Giáo án Ngữ văn 7 tuần 8 tiết 30: Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan)

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 8 tiết 30: Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan)

I.MỤC TIÊU: Giúp HS.

- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.

- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ bài thơ.

II. CHUẨN BỊ : GV: Thiết kế bài giảng + Anh Đèo Ngang + Bảng phụ.

HS: Soạn bài

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 8 tiết 30: Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5/10/2009 Tuần 8
Ngày dạy :6/10/2009 Tiết 30
 (Bà Huyện Thanh Quan)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS.
- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ bài thơ.
II. CHUẨN BỊ : 	GV: Thiết kế bài giảng + Aûnh Đèo Ngang + Bảng phụ. 
HS: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
Ổn định tổ chức : (1’)
KTBC : (4’)	 
- Đọc thuộc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương?
- Em cho biết cách dùng ngôn ngữ của HXH trong bài thơ cũng như sự cảm nhận của em về 
 thân phận của người phụ nữ Việt Nam xưa?
- Tìm một số thành ngữ tương đương với thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”?
Bài mới : GV giới thiệu bài 
Ở bài trước, các em đã được làm quen với 2 nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam: Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương. Hôm nay cùng tìm hiểu một tác phẩm đặc sắc của một nhà thơ nữ: “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
24’
4’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG 
HS. Đọc chú thích (*) SGK/102
H. Em hãy cho biết vài nét về tác giả ?
GV. Đọc mẫu bài thơ với giọng buồn, nhẹ nhàng.
H. Đọc bài thơ, em hãy cho biết số câu trong bài. 
 Số chữ trong câu và cách gieo vần trong bài thơ? 
 (SGK/102).
* GV giải thích thêm về bố cục của thể thơ: 
 Bài thơ có 8 câu chia làm 4 cặp theo thứ tự :
 Đề – thực – luận – kết.
 Câu 1 -2: Đề: Mở rộng ý đầu bài.
 Câu 3 -4: Thực: Giải thích rõ ý nghĩa đầu bài.
 Câu 5-6 : Luận: Phát triển ý đầu bài.
 Câu 7-8 : Kết: Kết thúc ý toàn bài.
* Cách gieo vần: Vần chân, câu 1-2 vần liền, các câu 
 2-4-6-8: vần cách. Đặc biệt các câu 3-4, 5-6 thường
 đối nhau.
* Hoàn cảnh ra đời: Bà Hoàng Thị Hinh – vợ ông 
 Huyện Thanh Quan (ở Đàng ngoài) được vua mời 
 vào dạy học trong cung (Đàng trong) khi đi qua 
 Đèo Ngang tức cảnh sinh tình mà làm bài thơ này.
- Nội dung chính bài thơ: Tâm trạng cô đơn của 
 BHTQ lúc qua đèo, trước cảnh tượng hoang sơ của 
 Đèo Ngang.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN 
H. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm 
 nào trong ngày?
HS. “Bóng xế tà” mặt trời đã lặn, ngày sắp tàn.
H. Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm 
 trạng của tác giả?
GV bình: Cảnh Đèo Ngang núi non hiểm trở mà khi 
 bước tới con người có cảm xúc thiêng liêng, một nỗi 
 buồn vô thức. Thời gian, núi non hiểm trở ấy càng 
 trở nên hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà.
H. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả bằng những chi 
 tiết nào?
H. Điệp từ “chen” được dùng lặp lại ở đây có tác 
 dụng gì?
HS. Điệp từ “chen” lặp lại, điệp âm liên tiếp
 (tà –đá – lá - hoa)à gợi lên ân tượng về một Đèo
 Ngang um tùm, cây cối.
 Cây đá hoang sơ, không gian hoang vắng.
H. Từ ảnh chụp Đèo Ngang trong SGK em có cảm 
 nhận gì về cảnh vật ở Đèo Ngang so với cách miêu
 tả trong 2 câu thơ đầu?
