Giáo án Ngữ văn 8 tuần 12 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 12 - Nguyễn Văn Hà

Tiết 45 – Văn học ÔN DỊCH THUỐC LÁ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

 -Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng

 - Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản

B. CHUẨN BỊ :

 - GV: Soạn bài, tìm tư liệu về tác hại của thuốc lá.

 - HS : Tìm hiểu bài, tìm tư liệu, tranh ảnh minh họa.

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 12 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 12
Tiết 45 : Ôn dịch thuốc lá
Tiết 46 : Câu ghép
Tiết 47 : Phương pháp thuyết minh
Tiết 48 : Trả bài kiểm tra Văn, Tập làm văn
Ngày soạn :26 / 1 0 /08
Tiết 45 – Văn học ÔN DỊCH THUỐC LÁ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 -Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng
 - Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản
B. CHUẨN BỊ :
 - GV: Soạn bài, tìm tư liệu về tác hại của thuốc lá.
 - HS : Tìm hiểu bài, tìm tư liệu, tranh ảnh minh họa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Nêu tác hại và biện pháp khắc phục việc sử dụng bao bì nylông ?
 - Em sẽ làm gì để góp phần hạn chế, khắc phục việc sử dụng bao bì nylông?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
HĐ1 : Giới thiệu bài
 Thuốc lá là chủ đề thường xuyên cảu xã hội
 Nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại của thuốc lá
HĐ2 : Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
 Hướng dẫn đọc văn bản, đọc mẫu, gọi HS đọc văn bản, đọc phần chú thích
HĐ3 : Hướng dẫn đọc và hiểu văn bản
 1/ Cho HS phân tích cách trình bày và ý nghĩa cảu tên gọi văn bản
 Cho HS ghi lại đề bài
 Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản
 Em có nhận xét gì về cách gọi, cách dùng từ “ôn dịch” “thuốc lá”
 Có thể sử thành Ôn dịch thuốc lá hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao ?
 2/ Tìm hiểu bố cục và phân tích văn bản
 Cho HS tìm bố cục của văn bản
 Cả thế giới đang lo âu về điều gì ? Các công trình nghiên cứu đang báo động điều gì ?
 Cho HS dẫn lại lời của Trần Hưng Đạo 
 Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ?
 Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ?
 Cho HS phân tích hình ảnh so sánh thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ con người như tằm ăn dâu
 Vì sao tác giả lại lấy bệnh “Viêm phế quản” là bệnh nhất do khói thuốc gây ra để làm dẫn chứng
 Vì sao, tác giả đặt giả định “Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, trước khi nêu lên những tác hịa về phương diện xã hội của thuốc lá
 Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu Mỹ trước khi đưa ra kiến nghị. Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
 Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản
 Mỗi HS đọc 2 phần của văn bản
 Đọc chú thích, chú ý chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, đặc biệt 1 và 9
 Dấu phẩy được dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm
 Từ ôn dịch ở đây không chỉ là thứ bệnh lan truyền rộng mà còn là một tiếng chửi rủi
 Thuốc lá là cách nói tắt của tệ nghiện thuốc lá
 Tệ nghiện và ôn dịch có điểm chung là dễ lây lan
 Bố cục : bốn phần
 Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS (ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS
 Tiếp ... sức khỏe cộng đồng (chỉ ra cái kiểu, cái cách mà thuốc lá đã và đang đe dọa)
 Tiếp ... nêu gương xấu (tác hại đối với người không hút)
 Còn lại : cảm nghĩ và lời bình
 Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS
 Các công trình nghiên cứu đang báo động về ôn dịch thuốc lá
 Dẫn lời : Trần Hưng Đạo
 Tác giả so sánh để gây ấn tượng mạnh : chống thuốc lá/ chống giặc ngoại xâm
 Lối nói so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học
 Tác giả so sánh tằm với khói thuốc lá. Toàn phần hai tập trung nói rõ tác hại của khói thuốc lá : khói thuốc có khả năng gây bệnh hiểm nghèo như phổi, nhồi máu cơ tim
 Tác hại của thuốc lá về mặt kinh tế và xã hội
 Đó là bệnh nhẹ nhất nhưng đã làm chúng ta mất biết bao nhiêu ngày công lao động
 Phần ba nêu lên tác hại của thuốc lá đối với những người không hút
 Mở đầu là lời chống chế của người hút “tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi” lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và tình cảm nhiệt thành sôi nổi tác giả bác bỏ lập luận sai lầm ấy
 Nêu từng điểm phản bác
 Giới khoa học dùng hai khái niệm phổ biến hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động
 Khói thuốc gây tác hại đến bản thân là hút thuốc lá bị động hoặc hút thuốc lá thụ động
 Phần tư kết hợp phần kết_ Tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở VN với các nước Âu Mỹ
 Điều 1 : Không thể chấp nhận 
 Điều 2 : Suy nghĩ khi các nước đó có chiến dịch, biện pháp ngăn ngừa
 Tác dụng so sánh là làm rõ hơn tính đúng đắn cảu những điều được thuyết minh ở phần trên, tạo đà thuận lợi, có cơ sở vững chắc để tác giả nêu lên lời phán xét cuối cùng
 Cho HS đọc ghi nhớ
I. Đọc_Tìm hiểu chú thích
 1/ Văn bản nhật dụng
II/ Đọc_hiểu văn bản
 Phần 1 : Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khoẻ và tính mạng loài người
 Phần 2 : Chỉ ra kiểu, cách mà thuốc lá đã và đang đe doạ
 Phần 3 : Tác hại thuốc lá
 Phần 4 : Cảm nghĩ và lời bình
IV/ Tổng kết
 Phần ghi nhớ SGK
HĐ4 : Thực hiện phần luyện tập
 1/ Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá
 Người thân
 Bạn bè
 2/ Ghi lại cảm nghĩ cảu mình sau khi đọc bản tin cảu báo SG tiếp thị
IV/ Luyện tập
 4/ CỦNG CỐ 
 Cho HS đọc phân ghi nhớ
 5/ DẶN DÒ
 Học thuộc bài
 Chuẩn bị bài mới “Câu ghép”
 ****************************************
Ngày soạn 28 / 10 /08
Tiết 46 - Tiếng Việt CÂU GHÉP ( TIỂP THEO ) 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ỔN ĐỊNH
 2. KIỂM TRA
 Nêu đặc điểm của câu ghép
 Nếu cách nối các vế trong câu ghép
 3. BÀI MỚI
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 ND HD
HĐ1 : Tìm hiểu về quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép
 Cho HS đọc câu văn của Phạm Văn Đồng ở SGK
 Cho HS xác định các cụm C_V trong câu văn vừa đọc
 Theo em, quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì ?
 Trong mối quan hệ đó mỗi câu biểu thị ý nghĩa gì ?
 Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, em hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh họa
 Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những từ nối như thế nào ?
 Cho HS cho ví dụ minh hoạ
 Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các câu, trong nhiều trường hợp ta có nhất thiết dựa vào từ nối không ? Ta có thể dụa vào yếu tố nào ?
 Cho ví dụ minh hoạ
 Vậy các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào
 Mối quan hệ đó thường được đánh giá bằng dấu bằng những từ nào
 Đọc câu văn
 Xác định cụm C_V
 Đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định
 Quan hệ từ
 Cặp quan hệ từ
 Cặp từ hô ứng
 Dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp
 Trả lời theo ghi nhớ
I/ Bài học
 1/ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
 Quan hệ nguyên nhân
 Quan hệ điều kiện
 Quan hệ tương phản
