt mà, gợi cảm. Thế nhưng, thơ ca do người VN sáng tạo ra không chỉ có những bài hát trữ tình ấy mà còn có thể loại ngâm khúc trong VHVN thời trung đại. Thể loại này có chức năng gần như chuyên biệt trong việc diễn tả tâm trạng sầu bi dằng dặc, triền miên của con người. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản” chinh phụ ngâm khúc” để có thể cảm nhận được tâm trạng của người phụ nữ VN ngày xưa trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
HOẠT ĐỘNG 2 - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng, theo điệu ngâm khúc thể hiện nỗi sầu mênh mang.
Giáo viên: Đọc đọc đoạn trích
Yêu cầu: HS đọc lại . Đọc phần chú thích *
 (?) “Chinh phụ ngâm khúc” được viết nguyên văn chữ Hán. Vậy, em hãy cho biết đôi nét tác giả ?
Giảng: Ông nổi tiếng “ Văn hay chữ tốt” 15 tuổi đỗ Hương Cống ( Cử nhân sau này) , thi Hội nhiều lần không đỗ . Ông nhận chức Huấn đạo, rồi Tri huyện, Ngự sử đài, sau đó cáo quan về làng dạy học , bẹnh và mất 
(?) Giới thiệu đôi nét dịch giả: Đoàn Thị Điểm?
(?) Ngoài Chinh phụ ngâm khúc Đặng Trần Côn còn có những tác phẩm tiêu biểu nào ?
Giảng: Tiêu Tương bát cảnh, Trương Lương bố y, Khấu môn thanh, Trương Hàn tư thuần lô, Bích câu kỳ ngộ, Chinh phụ ngâm khúc Tác phẩm viết vào khoảng (1740 – 1742 theo lối tập cổ lúc ông làm tri huyện Thanh Oai gồm 478 câu thơ 
(?) Em hiểu thế nào là “ Chinh phụ ngâm khúc” (tựa đề)?
(?) Em hiểu gì là thể loại ngâm khúc?
(?) Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác the thể loại gì ?
(?) Bản diễn Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được viết theo thể loại gì ?
Giới  ... o khoa
+ Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm: Phần chuẩn bị ở nhà ( Chú ý soạn theo phần gợi ý ) sách giáo khoa .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
 Hiệp Thạnh , ngày 17 tháng 09 năm 2010
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Kim Loan
 Tiếng việt
Tuần : 08 	Ngày soạn : 20/9/ 2010
Tiết : 27 	Ngày dạy : 27/9/ 2010
 QUAN HỆ TỪ
A . MỤC TIÊU 
- Nắm được khái niệm về quan hệ từ.
- Nhận biết quan hệ từ.
	- Biết sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
B. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức : 
- Khái niệm quan hệ từ.
	- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng : 
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
	- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
C. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 -KHỞI ĐỘNG 
- Ổn định : 
- Kiểm tra : 
(?) Đọc thuộc lòng đoạn trích thơ: Sau phút chia ly và giới thiệu qua tác giả , dịch giả ?
(?) Trình bày ý nghĩa đoạn trích thơ trên ?
- Bài mới .
Giới thiệu bài: Từ mà không có nghĩa từ vựng một cách tường minh , chúng chỉ là các phương tiện 
diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ  giữa câu với câu , giữa đoạn với đoạn . Nhưng chúng lại có
 vai trò như một đướng viền ý nghĩa cực kỳ tinh tế . Vì vậy tuy số lượng không lớn , nhưng quan hệ 
từ luôn được sử dụng với tần số rất cao trong hoạt động giao tiếp .
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
HOẠT ĐỘNG 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Giáo viên : Treo bảng phụ ghi các ví dụ.
Yêu cầu : HS đọc 
(?) Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học . Hãy xác định các quan hệ từ trong các ví dụ trên ?
 (?) Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ? 
(?) Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ ?
(?) Như vậy công dụng của quan hệ từ là gì ?
 Bài tập nhanh 
 Cho biết cĩ mấy cách hiểu đối với câu : 
Đây là thư của lan .
Giáo viên : Treo bảng phụ ghi ví dụ 1
Yêu cầu : HS dọc ví dụ 1 SGK ( Mục II )
Yêu cầu : HS thảo luận nhóm câu hỏi sau : ( 3 phút )
(?) Trong các trường hợp trên , trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có quan hệ từ ?
