Giáo án Ngữ văn 8 tiết 1 bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 1 bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 a. Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.

 b. Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

 c. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng:

 Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

 3. Tư tưởng:

 Giáo dục học sinh biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

II. Chuẩn bị :

 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 1 bài 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2011
Ngày dạy :
- Lớp: 8a: Ngày15/8/2011
- Lớp: 8c: Ngày15/8/2011
TÊN BÀI DẠY:
Bài 1: TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
TUẦN 1
Tiết: 01
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
 b. Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
 c. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng:
 Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
 3. Tư tưởng:
 Giáo dục học sinh biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, Nêu vấn đề, phân tích.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 a. Dụng cụ học tập của học sinh.
 3. Bài mới: 
 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, đáng nhớ hơn là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
20
Phút
15
Phút
I. Đọc, tìm hiểu chung:
 1. Đọc :
 2. Chú thích:
 3. Tìm hiểu thể loại: Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
 4. Chia đoạn: 5 đoạn.
 a. Khơi nguồn kĩ niệm
 b. Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
 c. Tâm trạng .....Khi đến trưưòng.
 d. Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
 e. Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 Khơi nguồn kỉ niệm:
 - Thời điểm gợi nhớ: cuối thu.
 Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
 Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè...Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
 - Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã.... 
Hoạt động 1
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
HS chú thích và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? 
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
Hoạt động 2
Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai? Nhân vật "Tôi"
Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Tác giả, tác phẩm.
 Chia đoạn: 5 đoạn.
 a. Khơi nguồn kĩ niệm. b. Tâm trạng trên đường cùng mẹ đến trường.
 c. Tâm trạng .....Khi đến trưưòng. d. Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
 e. Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài, làm bài.
 - Chuẩn bị “Tôi đi học, Cấp độ khái quát, Tính thống nhất”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOI DI HOC(2).doc