Giáo án Ngữ văn 8 tuần 3

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 3

Tuần 3; Tiết 9: Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố )

(Giáo dục kĩ năng sống)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.

- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.

- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống : có áp bức – có đấu tranh.

 

doc 7 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2011
Tuần 3; Tiết 9: Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 (Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố )
(Giáo dục kĩ năng sống) 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống : có áp bức – có đấu tranh.
-Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 * Kiến thức: + Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
 + Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
 + Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
 * Kĩ năng: +Tóm tắt văn bản truyện.
 + Vận dụng kiến thức về tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Nghiên cứu văn bản, Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập I, Sách tham khảo, saùch Höôùng daãn thöïc hieän CKTKN moân Ngöõ Vaên; Giaùo aùn, bảng phụ .
- HS: Đọc văn bản, soạn bài. 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1:KHỞI ĐỘNG 
1.Kiểm tra bài cũ:
G: ? Em có nhận xét gì nhân vật người cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ ? 
G:? Bé Hồng đã yêu thương mẹ như thế nào ? 
G:? Em cảm nhận được điều gì khi học xong bài này?
2. GV giới thiệu bài mới: 
 Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. Ông là “ nhà văn của nông dân” vì ông gần như chuyên viết về nông dân, Đặc biệt tiểu thuyết Tắt đèn được Vũ Trọng Phụng gọi là “một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội [.} hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể coi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy”. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích của tác phẩm trên, đó là văn bản Tức nước vỡ bờ. 
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CHUNG 
G:? Nêu vài nét về tác giả ? 
GV giới thiệu thêm vài nét về tác giả
G:? Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích trong tác phẩm nào ? Thuộc chương mấy ? 
GV giới thiệu thêm về tác phẩm: Tắt đèn là một bức tranh hiện thực điển hình về xã hội nông thôn thời ấy có sức tố cáo mãnh liệt. Tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân, một thứ thuế dã man, quái gở nhằm vạch trần bộ mặt tàn bạo của trật tự xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng thời qua đây phản ánh tình trạng thống khổ của người nông dân đương thời.
* Đọc văn bản :chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đối trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chị Dậu. GV gọi 2 HS đọc hết lượt. 
HOẠT ĐỘNG 3: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Định hướng tìm hiểu văn bản: theo tuyến nhân vật
Tìm hiểu tình huống truyện:
? Theo em chi tiết nào thể hiện tình huống gay cấn của văn bản ?
àH: tình huống truyện được vẽ ra trong khung cảnh một làng quê vào mùa sưu thuế; lúc chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ
G:? Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị ra sao ? 
àH:Tình thế rất nguy ngập, làm sao bảo vệ được chồng “đang đau ốm rề rề”. 
G:? Bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu gồm có những ai ? 
àH: Cai lệ, tên người nhà lí trưởng. 
G:? Em có nhận xét gì về tính cách của cai lệ ? 
àH: Hành động : sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chi Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu. 
à H:Ngôn ngữ :quát, thét, hầm hè, nham nhảm. 
G:? Em có nhận xét gì về bản chất của tên cai lệ và về chế độ xã hội đương thời?
àH: Cai lệ là một tên vô danh không chút tình người, là một hiện thân của nhà nước bất nhân. 
G:? Đứng trước sự bất nhân, hống hách của tên cai lệ, chị Dậu đã đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào ? Khi thấy bọn tay sai tiến vào nhà, chị Dậu có thái độ ra sao? 
