Giáo án Ngữ văn 8 tuần 20 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 20 - Nguyễn Văn Hà

Tiết 77-78 Nhớ rừng

 Thế Lữ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

 B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu về tác giả, thơ Mới và bài thơ Nhớ rừng.

 - HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 10 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 20 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20
Tiết 77-78: Nhớ rừng
Tiết 79: Câu nghi vấn
Tiết 80: Viết đoạn văn trong
 văn bản thuyết minh 
Ngày soạn: 1 / 1 /2009
Tiết 77-78 Nhớ rừng
 Thế Lữ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
 B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu về tác giả, thơ Mới và bài thơ Nhớ rừng.
 - HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài soạn của HS.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chân dung Thế Lữ, sơ lược về thơ Mới, phong trào thơ Mới.dẫn lời của Hoài Thanh nhận xét về vị trí của Thế Lữ trong phong trào thơ Mới.
 b. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDHDCHÍNH
A.HOẠT ĐỘNG 1:Đọc bài thơ và tìm hiểu chú thích.
-Hướng dẫn HS đọc bài thơ, chú ý giọng điệu và cách ngắt giọng. 
-Tác giả: Nêu một số nét chính về Thế Lữ và dẫn lời của Hoài Thanh nhận xét về vị trí của Thế Lữ trong phong trào thơ Mới.
-Cho HS đọc chú thích.
B.HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu thể thơ và bố cục bài thơ.
-Bài này được làm theo thể thơ gì? 
-Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, nêu ý chính mỗi đoạn?
.
C.HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bài thơ.
-Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt(đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3).
+Đọc đoạn 1 và đoạn 4 và cho biết tâm trạng của hổ khi bị nhốt trong cũi sắt? 
-Từ ngữ nào thể hiện tâm trạng đó?
-Vì sao hổ lại có tâm trạng như thế?
-Thế nào là gặm?
-Em hiểu thế nào là một khối căm hờn?
-Cách sử dụng từ ngữ trong câu 1 có gì đặc sắc? 
-Kết hợp từ gặm với một khối căm hờn cho thấy nỗi hờn căm của hổ ở mức độ như thế nào? 
-Giảng thêm về tác dụng biểu đạt của cụm danh từ này.
-Em có nhận xét gì về giọng thơ ở đoạn này?
-Qua hai câu thơ đầu ta hiểu 
như thế nào về thái độ sống và nhu cầu sống của chúa sơn lâm bị nhốt trong cũi sắt? 
-Đọc khổ 4 và cho biết cảnh vườn bách thú hiện ra dưới con mắt của chúa sơn lâm ntn?
-Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-Nhận xét về cách ngắt nhịp và giọng điệu của các câu thơ này?
-Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới mắt con hổ còn có hàm ý gì ?
-Dẫn thơ Chế Lan Viên: Lũ chúng ta cuộc đời con để HS dễ cảm nhận bài thơ hơn.
-Hai đoạn 2 và 3 miêu tả cảnh gì?
-Tìm những hình ảnh miêu tả cảnh sơn lâm?
-Trong những hình ảnh đó, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
-Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ này?
-GV bình cái hay, cái đẹp của đoạn 3.
-Trong khung cảnh thiên nhiên ấy, con hổ hiện ra ntn?
-Hình ảnh con hổ mang vẻ đẹp ra sao?
-Trong đoạn 3, tác giả vừa miêu tả cảnh vừa bộc lộ cảm xúc của con hổ. Vậy đó là cảm xúc gì? 
-Căn cứ vào đâu mà em biết được điều đó?
-Nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ này?
-Em có nhận xét gì về cảnh tượng ở các đoạn 1, 4 và các đoạn 2,3?
-Sự tương phản ấy thể hiện tâm sự gì của con hổ?
-tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của người dân VN đương thời?
-GV dẫn thơ của Tố Hữu và Chế lan Viên để làm rõ thêm. 
