Giáo án Ngữ văn 8 học kì 2

Giáo án Ngữ văn 8 học kì 2

Bài 18 : Tuần 18

 Văn bản Tiết 69-70

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh hiểu được :

 Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên “, nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra tập + SGK )

 

doc 130 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 18 : 	Tuần 18
	Văn bản 	Tiết 69-70
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN CHO HOC SINH DOC KY BAI NAY
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh hiểu được :
 Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên “, nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra tập + SGK )
Bài mới
F NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
BÀI GIẢNG
Giáo viên mời học sinh đọc phần chú thích SGK trang 8,9
Giáo viên giải thích ngắn gọn và tác giả Tô Hoài và tác phẩm “ Dế mèn phiêu lưu ký “
HS đọc văn bản.
GV giải nghĩa từ khó : mẫm, hủn, hoẳn, cà khịa, xốc nổi, trịnh thượng, ăn xổi ở thì, . . . . . 
(4) Nhân vật chính trong truyện là ai ? Lời tả và lời kể trong truyện là lời của nhân vật nào ?
(4) ( Bài ) Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Theo em nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? Hãy thử chỉ ra câu văn giữ chức năng liên kết giữa các đoạn?
- GV mời HS đọc lại từ đầu đến “ vuốt râu .”
(4) Hình dáng của Dế mèn được miêu tả ra sao ? Em có nhận xét gì về hình dáng được miêu tả trên của Dế mèn ?
Các em đã tìm hiểu về diện mạo và hình dáng của dế mèn. Quả là hoàn mỹ vậy thì hành động 
của Dế Mèn ra sao ?
GV mời HS đọc lại đoạn “ Tôi đi . . . hạ rồi “
(4) Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả hành động của Dế mèn? 
(4) Qua các giới thiệu của Dế mèn về hình dáng, hành động của mình đã bộc lộ những nét gì trong tính cách của dế mèn ?
=>(4) Em thấy hình ảnh của dế mèn trong bài văn đẹp và chưa đẹp ở điểm nào về ngoại hình, tính nết ?
Vậy thì sự mâu thuẫn giữa ngoại hình và tính nết ấy đã đem lại điều gì ?
9 HS đọc đoạn “ Tín tôi hay nghịch ranh. . . đầu tiên “
(4 )Hãy thử so sánh hành động và thái độ của dế mèn trước và sau khi trêu chị Cốc ?
BÀI GHI
I- Giới thiệu tác giả – tác phẩm : 
SGK trang 8,9
II- Tìm hiểu văn bản :
A. Đọc :
B. Phân tích :
1/ Nhân vật “ dế mèn “ :
a) Hình dáng :
– Đôi càng mẫm bóng.
– Những cái vuốt ở chân, ở khoe cúng dần và nhọn hoắt.
– Đôi cánh dài lún xuống tận chấm đuôi
– Đầu to rất bướng
– Hai cái răng đen nhánh
– Râu dài rất đỗi hùng dũng
-> Chàng dế thanh thanh niên cường tráng, đẹp trai và ưa nhìn
b) Hành động :
– Dàm cà khịa với bà con trong xóm.
– Quát mấy chị cào cào.
– Ngứa chân đá anh Gong vó.
–> Tính hung hăng, khinh thường, ngạo mạn đối với mọi người.
2/ Bài học đường đời đầu tiên :
Trước khi trêu
Sau khi trêu
– Quắc mắt với choắt
– Mắng choắt
– Cất giọng véo von chọc chị Cốc
–> Hung hăng, ngạo mạn
– Chui tọt vào trong hang
– Núp tận đáy hang mà cũng khiếp, nằm im thin thít.
 Mon men bò lên
–> Hoảng sợ, hèn nhát
(4) Kết quả việc làm trên của dế mèn?
(4) Qua câu chuyện ấy dế mèn đã rút ra được bài học đường đới đầu tiên cho mình. Bài học đó là gì ?
(4) Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong bài? Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh của con vật có trong truyện ?
(4) Ở đoạn cuối câu truyện, sau khi chôn cất choắt dế mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của người bạn xấu số. Em hãy thử hình dung tâm trạng của dến mèn để nói lên, diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời kể của dế mèn?
(4) Từ câu chuyện này em đã rút ra được bài học gì trong cuộc sống ?
Kết quả :
– Choắt chết
– dế mèn ân hận, chôn cất choắt
–> Rút ra bài học đường đời đầu tiên.
C. Ghi chú :
SGK trang 11
Củng cố :
- Chia nhóm đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện ?
