Giáo án Ngữ văn 8 tuần 27 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 27 - Nguyễn Văn Hà

Tiết 105 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

 (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS

 - Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

 - Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

B. CHUẨN BỊ

* GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án

* HS: Soạn bài theo hướng dẫn

 

doc 8 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1329Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 27 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 27
Tiết 105: Bàn luận về phép học
Tiết 106: Luyện tập xây dựng và 
 trình bày luận điểm
Tiết 107 - 108: Bài viết số 6
 ( văn nghị luận )
Ngăy soạn : 5/ 3 /09 TUẦN 26
Tiết 105	 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
 (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS
	- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
	- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
B. CHUẨN BỊ
* GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án
* HS: Soạn bài theo hướng dẫn
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
	- Đọc thuộc lòng đoạn đầu bài cáo: "Nước Đại Việt ta"
	- Vì sao nói "BNĐC" là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của nước ta?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
	Học để làm gì? Học cái gì, học như thế nào?... Nói chung vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lý là đoạn "Luận về phép học" trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
b. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDH ĐCHÍNH
A.Hoạt động đọc và tìm hiểu chú thích 
-Yêu cầu đọc CT/77
? Em biết gì về LSPTN Thiếp? 
GV nhấn mạnh:
- Từng đỗ đạc, làm quan, từ quan về dạy học.
- Được vua Q.Trung nể trọng.
-Cho biết văn bản trên nằm ở vị trí nào của tác phẩm?
B.Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Bài văn được viết theo thể tấu - Em hiểu gì về thể tấu?
GV: Tấu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫũ. Bài tấu của NT bàn về 3 điều: Quân đức, dân tâm và học pháp
? Căn cứ vào nội dung đoạn trích này có thể chia đoạn như thế nào?
HS đọc lại đoạn 1.
? Ở câu đầu từ ngữ nào nêu lên mục đích của việc học. Hãy chỉ ra?
? Tác giả đã định nghĩa đạo là gì?
? Như vậy mục đích chân chính của việc học là gì?
? Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm và cách lập luận ở đoạn văn này?
? Ở những câu tiếp theo tác giả làm nổi bật hơn nữa mục đích chân chính ấy, tác giả đã phê phán điều gì? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
* GV giảng về lối học chuộng hình thức
? Mục đích của hình thức học này có phải để biết đạo làm người không?
? Tác hại của lối học ấy ra sao?
GV chốt: Sự tồn vong, hưng thịnh của một đất nước mà dựa vào nền giáo dục như thế thì nguy hại biết chừng nào. Cả đoạn văn là lời bàn luận chân thật, thẳng thắn và xác đáng của một vị túc nho hết lòng vì sự học, vì đất nước. Không chỉ xác định đúng mục đích, còn cần biết học cái gì và học như thế nào.
? Để khuyến khích việc học, tác giả khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?
-Ngày nay, chủ trương ấy
có được kế thừa, phát triển không? Hãy cho vài VD minh hoạ.
- GV liên hệ:
- Thực hiện phổ cập GD trên toàn quốc
- Lập những Hội khuyến học .v.v...
? Đi kèm với chủ trương trên, Nguyễn Thiếp đã đề xuất những phương pháp học tập nào? Từ ngữ nào thể hiện phương pháp đó?
? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?
