Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 - Nguyễn Văn Hà

Tiết 37 - Tiếng Việt NÓI QUÁ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp nói quá trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.

 - HS : Xem trước bài học, bảng con.

 

doc 9 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1362Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Tiết 37: Nói quá
Tiết 38: Ôn tập truyện ký Việt Nam
Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Tiết 40: Nói giảm, nói tránh
Tiết 37 - Tiếng Việt NÓI QUÁ
Ngày soạn 7 / 10 /08
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp nói quá trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.
 - HS : Xem trước bài học, bảng con.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Tìm từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt được dùng ở địa phương em (cha, me, anh, chị)
 - Tìm ca dao, thơ văn có sử dụng từ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt.
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về nói quá và tác dụng của nói quá
-Cho HS đọc mấy câu tục ngữ, ca dao trong SGK.
-Cho HS đối chiếu những câu trên với sự thật.
-Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” và “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” có quá với sự thật không ?
-Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì ?
-Cho HS so sánh các câu sử dụng biện pháp nói quá trên với các câu đồng nghĩa tương ứng không dùng biện pháp nói quá.
-Cách nào nói sinh động hơn, gây ấn tượng hơn ?
-Như vậy, dùng nói quá có tác dụng gì ?
 -Từ các ví dụ trên, em hãy cho biết đặc điểm và tác dụng của cách nói quá ?
-Cho HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu về nói quá và tác dụng của nói quá .
-Đọc tục ngữ, ca dao.
-Đối chiếu.
-Đó là phóng đại, mức độ, tính chất trong nội dung của các câu này:+ Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
 + Mồ hôi ướt đẫm.
 => Cách nói quá.
-Trả lời .
-Đọc ghi nhớ
I. BÀI HỌC :
 1. Nói quá và tác dụng của nói quá.
 a. Thế nào là nói quá ?
 b. Tác dụng của nói quá.
* Ghi nhớ / SGK
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn làm bài tập1,2,3,4.
 -BT 3: HS sử dụng bảng con để đặt câu với các thành ngữ. 
*BT 6: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
II.Luyện tập. 
1/a/ Sỏi đá cũng thành cơm
 b/ Đi lên đến tận trời
 c/ Thét ra lửa
 2/a/ Chó ăn đá, gà ăn sỏi
 b/ Bầm gan tím ruột
 c/ Ruột để ngoài da
 d/ Nở từng khúc ruột
 e/ Vắt chân lên cổ 
 3/ Tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ.
-Đặt câu với các thành ngữ trên.
 +Ngáy như sấm
 +Đẹp như tiên
 +Xấu như ma
 +Nhanh như cắt
 +Đỏ như gấc
 6/Thảo luận nhóm :
* Nói quá và nói khoác :
 Đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng.
 +Nói quá là biện pháp tu từ có mục đích, nhấn mạnh
 +Nói khoác là làm cho người nghe tin những điều không có thực, là hành động có tác động tiêu cực.
II. LUYỆN TẬP:
* BT 1,2,3,4,6/SGK.
 C. HOẠT ĐỘNG 3 : 
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ .
 5. Dặn dò : Học thuộc bài
 Làm bài tập 
 Chuẩn bị bài mới “Ôn tập truyện kí Việt Nam”
Ngày soạn :7 / 10 / 08 
Tiết 38 - Văn học ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức phần truyện và kí hiện đại Việt Nam ở học lớp 8.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV :Lập bảng thống kê, soạn bài, SGK, SGV, đèn chiếu.
 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV: Lập bảng thống kê các tác phẩm đã học gồm các mục như SGK chỉ dẫn, giấy trong. 
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Nêu nội dung chính, nghệ thuật văn bản : Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ?
 - Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm đến nay
Tên văn bản, tác giả
 Thể loại
 Phương thức biểu đạt
 Nội dung
 Nghệ thuật
 Tôi đi học (Thanh Tịnh 1911-1988)
 Hồi ký (Trích)
Tự sự ( xen kẽ trữ tình)
Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên được ghi nhớ mãi.
-Văn hồi kí chân thực trữ tình thiết tha.
-Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế.
 Trong lòng mẹ (Trích nhưng ngày thơ ấu 1940)
 Hồi ký (Trích) 
 Tự sự ( Xen kẽ trữ tình)
 Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé
-Văn hồi kí chân thực trữ tình thiết tha.
 Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn 1939)
 NTT (1893- 1954)
 Tiểu thuyết (Trích)
 Tự sự 
 Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn
 -Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.
 Lão Hạc (Nam Cao 1915- 1951)
 Truyện ngắn (Trích)
 Tự sự (xen kẽ trữ tình)
 Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ
-Nhân vật được đào sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lý và trữ tình.