* Dặn dò :
Học phần ghi nhớ 
Soạn bài “ Sông nước Cà Mau “
Tuần 18
Tiết 71
PHÓ TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp Học sinh
Nắm được khái niệm phó từ ; 
Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ ; 
Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
(4) Tóm tắt văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên “ ?
(4) Nêu ghi nhớ của truyện ?
(4) Giới thiệu ngắn gọn tác giả – tác phẩm ?
3/ Bài mới :
F NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
BÀI GHI
HS đọc bài tập 1/SGK
HS xác định những từ in đậm.
9 (4) Theo em những từ in đâm ấy bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
Câu a :
“ Đã “ bổ sung ý nghĩa cho “đi”
“ Cũng “bổ sung ý nghĩa cho “ ra “
“ Vẫn”,” chưa” bổ sung ý nghĩa cho “ Thấy”
“ Thật “bổ sung ý nghĩa cho “ lỗi lạc “
Câu b : 
“ Được “bổ sung ý nghĩa cho “soi ( gương)”
“ Rất “bổ sung ý nghĩa cho “ ưa, nhìn “
“ Ra “bổ sung ý nghĩa cho “to”
“ Rất “bổ sung ý nghĩa cho “ bướng “
(4) Những từ được các từ in đậm bổ sung ý nghĩa ấy thuộc từ loại nào ?
–> Động từ : đi, ra (câu đố), thấy, soi ( gương)
Tính từ : lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng ?
–>(4) Em hãy cho Cô một số danh từ và kết hợp thử các danh từ ấy với các từ in đậm xem ý nghĩa của các cụm từ ấy có chấp nhận được hay không ? 
(lưu ý : Hình tượng chủng loại của từ )
=> Vậy những từ in đậm ấy chỉ bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
9 Vậy thì Cô sẽ giới thiệu cho các em những từ in đậm đó được gọi là phó từ – > rút ra khái niệm .
GV cho HS nhận biết sự kết hợpä –> cụm từ
Vị trí của ( cụm động từ – cụm tính từ)
Phó từ
(4)=> 1 câu trả lời nữa khi xác định sự khác biệt giữa thành tố chính, thành tố phụ của cụm tính từ, cụm độnng từ và cụm danh từ
	số từ + danh từ + chủ từ
	lượng từ
	HS đọc và quan sát 1,2 trang 13
	Đọc phần ghi nhớ SGK trang 14
Hướng dẫn cho HS tự điền vào các vị trí chính xác mà phó từ đã biểu thị ( về nghĩa ) –> và ô, trang 13.
+ Phó từ chỉ sự quan hệ thời gian : đã, đang, từng mới, sắp, sẽ,. . . . . 
+ Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự : cũng,đều, vẫn, cứ, còn, nữa, cùng, . . . . 
+ Phó từ chỉ mức độ : rất, lắm, quá, cực kỳ, khá,. 
+ Phó từ phủ định, khẳng định : không, chẳng, chưa, có,. . . .
+ Phó từ cầu khiến : hãy, đừng, chớ,. . . .
+ Phó từ chỉ kết quả và hướng : mất, được, ra, đi,..
+ Phó từ tần số : thường, năng, ít, hiếm, luôn, luôn luôn , thường thường,. . . . 
+ Phó từ hình thái, đánh giá : vụt, bỗng, chợt, đột nhiên, thình lình, thoắt,. . . . 
=> HS ghi phần ghi nhớ
BÀI GHI
 I. TÌM HIỂU BÀI
III. BÀI TẬP
Bài tập 1 :
a)- Thế là mùa xuân mong ước đã đến ( đã – phó từ chỉ quan hện thời gian )
– Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo []. (Không –phó từ chỉ sự phủ định; còn – phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự )
– Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thui. (đã – phó từ chỉ quan hệ thời gian ).
– Các cành. . đều lấm tấm màu xanh ( đều –phó từ chỉ sự . . . . . . đương trở lá lại sắp buông tiếp diễn tương tự )
=> ( đương, sắp –> phó từ chỉ quan hệ thời gian, lại – phó từ chỉ sự tiếp diễn tượng; ra – phó từ chỉ kết quả và hướng ).
– ( Ngoài ra ), mùa xuân xinh đẹp đã về. ( đã – phó từ chỉ quan hệ thời gian )
– Thế là . . . cũng sắp về! ( cũng – phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp – phó từ chỉ quan hệ thời gian )
b) . . . đã . . . được. . . ( đã – phó từ chỉ quan hệ thời gian; được phó từ chỉ kết quả )
Bài tập 2 :
Vd : Một hôm thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình, không thấy Dế mèn, nhưng chị Cốc trông thấy dế Choắt đang lay hoay trước cửa hang chị Cốc trút cơn giận dữ lên đầu dế Choắt.