Yêu cầu : Đại diện nhóm trình bày .
Giáo viên chốt: Các trường hợp : b , d , g , h bắt buộc phải có quan hệ từ để câu văn thêm rõ nghĩa . Các truờng hợp còa lại có quan hệ từ cũng được , không có cũng được .
(?) Vậy khi sử dụng quan hệ từ ta chú ý điều gì ?
Yêu cầu : HS dọc ví dụ 2 SGK ( Mục II )
(?) Tìm quan hệ từ tương ứng có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ đã cho ?
GV chốt: Lưu ý có một số quan hệ từ dùng thành cặp.
(?) Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được?
 Bàài tập nhanh 
 Nhận xét ý nghĩa của quan hệ từ với trong các câu sau :
 a) Nĩ với tơi đều quê ở Hiệp Thạnh .
 b) Nĩ nĩi với tơi , nĩ quê ở Hiệp Thạnh
 c) Nĩ bảo tơi với giọng thân tình .
- HS : Quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS : a. của .
 b. như .
 c. và, Bởinên .
- Học sinh : 
a) Của : nối định ngữ với DT
 ® Quan hệ sở hữu.
b) Như : nối bổ ngữ với TT
® Quan hệ so sánh.
c) + Và: ® quan hệ bình đẳng
 + Bởi nên : nối 2 vế câu ghép. ® Quan hệ nguyên nhân , kết quả.
- HS thực hiện theo yêu cầu 
của giáo viên
- HS : Đây là thư của Lan
 Đây là thư do Lan viết 
 Đây là thư gửi cho Lan
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- HS : Thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày .
1. Bắt buộc : b , d , g ,h . còn lại là không.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
2. Nếu thì. Vì nên.
 Tuy  nhưng. Hễ  thì .
 Sỡ dĩ  là vì.
3. HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS : a) Với = và
 b) Với tơi = Cho tơi ( biết )
 c) Với = bằng .
1) THÊ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ ?
- Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ sở hữu , so sánh , nhân quả, đẳng lập
Ví dụ : Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.( quan hệ sở hữu)
II) SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ 
- Trong thực tế giao tiếp và tạo lập văn bản, có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ (nếu không dùng thì câu văn sẽ đổi nghĩa, không rõ nghĩa ). Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
 - Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp.
HOẠT ĐỘNG 3:LUYỆN TẬP 
Yêu cầu : HS đọc bài tập 1 .
(?) Tìm các quan hệ từ ?
Giáo viên : Nhận xét , bổ sung .
Yêu cầu : HS đọc bài tập 2 .
(?) Tìm các quan hệ từ ?
Giáo viên : Nhận xét , bổ sung .
Yêu cầu : HS đọc bài tập 3 .
(?) Tìm các quan hệ từ ?
Giáo viên : Nhận xét , bổ sung .
Yêu cầu : HS đọc bài tập 5.
(?) Tìm các quan hệ từ ?
Giáo viên : Nhận xét , bổ sung .
- HS : Đọc bài tập .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- HS : Đọc bài tập .
- HS HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- HS : Đọc bài tập .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- HS : Đọc bài tập .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
III) LUYỆN TẬP
1. Vào của cònnhư của trên và như.
-Vào mà nhưng như của  nhưng cho.
2. Với và với với.
Nếuthì và.
3. Đúng: b , d , g , I , k , l .
Sai : a , c , e , h .
5. - Nó gầy nhưng khoẻ 
( .. tỏ ý khen)
 - Nó khỏe nhưng gầy 
(. tỏ ý chê )
HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
(?) Quan hệ từ dùng để biểu thi quan hệ ý nghĩa nào trong câu ?
(?) khi sử dụng quan hệ từ ta cần lưu ý điều gì ?
Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng ghi nhớ.
- Làm hoàn chỉnh bài tập 4 .
(?) Khi tạo lập văn bản, ta phải thực hiện đủ các thao tác nào trong các thao tác sau 
a) Tìm hiểu đề – tìm ý.
b) Lập dàn ý.
c) Viết bài.
d) Đọc và sửa chữa.
e) a, b, c đúng.
g) b,c,d đúng.
h) Tất cả điều đúng.