àH: Sợ hãi lo lắng cho mạng sống của chồng nên chị cố “van xin tha thiết” rất lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của “ông cai”.
G:? Chị Dậu đã xưng hô với cai lệ ra sao ?
àH: Cháu – ông. 
G:? Khi tên cai lệ không thèm nghe, đáp lại bằng những quả bịch vào ngực và cứ xông đến anh Dậu, lúc đó chị Dậu đã làm gì? 
àH: Tức quá không thể chịu chị được đã liều mạng cự lại. 
G:? Sự cự lai của chị Dậu chia thành mấy bước ? 
*H:àHai bước. 
G:? Thoạt đầu, chị “cự lại” bằng gì ? 
àH: - Lí lẽ : “Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ”. 
G:? Lúc này chị xưng hô với tên cai lệ ra sao? 
àH:Tôi – ông. 
G:? Sự thay đổi này đã làm thay đổi vị thế của chị Dậu với tên cai lệ như thế nào ?
àH: Chị đã đứng thẳng, có vị thế của kẻ ngang hàng nhìn thẳng vào mặt đối thủ. 
G:? Đến khi tên cai lệ không thèm trả lời còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, lúc đó chị đã làm gì ?
àH: Chị vụt đứng dậy “nghiến hai hàm răng – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
G:? Chị đã xưng hô ra sao với tên cai lệ ?
àH: Bà – mày --> thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ --> khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù” sẵn sàng đè bẹp đối phương. 
G:? Đấu lí không xong chị Dậu quyết ra tay đấu lực với chúng. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh chị Dậu quật lại hai tên tay sai ?
àH: Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” chị chỉ cần động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã chỏng quèo trên mặt đất. 
àH: Còn tên người nhà lí trưởng cuộc đọ sức dai dẳng hơn một chút “hai người dằng co nhau, đu đẩy nhau vật nhau”. Cuối cùng anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị túm tóc lẳng một cái ngã nhào ra thềm. 
G:? Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai ?
àH: Sức mạnh của lòng yêu thương. 
G: ? Đoạn trích này cho ta thấy chị Dậu có tính cách gì ? 
àH: Mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. 
G:? Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích ? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không ? Vì sao? 
àGV phân tích thêm: Thành ngữ Tức nước vỡ bờ lấy làm nhan đề văn bản rất hợp lí bởi nó đã nêu lên một qui luật của xã hội : có áp bức, có đấu tranh. Tuy nhiên hành động của chị Dậu chỉ là tự phát chưa giải quyết được gì . Mặc dù vậy ta vẫn thấy cảm nhận chủ quan của Ngô Tất Tố : dự báo cơn bão táp cách mạng của quần chúng sau này. 
HOẠT ĐỘNG 4: TỔNG KẾT
G:? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả và sự thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ nhân vật cai lệ ? 
àH: Khắc họa rất nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt.
GV chốt ý
G:? Em hãy nêu vắn tắt giá trị nghệ thuật của đoạn trích ? 
àH: Khắc họa nhân vật rõ nét; Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động; Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc
G: nhận xét, phân tích thêm vài nét về giá trị nghệ thuật rồi chốt ý
GD KNS:
G:? Như vậy văn bản có ý nghĩa gì ?
G: ? Qua hành động chống trả của chị Dậu, em có suy nghĩ gì về sức phản kháng của người nông dân xưa? Về lối sống của một số bộ phận con người ngày nay?
HS trình bày tự do
GV kết luận: Ngày xưa chế độ xã hội cũ bất côngngày nay có một số người có hành động thiếu suy nghĩ như hay đánh nhauDo đó chúng ta cần xác định lối sống có nhân cách , tôn trong người thân và bản thân,
HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tóm tắt đoạn trích ( khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu)
- Đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đối trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chị Dậu). 
- Soạn bài : Xây dựng đoạn văn trong văn bản (Đọc kĩ nội dung bài học; soạn trả lời các câu hỏi; nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả : Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954) là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