Bài tập 3 : HS tự luyện chính tả
Dặn dò :	Về học ghi nhớ
	Xem lại các bài tập đã làm
	Chuẩn bị xem trước bài “ Tìm hiểu chung về văn miêu tả “
Tuần 18
Tiết 72
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
HS nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả
HS nắm được những yêu cầu của văn tả cảnh, tả người
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
	1/ Ổn định lớp
	2/ Kiểm tra bài cũ
	(4) Phó từ là gì ? cho VD ?
	(4) Các loại phó từ ? cho Vd ít nhất 3 trong các loại phó từ đó ?
	3/ Bài mới :
F NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
BÀI GIẢNG
- Giáo viên dùng văn bản “ bài học đường đời đầu tiên” tìm dẫn chứng
- HS đọc phần tìm hiểu bài ( 3 tình huống ở SGK trg15 )–> HS trả lời.
(4) Hãy tìm những chi tiết, từ ngữ, miêu tả hình dế mèn và dế choắt ?
(4) Em có nhận xét gì về hình ảnh của 2chú dế vừa được miêu tả đó ?
(4) Em có nhận xét gì về lời văn miêu tả của tác giả Tô Hoài ?
Giáo viên nhắc lại 3 tình huống trong SGK 
 –>Hs Miêu Tả.
(4) Miêu tả con đường về nhà em?
(4) Miêu tả chiếc áo mà em muốn
(4) Miêu tả hình dáng/mua ?
 Người bạn em ?
=>(4) Theo em, thế nào là miêu tả ?
 (4) Muốn miêu tả hay, đúng chính xác ta cần phải làm gì ?
Bài tập 1/16,17
BÀI GHI
I. TÌM HIỂU BÀI :
SGK trg 15
* Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên “
 *Dế mèn :
- Chành dế thanh niên cường tráng
- Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng dần và nhọn
- Đôi cánh dài và kín xuống tận chấm đuôi cả người rung rinh một màu nâu (mỡ) bóng.
–> Chú dế đẹp, lực lưỡng
 * Dế choắt :
- Người gầy gò, dài lêu nghêu. . .
- Cánh ngắn củn. . . hở cả mạn sườn
- Đôi càng bè bè, nặng nề. . . . 
-Râu ria cụt có một mẫu. . . .
–> Chú dế ốm yếu
II. GHI NHỚ 
 SGK trg16
III. LUYỆN TẬP :
Đoạn 1 : miêu tả hình ảnh dế mèn : chú dế cường tráng khoẻ mạnh.
Đoạn 2 :Miêu tả hình ảnh chú bé Lượm ( nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, đáng yêu )
Bài tập 2/trg 17 :
	HS luyện viết 1 đoạn văn theo yêu cầu :
Tả cảnh mùa hè đến.
Khuôn mặt người Mẹ của em
Ø Dặn dò :
	+ Học ghi nhớ
	+ Tập viết đoạn văn miêu tả
+ Chuẩn bị bài “ Sông nước Cà Mau “
 	 soạn bài	Đoàn Giỏi
RÚT KINH NGHIỆM
	Bài 19 :	Tuần19 	Vănbản 	Ti ... i ở của người viết đơn
Cam đoan và cảm ơn
Ký tên
* Cũng cố :
Cho HS nhắc lại dàn bài khái quát của từng thể loại.
* Dặn dò :
Ôn tập
Tuần 32 – Tiết 128
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
( DẤU PHẨY )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Giúp học sinh :
- Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của loại dấu câu : dấu phẩy
Tích hợp với phần văn ở văn bản nhật dụng “ Cây tre Việt Nam”, với phần văn bản truyền thuyết “ Thánh Gióng”, tập làm văn ở phần trả bài miêu tả sáng tạo.
- Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản, phát hiện và sửa chữa các lỗi về dấu câu. Thực hành về dấu câu, đặt câu, giải thích cách dùng.
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY : 
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
(4) Vị trí của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi ? vd ?
3/ Bài mới :
Ø Vào bài : Tiếp theo phần ôn tập công dụng của dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than là ôn tập về dấu phẩy mà chúng ta học hôm nay.
BÀI GIẢNG
I. CÔNG DỤNG
1/ Cho HS đọc kỹ nội dung mục I.1 xác định thành phần chính và thành phần phụ.