GV chốt: Các phương pháp học tập trên đều cần thiết. Cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp.
- Y/c đọc lại phần cuối
? Theo tác giả, nếu thực hiện tốt những điều trên thì sẽ có kết quả gì?
GV: Kết thúc tác phẩm là những câu văn mang hình thức hành chính của thể tấu: mong được vua xem xét, thực thi. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận được tấm lòng thiết tha vì sự nghiệp GD của Nguyễn Thiếp.
C.Hoạt động 3: Tổng kết
-Từ những tìm hiểu trên, em hãy hệ thống lại trình tựu lập luận bằng một sơ đồ và ghi vào bảng con. 
-Goüi Hs âoüc ghi nhåï.
I.Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
-HS đọc chú thích.
-Đoạn văn nằm ở gần cuối của bài tấu gởi vua.
II. Tìm hiểu văn bản.
-Tấu là lời của thường dân tâu lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
- Nghe hướng dẫn.
 - HS đọc
- "Ngọc...tệ hại ấy": mục đích của việc học.
- "Cúi...bỏ qua": Nội dung và phương pháp học tập
- Còn lại: Ý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính - kết bài.
-.HS đọc
( Học để "biết rõ đạo": là lẽ đối xử giữa người và người.
- Cách nêu bằng hình ảnh ẩn dụ qua câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa thuyết phục
- Dùng câu phủ định ( tăng ý khẳng định
- Chú thích 1 vấn đề trừu tượng thật ngắn gọn, rõ ràng.
-Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học: "lối học hình thức"
-Mục đích của lối học này làì để "cầu danh lợi"
( "chúa tầm thường, thần nịnh hót" ( nước mất, nhà tan".
-HS âoüc pháön 2
- HS thaío luáûn nhoïm
( Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở trường, mở rộng thành phần học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học
- Việc học phải từ những kiến thức cơ bản.
( Đó là chủ trương đúng đắn và tiến bộ vì đã phát triển giáo dục trên diện rộng, phổ cập giáo dục.
Bác chủ trương "diệt giặc dốt, giặc đói..."
- Hiện nay, nhà nước có những chính sách ưu đãi, đầu tư cho GD rất hiệu quả.
( Học từ thấp ( cao
- Học rộng, nghĩ sâu, tóm lược những điều cơ bản
- Học đi đôi với hành.
- HS thảo luận, đại diện nêu suy nghĩ của nhóm.
-HS đọc
( đất nước nhiều nhân tài
- Chế độ vững mạnh
- Quốc gia hưng thịnh
III. Tổng kết.
-Hệ thống lại trình tựu lập luận bằng một sơ đồ và ghi vào bảng con. 
-Đọc ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Tác giả:
- Nguyễn Thiếp (1723-1804), quê ở Hà Tĩnh.
- Là người có tài năng, phẩm chất đáng quý.
2. Tác phẩm: Thuộc gần cuối trích trong bài tấu viết 8.1791
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Thể loại:
- Thể tấu 
2. Bố cục: 3 đoạn.
3. Phân tích
a. Mục đích chân chính của việc học:
-Học để làm người.
-Dùng câu châm ngôn dưới dạng phủ định để tăng ý khẳng định.
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học.
b. Chủ trương và phương pháp học tập:
* Chủ trương:
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp.
- Phải học từ những kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng.
III. Tổng kết :
*Ghi nhớ/SGK
C. Hoạt động 4: 
 4. Củng cố:Sơ đồ lập luận:
Muûc âêch chán chênh cuía viãûc hoüc
Chủ trương phương pháp học tập đúng đắn
Phê phán những lệch lạc, sai trái
Taïc duûng cuía viãûc hoüc chán chênh
5. Dặn: -Đọc kĩ văn bản, nắm rõ hệ thống luận điểm và phương pháp lập luạn của văn bản.
- Chuẩn bị bài Luyện tập và xây dựng lu?ûn điểm trong bài văn nghị luận. Ngày soạn: 9 / 3 / 09 
Tiết 1106	 LUYỆN TẬP
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
	- Củng cố chắc chắn hơn nữa hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
	- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. CHUẨN BỊ
* GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án P.P, phòng máy, đèn chiếu.
* HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu lập dàn ý đề bài/82, giấy trong, bút lông.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra:
	- Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý những điều gì?
	- Viết một đoạn văn ngắn triển khai ý của luận điểm: "Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài"
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDH ĐCHÍNH
A.Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài
-Cho đọc đề bài/ SGK-82
? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì, cho ai, nhằm mục đích gì?
? Để đạt được mục đích đó 1 dàn bài cần đưa ra những luận điểm nào? Hệ thống luận điểm ở mục II có sử dụng được không? Vì sao?
? Theo em, em sẽ điều chỉnh như thế nào?
-Nhận xét cách sắp xếp của HS.
-GV gợi ý bố cục sau:
a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên.
b.Quanh ta có nhiều tấm gương của các bạn phấn đấu học giỏi.
c.Muốn học giỏi thì trước hết phải học chăm.
d.Một số bạn trong lớp còn ham chơi ( thầy cô, bố mẹ lo buồn.
e.Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
f.Vậy, các bạn nên chịu khó học tập để trở thành người có ích và tìm được niềm vui lâu bền.
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn trình bày luận điểm
? Em hãy nhắc lại những điều cần chú ý khi trình bày luận điểm?
-Y/c đọc lại luận điểm (2)
-Cho 1 HS đọc mục 2.a/83.
? Có phải ba câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm như mục 2.a đều chính xác không? Vì sao?
? Em thích câu nào hơn cả? Em có thể nêu cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm của em được không?
-Có phải đoạn văn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn?
? Bạn em muốn kết đoạn bằng một câu hỏi như trong "HTSĩ" được không? Em hãy viết 1 câu kết cho phù hợp.
? Đoạn văn trình bày ở mục 2.a là đoạn văn diễn dịch hay qui nạp? Hãy đổi lại?
C.Hoạt động 3: Tổ chức HS trình bày đoạn viết của mình.
-Hướng dẫn HS thực hiện.
-GV nháûn xeït, cho âiãøm.
I. Tìm hiểu đề bài.
-Đọc đề bài/SGK.
-Lời khuyên các bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn.
-Thảo luận câu hỏi:
( Có thể dùng hệ thống luận điểm đó nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp:
-(a): Cần bỏ nội dung "lao động tốt"
- Sắp xếp lại các luận điểm ( làm trên giấy trong)
(b): Thêm các luận điểm cần thiết:
-Đất nước rất cần những người tài giỏi.
-Phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài.
-1 HS đọc bố cục đã gợi ý ở màn hình.û
- Cả lớp ghi vào vở.
II. Trình bày luận điểm:
-HS nhắc lại (nội dung ghi nhớ ở tiết 100)
-Đọc mục 2.a/83
-Câu (1), (3) được, diễn đạt phù hợp.
- Câu (2) dùng từ nối "Do đó" là không hợp lý vì quan hệ
Giữa (d) và (e) không phải là quan hệ nhân quả.
- HS trả lời theo sở thích nhìn nhận của cá nhân
- HS trình bày độc lập.
-Kết đoạn có thể có hoặc không, tuỳ vào nội dung, tính chất của đoạn văn, không nên gò ép, máy móc.
-Được: "Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa, liệu có được không?"
- HS trình bày cá nhân.
( Đoạn qui nạp
-HS đổi bằng cách chuyển câu chủ đề lên đầu đoạn và sửa lại cho lôgíc.
-HS viết đoạn trên giấy trong.
-3HS (G-TB-Y) trình bày phần chuẩn bị của mình trên đeìn chiãúu.
I. Tìm hiểu đề bài.
1. Đề: Hãy viết 1 bài báo tường để khuyên các bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn.
2. Yêu cầu: 