Gợi ý: Đều có vẻ hoang sơ, vắng lặng nhưng Đèo 
 Ngang trong ảnh là ảnh chụp xa không rõ nét cỏ 
 cây hoa lá như miêu tả của BHTQ.
GV dẫn :Trông cảnh hoang vu song nơi đây vẫn 
 mang vẻ đẹp hài hòa của một chốn thiên nhiên 
 dường như không phải hoàn toàn xa cách với cuộc 
 sống của con người. (HS đọc 2 câu thực) .
H. Các từ láy “lom khom”, “lác đác” gợi cho em hình
 dung điều gì?
HS. Lom khom:dáng tiều phu còng lưng kiếm củi vất 
 vả nhọc nhằn. Lác đác: gợi sự thưa thớt, xơ xác của
 những quán chợ nghèo ven sông.
à Tất cả đều gợi lên vẻ hoang vu xơ xác của cảnh vật, 
 sự nhọc nhằn của con người nơi đây. à càng làm 
 tăng thêm nỗi buồn Þ Tả cảnh ngụ tình.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng ở 2
 câu thơ?
GV bình: Hai từ láy được đảo lên đầu câu cùng ghép 
 đối rất chỉnh cho ta thấy cảnh Đèo Ngang là cảnh 
 thiên nhiên núi đèo bát ngát, có sự sống con người 
 nhưng còn hoang sơ và nhọc nhằn, vất vả. Cảnh 
 được nhìn vào lúc chiều tà với tâm trạng cô đơn của 
 BHTQ cho nên không gợi lên cảm giác vui, đẹp mà 
 buốn man mác, vắng lặng trong lòng người xa xứ.
GV dẫn : Ở 4 câu đầu, thông qua những nét miêu tả 
 cảnh, ta thấy được tâm trạng buồn cô đơn của 
 BHTQ còn ở 4 câu sau cùng với tâm trạng buồn ntn 
 ta hãy tìm hiểu xem bà còn có tâm trạng nào khác? 
 (HS đọc 2 câu luận).
H. Em hiểu gì về 2 loại chim cuốc và đa đa?
GV nhấn mạnh: 
 - Chim cuốc và đa đa kêu vào tảng sáng mùa hè, 
 kêu từ gốc ruộng này, bờ bụi này đến gốc ruộng, bờ 
 bụi kia, đến khi nào gặp nhau thì thôi.
 - Truyền thuyết cho rằng 2 giống chim này là hiện 
 thân của những người mất nước.
H. Phân tích phép đối được thể hiện trong 2 câu thơ 
 này?
HS. + Phép đối: Nhớ nước/ thương nhà; đau lòng / mỏi 
 miệng.
 + Chơi chữ đồng nghĩa: cuốc (quốc) à nước
 đa đa (gia) à nhà.
 (Một yếu tố ThuầnViệt đồng nghĩa với một yếu tố 
 Hán - Việt).
H. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này?
HS. Làm nổi bật 2 cảm xúc chủ đạo của tác giả:
 nhớ nước và thương nhà.
H. Tâm trạng của BHTQ khi qua đèo như thế nào ?
HS. Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Tiếng chim 
 cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng 
 chính là tiếng lòng tha thiết, da diết của tác giả nhớ
 nhà, nhớ quá khứ của đất nước.
GV bình: Tác giả mượn chuyện vua Thục mất nước, 
 quá đau lòng đã hóa thành chim cuốc, ngày đêm 
 khắc khoải kêu tiếng kêu nhớ nước và tiếng chim
 đa đa kêu đến cháy gan cháy ruột để bộc lộ lòng 
 mình. Mượn tiếng chim bày tỏ lòng mình cũng là 
 một ẩn dụ đặc sắc của bài thơ.
GV dẫn : Tâm trạng của BHTQ khi qua Đèo Ngang 
 được thể hiện qua 2 hình thức ở câu 6 trên là mượn 
 cảnh để ngụ tình còn 2 câu cuối thì nhà thơ trực 
 tiếp tả tình ntn? (HS đọc 2 câu kết).
H. Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước 
 bao lao ở Đèo Ngang thì có khác gì so với
 mảnh tình riêng trong luồng riêng hay ở một 
 không gian chật hẹp nào khác?
Gợi ý: Vũ trụ mênh mông và con người?
HS. 
 - Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với một
 mảnh tình riêng là tương quan đối lập ngược 
 chiều.
 - Trời, non, nước bát ngát, rộng mở bao nhiêu thì 
 mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín bấy nhiêu.
GV giảng: Mặc khác, con người tưởng như nhỏ bé, cô 
 đơn trước thiên nhiên hóa ra cao cả, vĩ đại, tưởng 
 như sừng sững trước thiên nhiên, bao trùm lên bằng 
 tầm mắt và tấm lòng của mình.