=> Trả lời các câu hỏi
2/ Xác định trong mỗi câu :
Đọc vd a) Xác định cấu trúc cú pháp của câu
Xác định các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp ?
a1. Vừa lúc đó/,sứ giả//đem ngựa sắt,roi sắt,áo giáp sắt đến.
a2. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành tráng sĩ
Đọc vd b) : Xác định từ ngữ với bộ phận chú thích của nó :
b. . Suốt một đời ngườ//,từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay/, tre//với mình sống chết có nhau chung thủy.
Đọc vd c) Xác định các vế của một câu ghép :
Vế 1: Nước//bị cản văng bọt tứ tung,thuyền// vùng vằng cứ chực trụt xuống.
3/ Giữa các ranh giới ấy, ta phải dùng dấu câu nào để ngăn cách
–> Dùn dấu phẩy.
-Học sinh đọc vd giải thích vì sao em lại đánh dấu phẩy vào vị trí trên ?
–> Yêu cầu học sinh đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 4 câu trên. (mực đỏ)
- Chỉ định học sinh đọc to mục ghi nhớ SGK trg 158
II. CHỮA MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP 
Câu 1a) Cho HS đọc và đặt dấu phẩy
–> Câu 1 : dấu phẩy dùng để ngăn cách các từ ngữ dùng làm CN
–> Câu 2 : dấu phẩy dùng để ngăn cách các từ ngữ dùng làm VN
Câu 1b) Cho HS đọc và đặt dấu phẩy
-> Câu 1b : dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với nồng cốt câu C-V 
-> Câu 2 : dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép.
III. LUYỆN TẬP
BT1 : Dùng dấu phẩy :
+Vị trí a (1) : dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với nồng cốt câu C-V
+Vị trí a (2) : dấu phẩy ngăn cách giữa ( 2 vị ngữ với nồng cốt câu C-V)
+B1.1 : dấu phẩy ngăn cách giữa trạng ngữ với nồng cốt câu C-3/ Bài mới :
+B1.2 : dấu phẩy ngăn cách 2 bổ ngữ
+B2 : gió bấc hun hút thổi
+B3.1,b3.2 : dấu phẩy ngăn cách 3 chủ ngữ
+B4.2,b4.1 : dấu phẩy ngăn cách 3 VN
BT2 : Điền CN thích hợp vào ô trống.
BT3 : Điền CN thích hợp vào ô trống :
BT4 : Nhận xét về cách dùng dấu phẩy trong câu văn.
* Đọc thêm : Các dấu câu SGK trg 159
* Dặn dò : Soạn bài mới ( “chương trình địa phương” – Phần văn và tập làm văn.
BÀI GHI
I. TÌM HIỂU BÀI :
1/ Công dụng :
a1. Vừa lúc đó/,sứ giả//đem ngựa sắt,roi sắt,áo giáp sắt đến.
a2. Chú bé//vùng dậy,vươn vai một cái biến thành tráng sĩ.
b. Suốt một đời ngườ//,từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay/ , tre//với mình sống chết có nhau.
2/ Chữa một số lỗi thường gặp :
Câu 1(a) : chào mào (,) sáo sậu (,) sáo đen . . đàn đàn lũ lũ bay về (,) lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau (,) trò chuyện (,) tránh cãi nhau (,) ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được
Câu 1b: Trên những ngọn cây già nua cổ thụ (,) những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi giã từ thân mẹ đơn sơ Nhưng những hàng cây cau làng dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông (,) chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá, vắt vẻo, mềm mại như những cái đuôi én.
=> Ghi nhớ SGK 
III. LUYỆN TẬP
BT1: dùng dấu phẩy :
a. Từ xưa đến nay (,) Thánh gióng luôn là những hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước (,) sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
b. Buổi sáng (,) sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi (,) thung lũng (,) làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất (,) tràn vào trong nhà (,) quấn lấy người đi đường.
BT2: Điền CN :
a. Vào giờ tan tầm, xe ôtô, ( xe máy, xe đạp) đi lại nườm nượp trên đường phố ).
b. Trong vườn, (hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa hồng )đua nhau nở.
c. Dọc theo bờ sông, những (vườn ổi, vườn mận, vườn nhãn ) xum xuê trĩu quả.
–>HS tự làm (SGK )
BT4: Các dùng dấu phẩy :
. . được dùng với mục đích tu từ. Nhờ hai dấu phẩy, câu văn được ngắt thành 2 đoạn cân đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi, nhẫn nại của chiếc cối xay.