-Kiểu bài: Nghị luận
-Nội dung: Thuyết phục các bạn học tập chăm chỉ hơn.
II. Xây dựng hệ thống luận điểm
-Lựa chọn những nội dung phù hợp.
-Sắp xếp mạch lạc, chặt chẽ.
III. Trình bày luận điểm 
1. Để trình bày luận điểm được tốt, cần:
a.Chọn đoạn, câu văn giới thiệu luận điểm.
b. Sắp xếp luận cứ.
c.Phần kết đoạn
d.Trình bày theo cách diễn dịch và qui nạp
IV.Thực hành
D.Hoạt động 4:
4. Dặn dò:	- Xem lại bài học
	 - Chuẩn bị làm bài viết số 6 (văn nghị luận)
Ngày soạn: 9/3/09
Tập làm văn 107-108 BÀI VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
	- Vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
	- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm sau đạt kết quả tốt hơn.
B. CHUẨN BỊ:
* GV: -Họp nhóm, ra đề, thống nhâtú đáp án.
 -Dặn HS chuẩn bị làm bài.	
* HS:	- Xem lại nội dung các tiết 99, 100, 102; lý thuyết văn nghị luận
	- Lập dàn ý chi tiết 3 đề bài gợi ý ở SGK.
C. LÊN LỚP
1. Ổn định 
 2. Kiểm tra: Giấy bút, chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ghi đề
- Đề bài: Câu nói của M.Goóc-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì? 
* Hoạt động 2: HS làm bài, GV theo dõi
* Hoạt động 3: GV thu bài - HS ghi đề vào vở - GV nhận xét giờ làm bài của các em
* Hoạt động 4: Dặn dò, chuẩn bị bài "Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận"
b. Đáp án - biểu điểm:
* Yêu cầu về nội dung: 
	- HS nêu được những cảm nhận, đánh giá về công dụng của sách đối với con người.
 Dàn bài.
A/ Mở bài:
- Loài người phát triến gắn với những thành tựu trí tuệ, kiến thức.
- Sách là nơi lưu giữ những kiến thức đó.
- Vì thế M. Go-rơ-ki có nói (trích câu nói)
B. Thân bài:
 1. Nói tới sách là nói tới kiến thức, tới trí tuệ con người:
- Đây là hình thức lưu giữ kiến thức phong phú và sâu sắc của con người. từ xưa tới nay, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
 2. Những dẫn chứng cho thấy sách là nguồn kiến thức bất diệt:
- Những tác phẩm ghi lại truyện dân gian, ca dao, dân ca của nhân dân ta.
- Những tác phẩm khoa học vô giá của các nhà khoa học, những tác phầm văn chương của các nhà văn...
- SGK là sự kết tinh của những quyển sách mang kiến thức cơ bản, phổ thông cần có của mỗi người.
 3. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống bởi nó giúp con người hiểu được qui luật của tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển. 
-Sách dạy ta cách sống, cách làm, cách thư giãn, giải trí để sống tốt hơn.
4. Lời khuyên của M.Go-rơ-ki thật chí lí: Hãy yêu sách, quí sách, giữ gìn, trân trọng sách, xem sách là người bạn đồng hành trong cuộc sống thì cuộc sống của chúng ta mới ngày càng phong phú và không bị tụt hậu.
C/ Kết bài: Tình cảm, thái độ của em đối với sách. 
* Yêu cầu về hình thức:
	- Bài làm đúng thể loại nghị luận (bàn bạc, đánh giá, chứng minh)
	- Bố cục đầy đủ, hoàn chỉnh
	- Biết giới thiệu, triển khai luận điểm, chuyển đoạn
	- Viết ngắn gọn, mạch lạc, ít lỗi về diễn đạt, chính tả.
* Biểu điểm:
	- Điểm 9-10: Bài làm đạt những yêu cầu trên. Có sáng tạo, phong cách riêng. Không quá 3 lỗi.
	- Điểm 7-8: Viết đạt mức khá. Diễn đạt tương đối mạch lạc, sáng tạo. Không quá 6 lỗi.
	- Điểm 5-6: Bài viết tỏ ra hiểu đề song diễn đạt chưa mạch lạc, thiếu vài ý cơ bản. Trên 10 lỗi.
	- Điểm 3-4: Lúng túng trong diễn đạt. Lập luận lủng củng dẫn chứng hạn chế. Lỗi nhiều.
	- Điểm 1-2: Chưa nắm được kiểu bài, sa vào phát biểu chung chung. Bố cục không hoàn chỉnh. Lỗi quá nhiều.
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc27.doc