2. Tác phẩm: 
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn. (Thể loại: tiểu thuyết. )
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn. 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
1. Nhân vật cai lệ : 
- Cai lệ là một kẻ tàn bạo không chút tình người. Hắn là hiện thân đầy đủ của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ.
- Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ mặt chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị.
2. Nhân vật chị Dậu :
- Chị Dậu là một người mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường nhưng vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
- Sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân. 
 III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật : 
- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí,)
2. Ý nghĩa văn bản :
 Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh chân thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
*Rút kinh nghiệm:
............
-----------------------------------------------►▼◄ ----------------------------------------------
Ngày soạn:25/08/2011
Tuần 3 ; Tiết 10
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
(Giáo dục kĩ năng sống) 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu. 
- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
*Kiến thức: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.
*Kĩ năng: + Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
 + Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
 + Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
B. CHUẨN BỊ : 
- GV: Nghiên cứu văn bản, Sách giáo viên Ngữ văn 6, tập I, Sách tham khảo, saùch Höôùng daãn thöïc hieän CKTKN moân Ngöõ Vaên; Giaùo aùn, bảng phụ .
- HS: Đọc bài, soạn bài. 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG 
1. Kiểm tra bài cũ :
G:? Bố cục văn bản là gì ?Văn bản thường có bố cục mấy phần? 
G:? Nội dung phần thân bài được trình bày theo một thứ tự nào? 
H: 2 Hs trình bày, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá.
2. GV giới thiệu bài mới :
 Chúng ta đã học cách viết đoạn văn trong văn bản. Vậy các em hãy cho biết làm thế nào để trình bày một đoạn văn ? Bài học hôm nay sẽ củng cố khắc sâu kỹ năng trình bày một đoạn văn để làm sáng tỏ một nội dung nhất định. 
HOẠT ĐỘNG 2:TÌM HIỂU CHUNG 
G:gọi HS đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn. 
G:? Văn bản trên gồm mấy ý ? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn ? 
à H:Hai ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn. 
G:? Em thường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn ? 
àH:Chữ đầu đoạn văn viết hoa, cuối đoạn văn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn biểu đạt một ý . 
- G:cho HS thảo luận : Khái quát đặc điểm cơ bản của đoạn và cho biết thế nào là đoạn văn ? 
 G: nhận xét, chốt ý
- G:gọi HS đọc đoạn thứ nhất của văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn. 
G:? Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề). 
H:à Ngô Tất Tố; Các câu trong đoạn văn đều thuyết minh cho Ngô Tất Tố. 
- G: gọi HS đọc đoạn văn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề). 
àH: Câu chủ đề của đoạn văn là : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố. 
G:?Tại sao em biết đó là câu chốt của đoạn văn? 
àH:Nêu ý khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đầy đủ hai thành phần chính. 
G:? Em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề trong đoạn văn ?
G:?Câu chủ đề ở đoạn thứ hai đứng ở vị trí nào? 
àH:Đầu đoạn văn. 
G:? Em hiểu câu chủ đề là gì ? 
G:? Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không ? 
àH: Không có câu chủ đề.
G:?Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? 
àH: Ngô Tất Tố , ông, nhà văn.
G:? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào ? 
àH: Quan hệ bình đẳng. 
G:? Cách trình bày như đoạn văn thứ nhất ta gọi tên là gì ? 