Tuần 33 –Tiết 129-130
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Giúp học sinh
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống;
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6, tập hai, để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học
II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN :
SGK 
Tuần 33 – Tiết 131-132
ÔN TẬP TỔNG HỢP CHUẨN BỊ CHO BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm, nhằm đáng giá HS ở các phương diện sau :
	+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng thích hợp các kiến thức và kỹ năng của môn học Ngữ văn.
	+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt ( kể và tả ) trong một bài viết và các kỹ năng viết bài văn nói chung.
II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN 
SGK 
Tuần 34
Tiết 133-134
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Củng cố và hệ thống hoá được kiến thức về tiếng việt đã học trong năm 
- Vận dụng được các kiến thức đã học ở 3 phân môn để viết bài kiểm tra cuối năm .
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY : 
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3/ Bài mới : 
Vào bài : để giúp các em củng cố và hệ thống hoá các kiến thức đã học về tiếng việt trong năm, hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành : tổng kết phần Tiếng Việt.
(4) Trong năm học, các em đã học 7 từ loại nào ?
- GV nhắc nhở HS xem lại 6 từ đã học ở HKI.
GV lưu ý HS mỗi từ loại cần nắm được đặc điểm ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp và phân loại của từ loại đó.
- GV ôn tập lại phó từ ( học ở HKII)
- Phó từ là gì ?
F PHẦN GHI BẢNG E
I. NỘI DUNG ÔN TẬP : 
1/ Từ loại đã học :
Em hãy lần lượt nêu những mô hình cấu tạo của cụm từ ( thảo luận theo tổ )
TỪ LOẠI
PHÓ
TỪ
SỐ
TỪ
TÍNH
TỪ
ĐỘNG
TỪ
DANH
TỪ
DANH
TỪ
LƯỢNG 
TỪ
CHI
TỪ
2/ Cụm từ : 3 dạng
a. Cụm từ được cấu tạo đầy đủ :
Phụ Ngữ Trước
Phụ Ngữ Sau
Phần Trung Tâm
	+	+
b. Cụm từ được cấu tạo thiếu :
Phụ Ngữ Trước
Phần Trung Tâm
	+
Phụ Phần Ngữ Sau
Phần Trung Tâm
	+
Tùy theo phần trung tâm là danh từ, động từ, tính từ mà ta có cụm danh từ, cụm tính từ.
3/ Các phép tu từ :
	HS cần nắm được cách cấu tạo và tác dụng của mỗi phép tu từ :
Phép tu từ
Định nghĩa
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hoá
Là gọi cả con vật, cây cối, đồ vật . . bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho TG loài vật, cây cối, đồ vật . .. trờ nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
Aån dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ 
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4/ Các kiểu cấu tạo đã học :
	HS cần nắm được đặc điểm của các loại câu trần thuật và các kiểu câu trần thuật đơn :
Các kiểu câu trần thuật đơn
Đặc điểm
Câu trần thuật đơn có từ là
-VN thường do từ Là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ ) hoặc có thể do tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ hoặc tính từ ( cụm tính từ ). . tạo thành
-Khi biểu thị ý nghĩa phủ định, VN kết hợp với các từ không phải, chưa phải
Câu trần thuật đơn không có từ là
VN thường do động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ ) tạo thành khi biểu thị ý nghĩa phủ định, VN kết hợp với các từ không, chưa.
Ghi chú : Khi nói kiểu câu trần thuật đơn và trần thuật kép, ta có thể hiểu được cấu tạo của câu đơn và câu ghép.
Câu TT ghép
Các kiểu cấu tạo câu
Các TT ghép
Câu trần thuật đơn không có từ “Là”
Câu TT đơn có từ “là”
5/ Các dấu câu :
- Để kết thúc câu thường dùng những dấu gì ?
(4) Em hãy nêu vị trí của các dấu câu.
Ghi bảng :
Ba loại dấu câu : dấu chấm; dấu chấm hỏi; dấu chấm than dùng để kết thúc câu.
+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật
+ Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn
+ Dấu chấm than được đặt ở cuối câu cầu khiến hay câu cảm thán
+ Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận của câu
Dấu câu tiếng việt
Dấu phân cách các bộ phận
Dấu kết thúc câu
Dấu 
chấm
Dấu
phẩy
Dấu
chấm than
Dấu
chấm hỏi
S
*Củng cố :
 	Gọi HS đọc lại một số ghi nhớ trọng tâm
*Dặn dò :
	+ Học thuộc lòng các phần kiến thức khái quát SGK trg 167,168
	+ Chuẩn bị tiết ôn tập tổng hợp cho kỳ sau.
Tuần 34
Tiết 135-136
VIẾT BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
 SGK trg 165-166

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan6mk.doc