 Quan hệ tăng tiến
 Quan hệ lựa chọn
 Quan hệ bổ sung
 Quan hệ nói tiếp
 Quan hệ đồng thời
 Quan hệ giải thích
 2/ Yếu tố nhất biết
 Từ 
 Văn cảnh
*Ghi nhớ SGK
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập
 1/ a/ Vế 1_ Vế 2 quan hệ nguyên nhân_kết quả
 Vế 2_ Vế 3 là quan hệ giải thích (Vế 3 giải thích cho điều ở vế 2)
 b/ Hai vế có quan hệ điều kiện_kết quả 
 c/ Các vế có quan hệ tăng tiến
 d/ Các vế có quan hệ tương phản
2/
 Đoạn trích 1 : có 4 câu ghép đều là quan hệ kết quả
 Đoạn trích 2 : 2 câu ghép quan hệ giữa các vế ở cả hai câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân_kết quả
 3/ Xét về lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông Giáo
 Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo được tình mạch lạc của lập luận
 Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết các câu ghép dài như vậy có tác dụng miêu tả lời lẽ của lão Hạc
 Cách kể lể dài dòng của lão Hạc
 4/a/ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn
 b/ Tách mỗi vế trong câu ghép 1 và 3 thành một câu đơn
 Cách viết của NTT gợi ra cách nói kể lể van vỉ thiết tha của chị Dậu
 Cách nói tách ra là cách nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào
II/ Luyện tập
 4/ CỦNG CỐ
 Cho HS đọc lại phần ghi nhớ 
 5/ DẶN DÒ
 Học thuộc bài
 Làm bài tập 
 Chuẩn bị bài mới “Phương pháp thuyết minh ”
 ****************************************
Ngày soạn : 1/ 11 /08 
Tiết 24 - Tập làm văn PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp học sinh nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV. 
 - HS : Đọc kĩ các văn bản thuyết minh mới học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Thế nào là văn bản thuyết minh ?
 - Yêu cầu của văn bản thuyết minh ?
 3. Bài mới : 
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Giúp HS nhận thức muốn làm bài thuyết minh phải có tri thức
 *Bước 1 : Ôn lại các loại tư thức của văn bản thuyết minh
 *Bước 2 : Cho HS đọc lại văn bản Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất .
- Cho biết các văn bản ấy sử dụng các loại tri thức gì ?
 -Làm thế nào để có được các tri thức ấy ?
 -Theo em, quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào?
 -Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức ở đây như thế nào?
-Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
B. HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh
 *Bước 1 :
-Cho HS đọc câu văn ở phần a, SGK.
-Các câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh ?
-Trong các câu văn trên ta thường gặp từ gì ?
-Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào?
-Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh
*Bước 2 : 
-Cho HS đọc 2 đoạn văn ở phần b SGK.
-Cho biết phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự vật?
-Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng ?
-Cho HS đọc đoạn văn d/ SGK
-Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không ?
 *Bước 3 : 
-Cho HS đọc câu văn phần e SGK
-Cho biết tác dụng của phương pháp so sánh trong câu văn?
-GV nêu các ví dụ so sánh khác
 +Nguy hại thuốc lá > AIDS
 +Thuốc lá = Giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
 *Bước 4 :
 -Hãy cho biết bài “Huế” đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo nhưng mặt nào ?
à Phân tích là chia nhỏ đối tượng để xem xét.
 Phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành tư nguyên loại theo một số tiêu chí
 Nghĩa của phân loại là để giới thiệu đối tượng cho cụ thể 
 -Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh người viết phải làm gì ?