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Nêu sự giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức của 3 văn bản 2, 3, 4
 a/ Giống nhau :
 - Đều là tự sự, là truyện kí hiện đại được sáng tác thời kỳ 1930- 1945
 - Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những người bị vùi dập
 - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương trân trọng những tình cảm phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa
 - Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực)
 b/ Khác nhau :
 - Thể loại
 - Nghệ thuật
 + Chọn nhân vật, đối tượng :
 * Trong lòng mẹ : Chú bé
 * Tức nước vỡ bờ : Người phụ nữ
 * Lão Hạc : Lão nông
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Trong ba văn bản trên em nhân vật nào nhất? Vì sao?
 a/ Chú bé Hồng:
 + Phải chịu những đắng cay tủi cực
 + Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh
 b/ Chị Dậu :
 + Tình cảnh vô cùng khổ cực
 + Giàu tình yêu thương và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
 c/ Lão Hạc :
 + Số phận đau thương
 +Phẩm chất cao quí (lòng thương con, lòng tự trọng, lòng nhân hậu)
D. HOẠT ĐỘNG 4 :
 4. Củng cố : Kể tên các tác phẩm, tác giả thuộc truyện kí hiện đại Việt Nam.
 5. Dặn dò : Học bài
 Chuẩn bị bài mới “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
 Tìm đọc trên báo những thông tin về vệ sinh môi trường ở địa phương Đà Nẵng.
 ****************************************
Ngày soạn : / /
Tiết 39 - Văn học THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bào bì ny lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ny lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
 - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ny lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
 - Từ việc sử dụng bao bì ny lông có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề và loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, các bài viết về việc bảo vệ môi trường biển Đà Nẵng 
 - HS : Đọc kĩ văn bản, soạn bài, tìm tư liệu về việc bảo vệ môi truờng ở ĐN.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Tại sao có thể có nói tác giả miêu tả hình ảnh hai cây phong đậm chất hội hoạ ? Và hình ảnh hai cây phong chiếm vị trí trung tâm, gây xúc động sâu sắc cho người đọc ?
 - Bức tranh thiên nhiên ở đoạn sau được tác giả miêu tả như thế nào ?
 3. Bài mới : 
 A.HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài :GV giới thiệu tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta và trên thế giới là nguyên nhân dẫn đến việc ra đời của tổ chức bảo vệ môi trường và bản thông điệp Thông tin về trái đất năm 2000..
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
B.HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
- Cho HS đọc nêu phần xuất xứ của văn bản.
-Hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Chú ý cách đọc, giọng điệu phần sau từ : Vì vậy, chúng ta... đối với môi trường nhấn mạnh rành rọt, từng điểm kiến nghị
+ Đoạn từ mọi người hãy ...:
 Giọng điệu của một lời kêu gọi.
-Gọi HS đọc văn bản, đọc chú thích. Chú ý 7 chú thích đầu, đặc biệt chú thích 1, 2,7
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
 1.Hướng dẫn HS phân tích bố cục của văn bản.
-Văn bản có thể chia làm mấy phần. Nội dung chính của mỗi phần ?
2.Hãy chỉ ra nguyên nhân khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người?
-GV bổ sung, minh hoạ thêm:
 +Ni lông bị vứt bừa bãi nơi công cọnglàm mất vẻ đẹp của di tích, thắng cảnh.
 +Rác đựng trong các tuí ni lông sinh ra các chất độc hại.
 +rác thải ni lông đổ chung với rác thải khác ngăn cản quá trình phân huỷ rác thải... 
-Ngoài nguyên nhân cơ bản, còn có những nguyên nhân nào khác ?
-Hiện nay, ở Việt Nam tình hình sử dụng bao ny lông như thế nào ?
-Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất ? Hãy chỉ ra tác dụng của từ Vì vậy trong việc liên kết các phần của văn bản ? 
 -Việc xử lý bao bì ny lông hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có những biện pháp nào ?
-Nhận xét mặt hạn chế của những biện pháp ấy ?
-Cho HS đọc đoạn văn 2
-Muốn thực hiện các biện pháp trên cần phải có điều kiện gì ?
-Cho HS đọc phần 3 kết bài
 Điệp từ Hãy có tác dụng gì ?
- Em có nhận xét gì về lời kêu gọi ở phần kết ?
-Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
-Thảo luận: Ở trường, em đã làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy?
Người dân ĐN đã làm gì để giữ gìn bãi biển sạch đẹp?
-GV :Nhóm Biển Xanh, các phong trào làm vệ sinh củaHS,sinh viên, phụ nữ các phường... 
 D.HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết.
-Cho HS nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài văn
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