-Đoạn 5 của bài thơ gồm 8 câu.4 câu đầu là cảnh trong ảo tưởng, 4 câu sau là cảnh thực tại. Tác giả kết thúc bài thơ bằng cảnh thực tại có ý nghĩa gì? 
-Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú để gởi gắm tâm sự gì?
-GV bình: Cái đáng quí ở đây là dù bị mất môi trường sống, con hổ vẫn không đầu hàng, không chịu chấp nhận cảnh tù đày mà luôn khao khát tự do, khao khát làm chủ hoàn cảnh. Đó chính là nỗi lòng của người dân mất nước hồi ấy. Nó có tác dụng tạo cảm hứng lãng mạn và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ.
D.HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết.
-Nêu những đặc sắc về nghệ thuật dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp trong bài thơ để làm rõ nhận xét của Hoài Thanh? 
-Mượn lời Hoài Thanh Với Nhớ rừnghàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ để tổng kết.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc bài thơ và tìm hiểu chú thích.
-Đọc bài thơ diễn cảm.
-Đọc chú thích về tác giả và tác phẩm. 
-Đọc các chú thích (1) – (18) ở SGK.
II. Tìm hiểu thể thơ và bố cục bài thơ.
-Thể thơ 8 chữ nhưng có câu 10 chữ.
-Bố cục: 5 đoạn:
 1.Nỗi căm hờn trong cũi sắt.
 2.Nỗi nhớ sơn lâm.
 3.Những kỉ niệm không thể nào quên.
 4.Niềm uất hận ngàn thâu.
 5.Niềm uất hận không nguôi.
III. Tìm hiểu bài thơ.
-Đọc 2 khổ thơ.
-Tâm trạng chán ngán và căm hờn.
-Phát hiện các từ ngữ căm hờn, khinh, bị nhục nhằn, tù hãm, nằm dài.. .
-Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho lũ người ngạo mạn, tầm thường; nỗi bất bình vì bị ở chung cùng bọn thấp kém, dở hơi trong khi hổ vốn là chúa tể sơn lâm, được cả loài người khiếp sợ.
-Gặm là nhai từ từ, chậm rãi, kéo dài.
-Nỗi hờn căm kết đọng, đè nặng, nhức nhối trong tâm hồn, không có cách nào giải thoát. 
-Động từ gặm đi với cụm danh từ có từ chỉ số lượng kết hợp với danh từ trừu tượng.
-Thể hiện nỗi hờn căm cao độ dai dẳng, da diết đến nỗi có thể nhìn thấy, sờ mó được.
-Giọng thơ u uất, bực dọc.
-Thái độ chán ngán với thực tại.
-Hổ chán ghét cuộc sống tầm thường, khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình.
-Đọc đoạn 4.
-Phát hiện: Hoa chăm, cỏ xénâm u
-Phép liệt kê.
- Nhịp ngắn, dồn dập ở 2 câu thơ đầu, 2 câu sau kéo dài ra, giọng giễu nhại, bộc lộ nỗi chán chường, sự khinh miệt.
-Thảo luận nhóm 4 HS.
 => Thực tại xã hội VN đương thời.
-Đọc đoạn 2 và 3.
-Phát hiện .
-Lựa chọn hình ảnh và nêu cảm nhận.
-Những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất thơ mộng.
-Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh con hổ.
-Vẻ đẹp vừa oai phong, lẫm liệt, uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại uyển chuyển với tư thế của vị chúa tể sơn lâm.
-HS thảo luận.
-Con hổ hoài niệm về quá khứ oai hùng, tự do đến tuyệt đối của vị chúa tể sơn lâm trong nỗi xót xa, nhớ tiếc đến quặn thắt.
-Câu hỏi tu từ Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu! bộc lộ rõ tâm trạng ấy. 
-Đoạn 3 là những bức tranh thiên nhiên trong những thời khắc khác nhau của ngày và đêm hiện lên đẹp đẽ do nhà thơ biết lựa chọn từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, cách ngắt nhịp linh hoạt kết hợp với những từ để hỏi Nào đâu...? Đâu những? thể hiện rất rõ tâm trạng ấy của con hổ.