-Có bao nhiêu phương pháp thuyết minh ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
I.Ôn lại các loại tri thức của văn bản thuyết minh
 -Đọc lại văn bản Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất.
-Trả lời.
-Muốn có các tri thức ấy nhất thiết phải biết quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.
 +Quan sát là nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì, có mấy bộ phận.
 +Đọc sách, học tập, tra cứu
 +Tham quan, quan sát để có tri thức. Có tri thức thì thuyết minh mới hay mới sinh động.
 +Tưởng tượng, suy luận là không nắm bắt được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng nên trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
II. Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh.
-Đọc câu văn ở phần a/ SGK.
-Vị trí ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu.
-Sử dụng từ là biểu thị sự phán đoán.
-Kiến thức mang tính định nghĩa chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng.
-Qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng .
-Đọc 2 đoạn văn ở phần b SGK
-Liệt kê tạo nên sự phong phú.
-Đọc đoạn văn ở phần c/ SGK
-Các ví dụ làm cho vấn đề trở nên cụ thể, dễ hiểu và có tính thuyết phục.
-Đọc đoạn văn phần d /SGK.
-Số liệu làm cơ sở thực tế, tạo sức thuyết phục. 
-Đọc câu văn phần e / SGK
-Hiểu sâu vấn đề.
-Phân tích, khẳng định ý kiến đúng.
-Bài Huế thuyết minh theo phương pháp phân tích để lần lượt giới thiệu Huế qua từng phương diện.
-Trả lời.
-Đọc phần ghi nhớ / SGK
I. BÀI HỌC 1.Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
 a/ Quan sát học tập, tích luỹ tư thức để làm bài văn thuyết minh.
 b/ Phương pháp thuyết minh :
 * Nêu định nghĩa, giải thích
 * Liệt kê
 * Nêu ví dụ
 * Dùng số liệu
 * So sánh
* Phân loại, phân tích
 *Ghi nhớ /SGK
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 : a/ Kiến thức về khoa học : Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và cơ chế di truyền giống loài của con người
 b/ Kiến thức về xã hội : tâm lý lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là lịch sự.
 Bài 2 : a/ Phương pháp so sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm
 b/ Phương pháp phân tích : Tác hại của Ni-cô-tin, của khí Các bon
 c/ Phương pháp nêu số liệu : số tiền mua một bao 555, số tiền phạt ở Bỉ
III. Luyện tập
Bài 3 : a/ Về kiên thức
 Về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
 Về quân sự
 Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ cứu nước
 Phương pháp : dùng số liệu và các sự kiện
 Bài 4 : Về nhà
II. LUYỆN TẬP 
* Bài tập 1.
* Bài tập 2.
* Bài tập 3.
D. HOẠT ĐỘNG 4:
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ 
 5. Dặn dò : Học bài
 Làm bài tập 4 
 Chuẩn bị bài mới “Bài toán dân số”
 ****************************************
Ngày soạn: 1 / 11 /08
Tiết 48 - Tập làm văn TRẢ BÀI KIỂM TẢ VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :
 1/ Bài kiểm tra Văn :
 - Ôn tập lại những kiến thức đã học
 - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm
 - Hướng khắc phục những lỗi còn mắc
 2/ Bài Tập làm văn :
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 - Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu. Khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình
B. CHUẨN BỊ :
 - Trả bài trước cho HS
 - HS đọc bài làm, tự rút ra lỗi, chữa lỗi
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Trả bài
A. HOẠT ĐỘNG 1 :Trả bài tập làm văn số 2.
* Đề 1 : Hãy kể về kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