-Đọc văn bản.
-Đọc chú thích
II.Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
1.Tìm bố cục.
 +Phần 1 : Từ đầu... chủ đề một ngày (Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp này)
 +Phần 2 : Như chúng ta... đối với môi trường (Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ny lông)
 +Phần 3 : Còn lại (Yêu cầu có tính chất mệnh lệnh)
2.Nguyên nhân:
-Đặc tính không phân huỷ của plaxtic:
 +lẩn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
 +làm tắt các đường dẫn nước thải....muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
 +làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải....
 +Ô nhiễm thực phẩm 
 +Khí độc thải ra khi đốt
 +Cơ bản do tính chất không phân huỷ
 +Các chất liệu phụ gia gây độc hại
-HS phát hiện thêm tác hại. 
-Mỗi ngày thải ra hàng triệu bao ny lông phần lớn vứt bừa bãi nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi
 Nguy hại
 Cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật
 Tắc nghẽn các đường dẫn nước
 Các sinh vật nuốt phải
 Ô nhiễm thực phẩm 
 Khí độc thải ra khi đốt
 Cơ bản do tính chất không phân huỷ
 Các chất liệu phụ gia gây độc hại
 a/ Biện pháp
 -Chôn lấp thành bãi lớn
 -Đốt
 -Tái chế
 b/ Hạn chế
 Chôn : khó hủy
 Đốt : gây khí độc
 àÝ thức, tự giác của mỗi người
 Không sản xuất bao bì
-Thảo luận: Những việc làm của HS ở trường, ở nhà và cả cộng đồng dân cư ĐN đã làm để hưởng ứng lời kêu gọi ấy.
III. Tổng kết
-Đọc ghi nhớ.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
 * Tài liệu : Sở khoa học - Công nghệ Hà Nội.
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Bố cục: Ba phần.
2. Tính hất của thông điệp:
 -Về ngày trái đất 2000.
 - Toàn thế giới
 -Cấp thiết
 2. Tác hại của việc dùng bao ni lông:
 - Đặc tính không phân hủy.
 - Tác hại.
 - Nguyên nhân : Do ý thức sử dụng của con người.
 3. Biện pháp:
 +4 biện pháp.
 +Kiến nghị
 4. Lời kêu gọi:
 -Điệp từ Hãy
 -Khẩn thiết
IV.TỔNG KẾT.
* Ghi nhớ/SGK.
 E.HOẠT ĐỘNG 5:
 4 Củng cố : Cho HS đọc phần ghi nhớ. 
 5. Dặn dò :
 - Nắm lại nội dung văn bản.
 - Thực hiện lời kêu gọi trên, góp phần giữ gìn thành phấ ĐN sạch đẹp.
 - Chuẩn bị bài mới “Nói giảm, nói tránh”
 ****************************************
Ngày soạn :8/ 10 /08
Tiết 40 - Tiếng Việt	 NÓI GIẢM NÓI TRÁNH 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
 - Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
 - Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.
 - HS: Bảng con, xem các ví dụ ở SGK.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổnr định
 2. Kiểm tra : -Chỉ ra nguyên nhân khiến cho việc dùng bao bì ny lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người ?
 - Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị văn bản đã đề xuất ?
 - Chúng ta cần làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi trong thông điệp ?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
-Cho HS đọc những câu văn, câu thơ ở phẩn 1 SGK.
-Những từ in đậm trong các đoạn trích trên có ý nghĩa gì ?
-Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó ?
-Cho HS đọc đoạn văn trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng ?
-Vì sao trong câu văn, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa ?
-Nếu thay từ ngữ cùng nghĩa vào thì câu văn sẽ tạo cho người đọc cảm giác như thế nào ?
-Cho HS đọc 2 câu văn ở phần 3 SGk
-Cho HS so sánh hai cách nói trên, em hãy cho biết cách nói nào nhẹ nhàng tế nhị hơn đối với người nghe ?
 -Từ các ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là nói giảm nói tránh ?
-Theo dùng cách nói giảm nói tránh có tác dụng gì ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
I.Tìm hiểu về nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh 
-Đọc các đoạn văn.
-Nêu ý nghĩa các từ :
 + Đi gặp...: (mất, chết)
 +Đi : (qua đời, chết)
 +chẳng còn (mất, chết)
à Tránh gây cảm giác đau buồn.
-Diễn đạt tế nhị.
-Thiếu lịch sự.
-So sánh : Cách nói thứ hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
-Trả lời. 
-Đọc ghi nhớ.
I. BÀI HỌC :
 1.Thế nào là nói giảm nói tránh ?
b/ Tác dụng của nói giảm nói tránh
* Ghi nhớ/SGK
B.HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
 * Bài tập 1
* Bài tập 2
* Bài tập 3.
II. Luyện tập.
1. a/ Nghĩ
 b/ Mất, qua đời, chia tay nhau
 c/ Khiếm thị
 d/ Có tuổi
 e/ Đi bước nữa
 2. a/ Câu a1
 b/ Câu b2
 c/ Câu c1
 d/ Câu d1
 e/ Câu e2
3. Đặt câu
 -Chưa được đẹp
 -Chưa phù hợp với bạn
 -Chưa tiến bộ
II. LUYỆN TẬP:
* Bài tập 1
* Bài tập 2.
* Bài tập 3.
C.HOẠT ĐỘNG 3 :
 4. Củng cố : Cho HS đọc phần ghi nhớ
 5. Dặn dò : - Học ghi nhớ.
 - Làm bài tập 4/SGk.
 - Ôn tập truyện kí Việt Nam để “Kiểm tra Văn 1 tiết”

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.doc