-Hai cảnh tượng tương phản nhau rõ rệt: cảnh tù túng, chật hẹp, bị giam cầm trong vườn bách thú và cảnh sơn lâm hùng vĩ, tự do đến tuyệt đối của chúa sơn lâm.
-Sự đối lập đó thể hiện sự bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ. 
-HS thảo luận:
Đó cũng là tâm trạng đau xót của người dân bị nô lệ, đang khát khao tự do đến cháy bỏng với thái độ phủ nhận thực tại mà hướng về quá khứ vàng son của dân tộc.
-Bài thơ kết thúc bằng cảnh thực tại thể hiện sự bất lực, bế tắc. Tất cả quá khứ vàng son chỉ còn là hoài niệm mà thôi. 
-Nhà thơ mượn lời con hổ ở vườn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của người dân mất nước bấy giờ. 
III.Tổng kết
-HS thảo luận nhóm 4 em để rút ra nhận xét.
-Đọc ghi nhớ.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
1.Tác giả: Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ - Lê Ta (1907-1989) 
-Nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ Mới, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu. 
2. Tác phẩm:
1932.
-Thể thơ 8 chữ có sáng tạo.
-Bố cục: 5 đoạn.
II. Tìm hiểu bài thơ:
 1Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú.
-Từ ngữ giàu tính biểu cảm.
- Giọng thơ u uất, bực dọc.
-Phép liệt kê.
-Nhịp thơ linh hoạt
-Nỗi bất bình, chán ngán, hờn căm kết đọng nặng trĩu, nhức nhối mà bất lực.
2.Cảnh con hổ trong chốn sơn lâm:
-Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình đầy ấn tượng, một loạt câu hỏi tu từ, nhịp thơ linh hoạt, uyển chuyển.
-Chúa sơn lâm vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển tự do làm chủ cả núi rừng hùng vĩ, tráng lệ, thơ mộng giờ chỉ còn trong nỗi nhớ tiếc, bộc lộ nỗi khao khát tự do đến cháy bỏng của con hổ.
-Đó cũng chính là tâm sự của người dân mất nước hồi bấy giờ.
III.Tổng kết:
*Ghi nhớ/tr.7/SGK
 E. HOẠT ĐỘNG 5:
 4. Củng cố: HS đọc diễn cảm bài thơ.
 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ hoặc ít nhất là các khổ thơ1,2,3.
 - Tìm đọc thêm một số bài thơ Mới của Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu. 
 - Soạn bài Quê hương. 
Ngày soạn: 1 / 1 /2009 TUẦN 19
Tiết 79 CÂU NGHI VẤN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn giáo án P.P, SGK, SGV, đèn chiếu.
 - HS: Đọc trước bài học ở SGK, giấy trong, bút lông. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra SGK và đồ dùng học tập.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDHDC
A.Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. 
-Trong đoạn trích, câu nào là câu nghi vấn?
-Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
-Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
-Hướng dẫn HS đặt câu nghi vấn.
-Cho HS nhận xét các câu bạn vừa đặt. 
-GV bổ sung.
-Vậy câu nghi vấn có đặc điểm hình thức ntn? Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?
-Hệ thống và cho HS đọc ghi nhớ.
B.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
I. Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
-Đọc đoạn trích và chỉ ra các câu nghi vấn: Câu 2,5,6.
-Đặc điểm hình thức:
 +Dấu chấm hỏi.
 +Từ nghi vấn: Khômg, (làm) sao, hay (là)
-Câu nghi vấn dùng để hỏi ( hỏi người khác và tự hỏi)
-Đặt mỗi HS 1 câu nghi vấn vào giấy trong.
-Nhận xét các câu vừa đặt.
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ. 
II. Luyện tập.. 
I. Bài học:
Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
* Ghi nhớ / SGK
II.Luyện tập. 
Bài tập 1:Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó.
a/ Chị khất tiền sưu dến chiều mai phải không?
b/ Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c/ Văn là gì? Chương là gì? 
d/ Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
Đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn: Những từ in đậm và dấu chấm hỏi cuối câu (chỉ có trong ngôn ngữ viết) 
Bài tập 2: Căn cú để xác định câu nghi vấn: có từ hay.