* Đề 2 : Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
 a/ Thể loại : Văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 b/ Nội dung : Ngôi kể : Ngôi thứ nhất là người viết 
 c/ Hình thức : Bố cục ba phần của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Văn viết mạch lạc, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt
 1. Đề 1 : + Kể lại một câu chuyện đã xảy ra có sự việc và nhân vật ( em và con vật nuôi nhơ chó, mèo, gà, chim...). Câu chuyện ấy đúng là đáng nhớ ( có thể là chuyện vui, chuyện buồn, chuyện ngộ nghĩnh, thú vị, bất ngờ,... ).
 + Phải sử dụng yếu tố miêu tả ( tả con vật, tả hành động ) để cho câu chuỵện thêm sinh động.
 + Phải có yếu tố biểu cảm ( tình cảm, thái độ của em đối với con vật nuôi, của con vật nuôi đối với em; cảm nghĩ của em về kỉ niệm và với con vật nuôi.)
 2. Đề 2 : Kể lại một kỉ niệm với người bạn thời ấu thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.( Chuyện xảy ra ở đâu ? lúc nào ? với ai ? diễn biến của chuyện như thế nào ? Điều gì khiến em xúc động ? Biểu hiện của sự xúc động đó ? Bây giờ nhớ lại, em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?)
 I. Tìm hiểu đề :
 1. Đề : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
 2. Những yêu cầu chung :
 - Thể loại : Văn tự sự
 - Nội dung : Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đầy ấn tượng.
 - Hình thức : Bài làm có bố cục ba phần, trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi diễn đạt, chính tả. 
II. Lập dàn ý:
 A/ Mở bài : Giới thiệu sự việc chính : kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em yêu thích.
 B/ Thân bài :
 1/ Yếu tố gợi nhớ kỉ niệm
 2/ Kể lại kỉ niệm.
 Tâm trạng khi nhớ lại kỉ niệm.
 C/ Kết bài: Cảm xúc, tâm trạng khi nhớ lại kỉ niệm
 III. Biểu điểm :
 Điểm 9, 10 : Bài làm đạt đầy đủ các yêu cầu trên 
 Điểm 7, 8 : Nắm được phương pháp làm bài văn tự sụ. Sự việc tiêu biểu. Văn viết mạch lạc
 Điểm 5, 6 : Bài làm trung bình, hình thành được câu chuyện nhưng diễn đạt còn lủng củng
 Điểm 3, 4 : Chưa nắm vững phương pháp. Câu chuyện sơ sài, diễn đạt còn nhiều hạn chế
 Điểm 1, 2 : Không hiểu đề, diễn đạt kém
1. Nhận xét :
 a/ Ưu điểm : Nắm vững lý thuyết kiểu bài văn tự sự. Có hiểu đề. Xác định đúng nhân vật chính ngồi kể, chọn được những sự việc chính. Bố cục ba phần rõ ràng, kể chuyện mạch lạc.
 b/ Hạn chế : Chỉ chú ý kể lại sự việc, ít miêu tả được tâm trạng, diễn biến tâm trạng . Ít sử dụng câu văn miêu tả cảm xúc suy nghĩ nên bài làm hầu hết ít đậm chất trữ tình.
 c/Đọc bài viết tốt nhất ( Bài của HS Thuý Quỳnh, lớp 8/1 ) và 2 bài có nhiếu lỗi diễn đạt nhất (Kim Chi , lớp 8/2 và Phú Dung, lớp 8/1 ) 
B. HOẠT ĐỘNG 2 :Trả bài kiểm tra Văn học
 I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm )
 Đề A Đề B
 Câu 1 b a
 Câu 2 a a
 Câu 3 d c
 Câu 4 c d
 Câu 5 b b
 Câu 6 b b
 Câu 7 d a
 Câu 8 d d
 II. Phần tự luận ( 6 điểm )
 Câu 1: Nêu tên nhân vật mà mình thích, nêu tên tác phẩm, tên tác giả
 Nêu cảm nghĩ về nhân vật mà mình thích
 *Chú bé Hồng
 Đắng cay tủi cực
 Tình yêu thương cháy bỏng đối với mẹ
 *Chị Dậu
 Tình cảnh vô cùng cực khổ
 Vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
 Dẫn chứng minh hoạ.
 *Lão Hạc
 Số phận đau thương
 Phẩm chất cao quí
 Có dẫn chứng minh hoạ cho cảm nghĩ và nhận xét về ba nhân vật. 
 Trình bày sạch đẹp.
 VI. Kết quả
 C.HOẠT ĐỘNG 3 :
 4. Nhận xét chung. 
 5. Dặn dò : Xem lại bài làm, chữa những lỗi mắc phải.
 Lập dàn ý các đề văn tự sự ở SGK 
 Chuẩn bị bài mới “Bài toán về dân số”

Tài liệu đính kèm:

  • doc12.doc