àH: Song hành. 
G:? Nội dung của đoạn văn thứ hai triển khai theo trình tự nào ? 
àH: Khái quát ---> cụ thể, chi tiết. 
G:? Câu chủ đề của đoạn hai đặt ở vị trí nào ? 
àH: Đầu đoạn văn. 
G:? Cách trình bày ý như vậy gọi là gì ? ( Diễn dịch)
- GV gọi HS đọc đoạn văn trang 35. 
G:? Đoạn văn có câu chủ đề không ? Nếu có thì nó ở vị trí nào ?
àH: Đứng cuối đoạn văn. 
G:? Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào ? 
àH: Đi từ chi tiết , cụ thể rút ra ý chung khái quát. 
G:? Cách trình bày như trên gọi là gì ? ( Quy nạp. )
G: kết luận,
GD KNS: GV giới thiệu thêm Trong quá trình thực hành viết đoạn văn cần phải lựa chọn cách tạo lập đoạn văn phù hợp với thực tế hoàn cảnh và mục đích giao tiếp
HOẠT ĐỘNG 3 – LUYỆN TẬP
- G:Hướng dẫn HS làm bài tập
+ Làm nhóm :bài 1,2,4
+ Làm cá nhân: bài 3 
HOẠT ĐỘNG 4 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn.
- Thực hành viết tích cực tạo lập đoạn văn theo các cách diễn dịch / quy nạp / song hành.
- Chuẩn bị làm bài viết số 1( 2 tiết viết trên lớp)
I.TÌM HIỂU CHUNG: 
1. Khái niệm đoạn văn:
 Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, gồm có nhiều câu, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh. 
2. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn :
a. Từ ngữ chủ đề : 
 Từ ngữ chủ đề là từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) để duy trì đối tượng được biểu đạt. 
b. Câu chủ đề : 
 Câu chủ đề mang nội dung khái quát cả đoạn, lời lẽ ngắn gọn, thường có cấu tạo hoàn chỉnh và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. 
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn :
 Có nhiều cách trình bày đoạn văn ( bằng phép diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng hợp,)
*Sơ đồ cách diễn dịch 
 1
2 3 4
*Sơ đồ cách quy nạp:
 2 3 
1
 4 
*Sơ đồ cách song hành:
1 2 3 4 
 II. LUYỆN TẬP:
1. Văn bản có hai ý, mỗi ý diễn đạt thành một đoạn văn. 
2. a. Diễn dịch. 
 b. Song hành.
 c. Song hành.
3.Viết đoạn văn:
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/08/2011
Tuần 3 ; Tiết 11 ;12 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - VĂN TỰ SỰ
(làm tại lớp)
(Giáo dục kĩ năng sống+ tư tưởng Hồ Chí Minh) 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở các lớp, có kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: GA, ra đề có đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn tập, chuẩn bị giấy làm bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV nêu yêu cầu của tiết viết bài phần TLV 2 tiết tại lớp
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HOẠT ĐỘNG 2: HS VIẾT BÀI
Đề : Tuổi học trò thường để lại trong ta nhiều kỷ niệm đẹp. Hãy kể lại một kỷ niệm gây ấn tượng trong em.
 - HS viết bài.
 - GV quản lí lớp.
 - Yeâu caàu chung về bài viết:
+ Theå loaïi :Vaên töï söï keát hôïp vôùi mieâu taû vaø bieåu caûm .
+ Noäi dung:Keå ñöôïc nhöõng vieäc laøm , sôû thích, tính caùch vaø thaùi ñoä tình caûm cuûa baïn ñoáivôùi nhöõng ngöôøi thaân trong gia ñình, ñoái vôùi thaày coâ giaùo, baïn beø vaø moïi ngöôøi xung quanh.( Lưu ý HS tích hợp nội dung : sống đẹp, biết tôn trọng kỉ niệm của bản thân cũng chính là chúng ta đạng thực hành học tập và làm theo một phần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh...)
+ Hình thöùc: Boá cuïc roõ raøng, maïch laïc. Chöõ vieát roõ, khoâng sai loãi chính taû. vieát ñuùng ngöõ phaùp.
*Bieåu ñieåm :Môû baøi ( 1,5ñieåm );Thaân baøi ( 7 ñieåm ) ;Keát baøi (1,5ñieåm ).
HOẠT ĐỘNG 3: GV THU BÀI
HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Về nhà xem lại bài đã làm, rút kinh nghiệm.
Soạn bài: Lão Hạc ( Cố gắng tìm đọc cả tác phẩm Lão Hạc; Đọc diễn cảm văn bản trích; Soạn trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản; tìm hiểu nghệ thuật viết truyện của tác giả,)
Tuần sau kiểm tra 15 phút ( ôn phần Văn và tiếng Việt tuần 2,3)
* Rút kinh nghiệm:
............
............

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3-NV 8.doc