Không thể thay thế từ hoặc vì câu sẽ trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
Bài tập 3: Không .Vì đó không phải là những câu nghi vấn.
 -Câu (a) và (b) có các từ nghi vấn như cókhông, sao nhưng những kết cấu chứa các từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
 -Câu ( c ), ( d ): Từ nào, ai là những từ phiếm định.
*Lưu ý: Trong tiếng Việt, các tổ hợp X cũng, gì cũng, nào cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. Ví dụ: Ai cũng thấy thế có nghĩa là Mọi người cũng thấy thế.
Bài tập 4: Khác nhau về hình thức: cókhông; đãchưa.
-Khác nhau về ý nghĩa: 
 + Câu thứ nhất: Không có giả định.
 +Câu thứ hai: Có giả định ( người được hỏi trước đó cá vấn đề về sức khỏe, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí.
 Phân tích tính chất đúng sai của các câu sau để làm rõ sự khác nhau giữa 2 kết cấu này:
 + Cái áo này có cũ lắm không? (đúng)
 + Cái áo này đã cũ (lắm) chưa? (đúng)
 + Cái áo này có mới lắm không? (đúng)
+ Cái áo này đã mới (lắm) chưa? (sai). Tuy nhiên, trong một số trường hợp dặc biệt, câu này có thể đúng.Ví dụ như bà mẹ nghèo sắm áo cho con theo kiểu “cũ người mới ta”, chọn một cái áo cũ của người, đối với ta “đã là mới lắm”. 
Bài tập 5: Khác biệt về hình thức giữa 2 câu thể hiện ở trật tự từ. Trong câu (a) bao giờ đứng đầu câu, còn trong (b) bao giờ đứng cuối câu.
Khác biệt về ý nghĩa: Câu (a) hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai, câu (b) hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong
quá khứ.
Bài tập 6: - Câu (a) đúng vì không biết bao nhieu ki-lô-gam ( đang phải hỏi) ta vãn có thể cảm nhạn được một vật nào đó nặng hay nhẹ (nhờ bưng, vác).
 - Câu (b) thì không ổn vì chưa biết giá bao nhiêu (đang phải hỏi) thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ.
C:Hoạt động 3:
 4. Củng cố: HS đọc ghi nhớ.
 5. Dặn dò: Học ghi nhớ.
 - Xem lại các bài tập. 
 - Chuẩn bị bài Câu nghi vấn (tiếp theo). 
I. Các kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật và câu phủ định.
II. Đặc điểm hình thức và chức năng chính của các kiểu câu trên:
Các kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng chính
Các chức năng khác
Ví dụ
Câu nghi vấn
+Dấu chấm hỏi.
+Từ nghi vấn: Không, (làm) sao, hay (là)
Dùng để hỏi
( hỏi người khác và tự hỏi)
-Cầu khiến
-Cảm thán
Bạn đã đọc cuốn Đất rừng Phương Nam chưa ?
Câu cầu khiến
+Dấu chấm than
+Từ ngữ cầu khiến: Hãy, nên, đi, chớ...
Dùng để nêu yêu cầu, mệnh lệnh, van xin, khuyên bảo... 
 Hãy nhanh lên kẻo trời tối!
Câu cảm thán
+Dấu chấm than.
+Từ ngữ cảm thán.
Bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
 Hỡi ơi, lão Hạc !
Câu trần thuật
+Dấu chấm
Kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét,...
Nhiều ngôi nhà cao tầng đang mọc lên bên bờ sông Hàn.
Câu phủ định
+Từ ngữ phủ định
Phủ định sự việc được nói đến trong câu.
Bài toán này không khó lắm.
III. Hành động nói:
 1. Khái niệm:Hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
 2. Các cách thực hiện hành động nói:
 a/ Trực tiếp: Bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động nói.
Ví dụ: Hành động cầu khiến: Hãy mở giúp tôi cánh cửa này với !
 b/ Gián tiếp: Bằng kiểu câu khác.