- Soạn bài : Luyện tập cách làm văn biểu cảm : ( Phần chuẩn bị ở nhà ) . Lưu ý khi soạn bài, chúng ta có thể soạn theo tổ.
+ Tổ 1: Viết về cây tre.
+ Tổ 2: Viết về cây dừa.
+ Tổ 3: Viết về cây phượng.
+ Tổ 4: Viết về cây mai.
- Làm hoàn chỉnh dàn bài .
- Viết mẫu đoạn mở bài, kết bài vào giấy A0 .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
Tập làm văn
 Tuần : 08 	Ngày soạn : 20/9/ 2010
 Tiết : 28 	Ngày dạy : 28/9/2010
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
A . MỤC TIÊU
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
- Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một vấn đề biểu cảm.
B. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức 
- Đặc điểm thể loại biểu cảm.
	- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
C. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1.KHỞI ĐỘNG
- Ổn định 
- Kiểm tra bài cũ 
(?) Thề nào là đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ?
- Bài mới 
Giới thiệu bài: Ở tiết trước , các em đã được học đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm . Tiết học này các em sẽ luyện tập cách làm văn biểu cảm .
- Lớp trưởng báo cáo
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
Giáo viên : Ghi đề bài lên bảng .
Đề : Loài cây em yêu.
Yêu cầu : HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà , hãy tìm hiểu đề và tìm ý cho đề văn trên .
Hướng dẫn :
(?) Đề yêu cầu điều gì ?
(?) Đối tượng biểu cảm là gì ? 
(?) Em yêu cây gì ? Vì sao em yêu loài cây đó hơn các loài cây khác ?
(?) Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần ?
Giáo viên : Cho HS luyện tập lập dàn bài cho đề văn trên.
Yêu cầu : HS thảo luận tổ cùng xây dựng dàn ý cho đề bài trên .
Yêu cầu : Đại diện trình bày .
Giáo viên : Nhận xét, bổ sung .
- HS : Biểu cảm 
- HS : Về loài cây yêu thích .
- HS : Em yêu cây phượng vì nó gắn bó bao kĩ niệm tuổi 
học trò ngây thơ , hồn nhiên , đáng yêu.Thân to , tán 
rộng che mát , rễ lớn, hoa 
màu đỏ thắmÞ Đẹp , dẽo 
dai , chịu đựng mưa nắng .
- Toả mát trên con đường , ngôi trường tạo vẻ đẹp thơ mộng , hấp dẫn , không khí trong lành ...
- HS : Thảo luận xây dựng dàn bài .
- Đai diện trình bày.
1) Tìm hiểu đề – Tìm ý 
2. Lập dàn bài 
a. Mở bài : Nêu loài cây, lí do em yêu thích.
b. Thân bài:
1.Các phẩm chất của cây ( Có thể miêu tả, nêu phẩm chất) .
2.Loài cây trong cuộc sống của con người .
3.Loài cây trong cuộc sống của em.
- Cây gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy bạn thân yêu. Cây phượng là loài cây em yêu.
- Màu đỏ của phượng , âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống chúng em thêm vui tươi rộn ràng Þ Cây phượng là loài cây em yêu.
c. Kết bài:
Tình yêu của em đối với cây ( Em rất yêu quý cây , xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với cây thân yêu để bước vào kì nghỉ hè)
HOẠT ĐỘNG 3 - LUYỆN VIẾT
Yêu cầu : HS đọc dàn bài sửa hoàn chỉnh
Yêu cầu : HS viết đoạn mở bài và kết bài 
Giáo viên : Thu lại bài . Nhận xét .
Giáo viên : Treo bảng phụ cho HS đọc và ghi nhớ dàn bài sau :
 a. Mở bài 
 Giới thiệu chung về cây . Lý do em
 yêu thích.
 b. Thân bài 
 Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây
 Giá trị của cây
 c. Kết bài 
 Tình cảm của em về loài cây .
Yêu cầu : HS đọc bài tham khảo SGK
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
3) Viết bài
4) Sửa bài
HOẠT ĐỘNG 4 - CỦNG CỐ - DẶN DÒ
(?) Nêu các thao tác làm bài văn biểu cảm ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại thể loại văn biểu cảm .
(?) Bài thơ “ Qua đèo Ngang” được viết theo thể thơ gì ? Tác giả là ai ?
- Soạn bài “ Qua Đèo Ngang” theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 07.doc