H. Từ “ Ta” được dùng ở ngôi thứ mấy? “Ta với ta”
 là những ai?
H. Cụm từ “ta với ta” có nghĩa là gì?
HS. Đó là cụm từ bộc lộ cô đơn gần như tuyệt đối của 
 tác giả.
 Câu thơ cuối cùng mang tính chất biểu cảm trực tiếp 
 càng cho thấy nỗi buồn cô đơn, thầm kín, hướng nội 
 của tác giả giữa Đèo Ngang. Trời cao thăm thẳm, 
 non nước bao la.
GV bình: Con người trong bài thơ đã dừng chân đứng lại trời, non, nước,... đứng lại trên đỉnh Đèo Ngang, giữa trời đất ngang bằng trời đất, đường hoang, trang trọng, khoan thai, dù vẫn hiểu mình là “một mảnh” nhưng là “một mảnh tình riêng” nhỏ bé nhưng đầy tư tưởng và đầy kiêu hãnh và cũng thật cô đơn, nó làm cho con người thật thanh cao, đúng như nhà thơ Trần Lê Văn đã viết về BHTQ:
 Nàng giữ nỗi cô đơn kiêu hãnh thế
 Cầm chặt vần thơ đứng giữa thế gian.
 (Nếu tôi là ông Huyện Thanh Quan)
Và Đèo Ngang giữa nhân gian, một mảnh hồn thơ vẫn mãi mãi tồn tại cùng non sông đất nước, cùng tâm hôn Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 3.HDHS TỔNG KẾT:
H. Từ những phân tích trên em hãy nhận xét về ngôn 
 ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang?
H. Đây là bài thơ viết theo phương thức miêu tả hay 
 biểu cảm? Vì sao?
HS. Phương thức biểu cảm gián tiếp (Mượn cảnh để 
 bộc lộ tâm trạng).
I. TÌM HIỂU CHUNG. _ Bà 1. 
1.Tác giả : Huyện Thanh Quan tên
 thật là Nguyễn Thị Hinh quê 
 làng Nghi Tàm ( Tây Hồ - Hà 
 Nội ) là một trong những nữ sĩ 
 tài danh hiếm cĩ.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
3. Thể thơ:
 Thất ngôn bát cú Đường luật.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai đầu đề:
- Bước tới Đèo Ngang bóng xế
 tà.
- Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.
- Điệp từ, điệp âm liên tiếp.
Þ Cảnh hoang vu, buồn, vắng 
 lặng lúc chiều tà.
2. Hai câu thực:
Lom khom dưới núi tiều
 vài chú.
Lác đác bên sông chợ
 mấy nhà.
- Phép đối, từ láy gợi hình.
Þ Giữa cảnh hoang sơ, heo 
 hút, thấp thoáng có sự sống 
 của con người.
3. Hai câu luận:
“Nhớ nước đau lòng con quốc
 quốc
Thương nhà mỏi miệng cái 
 gia gia”.
- Nghệ thuật: Phép đối, nhân 
 hóa, chơi chữ.
Þ Tâm trạng buồn, cô đơn, 
 hoài cổ.
4. Hai câu kết:
“Dừng chân đứng laị
 trời, non, nước
 Một mảnh tình riêng,
 ta với ta”.
Þ Vũ trụ bao la (trời, non, nước) đối lập với tác giả (một con người nhỏ nhoi, cô đơn).
III. TỔNG KẾT:
* GHI NHỚ . SGK/104
4. CỦNG CỐ: (3’) Bảng phụ
1. Đèo Ngang thuộc địa phương nào?
A. Đà Nẵng	B. Quảng Bình	
C. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình.
D. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
2. Bài thơ thuộc thể thơ nào?
A. Song thất lục bát	B. Lục bát	C. Thất ngôn bát cú	D. Ngũ ngôn
3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào?
A. Xế trưa	B. Xế chiều	C. Ban mai	D. Đêm khuya
4. Cảnh Đèo Ngang trong 2 câu thơ đầu được miêu tả ntn?
A. Tươi tắn, sinh động	B. Phong phú, đầy sức sống
C. Um tùm, rậm rạp	D. Hoang vắng, thê lương
5. Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạng ntn?
A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.
C. Buồn thương da diết phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc bài thơ. Nắm được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Chuẩn bị bài: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ. (Nguyễn Khuyến)Ø
- Đọc kỹ chú thích để nắm được tác giả, tác phẩm.
- Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. Đọc ghi nhớ. Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30(1).doc