Ví dụ: Hành động cầu khiến: Bạn có thể mở dùm tôi cánh cửa này được không ?
 3. các kiểu hành động nói: Hành động hỏi, điều khiển, hứa hẹn, trình bày, bộc lộ cảm xúc.Ngày soạn: 3 / 1/2009 TUÀN 19
Tiết 80 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
 THUYẾT MINH 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV:Soạn bài, SGK, SGV, SBT.
 - HS: Xem lại lí thuyết về văn thuyết minh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra: Thế nào là văn thuyết minh?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDHĐC
A.Hoạt động 1:Tìm hiểu cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh.
-Cho HS đọc đoạn văn a.
-Tìm câu chủ đề trong đoạn văn?
-Các câu còn lại có ý nghĩa ntn trong đoạn văn? 
-Theo em, mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong văn bản này ntn?
-Trình tự sắp xếp các câu ntn?
-Đọc đoạn văn (b) và tìm từ ngữ chủ đề? 
-Các câu có lại có ý nghĩa ntn?
-Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
B. Hoạt động 2: Nhận xét và sửa lại đoạn văn. 
a/Đoạn văn thuyết minh cây bút bi.
 Khi giới thiệu cây bút bi thì phải giới thiệu theo trình tự nào? 
-Nhược điểm của đoạn văn này là gì?
-Theo em, nên sửa lại ntn?
b/ Đoạn văn viết về đèn bàn.
-Nội dung của đoạn văn? 
-Đoạn văn có nhược điểm gì? 
-Nên giới thiệu đèn bàn bằng cách nào?
-Hãy nêu cách sửa? 
-GV chốt. Gọi HS đọc ghi nhớ.
C.Hoạt động 3: Luyện tập.
BT1:Viết đoạn mở bài và kết bài. 
BT 2.
BT 3.
I. Tìm hiểu cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh.
-Đọc đoạn văn a.
-Câu chủ đề: Câu 1.
-Câu 2: Cung cấp thông tin về lượng nước ít ỏi.
-Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm.
-Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
-Câu 5: Nêu dự báo đến 2025 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước.
-Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước.
-Trình tự sắp xếp các câu hợp lí.
-Đọc đoạn văn (b).
-Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng.
-Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê.
-Trình tự hợp lí: khái quát - phân tích - tổng hợp.
II. Nhận xét và sửa lại đoạn văn.
-Đọc đoạn văn a/
.
-Đoạn văn thuyết minh về cây bút bi theo trình tự:+Cấu tạo của bút bi. +Các loại bút bi. + Cách sử dụng bút bi.
-Nhược điểm của đoạn văn: ý lộn xộn do chỉ có 1 đoạn. Nên tách thành 3 đoạn với 3 ý đã nêu.
b/Đọc đoạn văn.
-Đoạn văn thuyết minh về đèn bàn với 2 nội dung: Giới thiệu chung và cấu tạo của đèn bàn.
-Nhược điểm : Sắp xếp ý lộn xộn.
-Phương pháp phân tích.
-Cách sửa: Nên tách thành 3 đoạn:
 +Giới thiệu chung về đèn bàn.
 +Phần chao đèn.
 +Phần đế đèn.
-Đọc ghi nhớ.
III. Luyện tập.
BT1:Viết đoạn mở bài và kết bài.
BT 2: : Mô phỏng đoạn viết về Phạm Văn Đồng để viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
BT 3: Có thể nói SGK có 2 phần: Phần bài học và phần mục lục.
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh:
 1. Nhận dạng đoạn văn thuyết minh.
 2. Sửa lại đoạn văn.
3. Ghi nhớ/SGK
III. Luyện tập.
BT 1.
BT2.
BT 3.
 D. Hoạt động 4:
 4. Củng cố: Nêu cách trình bày nội dung đoạn văn thuyết minh.
 5. Dặn dò: Làm lại BT 2 và 3.

Tài liệu đính kèm:

  • doc20.doc