Giáo án Ngữ văn 9 tuần 7

Giáo án Ngữ văn 9 tuần 7

TUẦN 7

 Tiết 31: Mã Giám Sinh mua Kiều.

 Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự.

 Tiết 33: Trau dồi vốn từ.

 Tiết 34,35: Viết bài tập làm văn số 2.

TIẾT: 31 Ngày soạn: - Ngày giảng:

 Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

 ( Trích: Truyện Kiều)

 - Nguyễn Du -

 I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Giúp học sinh

-Hiểu được qua cuộc thương lượng mua bán Kiều. Xã hội phong kiến suy tàn xuất hiện một loại người mới đó là bọn buôn thịt bán người.

-Cảm nhận được nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thúy Kiều khi phải bán mình chuột cha.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Tiết 31: Mã Giám Sinh mua Kiều.
 Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự.
 Tiết 33: Trau dồi vốn từ.
 Tiết 34,35: Viết bài tập làm văn số 2.
TIẾT: 31 Ngày soạn: - Ngày giảng:
 Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU 
 ( Trích: Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du -
 I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh
-Hiểu được qua cuộc thương lượng mua bán Kiều. Xã hội phong kiến suy tàn xuất hiện một loại người mới đó là bọn buôn thịt bán người.
-Cảm nhận được nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thúy Kiều khi phải bán mình chuột cha.
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng làm văn tự sự tả tâm trạng nhân vật
-Thái độ: Cảm thương nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tôn trong sự bình đẳng giới.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ đoạn trích, kế hoạch tiết dạy đoạn trích . Hướng dẫn HS tọc tập đoạn trích “Mã giám Sinh mua Kiều”
-Học Sinh: Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi SGK 
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ? Nêu bức tranh thiên nhiên mùa xuân?
+Trả lời: -HS đọc diễn cảm đoạn trích?
 -Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp: Màu sắc cỏ non trải rộng làm nền, hoa lê trắng điểm xuyết gợi sự hài hòa, tinh khiết, mới mẻ, sống động có hồn. 
3-Bài mới:
a/ Giới thiệu (1’)
Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình .Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Điều ấy được biểu hiện cụ thể qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
	b/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG 1 Hướng dẫn tìm hiểu chung 5’
-GV giới thiệu đoạn trích.
-Hướng dẫn đọc, tìm đại ý, bố cục.
H1- Đoạn trích nêu lên vấn đề gì?(xác định vị trí của đoạn trích)
H2- Em hãy tìm đại ý của đoạn trích?
*HOẠT ĐỘNG 2: 33’ 
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn trích
H3- Chân tướng của Mã GIám Sinh được miêu tả như thế nào?
+Lai lịch, diện mạo, dáng điệu, cử chỉ?
H4- Phân tích hành động ngồi của Mã Giám Sinh?
H5- Hành động cò kè ngã giá của MGS nói lên điều gì về bản chất của hắn?
H6- Qua đây em MGS là người như thế nào?
H7- Tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp MGS như thế nào?
H8- Vì sao Kiều im lặng suốt cuộc mua bán?
H9- Câu kết trong đoạn trích thể hiện điều gì?
H10- Thái độ của tác giả?
H11- Nêu giá trị nội dung vá nghên thuật của đoạn trích?
-HS lăng nghe.
-1HS đọc diễn cảm – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
-Cả lớp thảo luận, và trả lời –1 số HS khác nhận xét 
+Phơi bày bản chất buôn người ghê tởm của MGS đồng thời thể hiện nỗi đau đớn , tủi nhục của Kiều.
+Ngồi tót -> trịch thượng
+MGS một tên buôn thịt bán người đê tiện ghê tởm.
=>Gian xão, lừa lọc, vì tiền đã tán tận lương tâm.
+Đau buồn,nhục nhã, xót xa ê chề.
+Nàng là hiện thân của nỗi đau khổ câm lặng
+Lời tố cáo xã hội phong kiến
+Căm ghét xã hội phong kiến
HS thảo luận, trả lời
Cả lớp nhận xét, BS
+HS khái quát phần ghi nhớ SGK
I- Tìm hiểu chung:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích ( sgk)
2- Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc”; 34 câu.
3- Đại ý: Phơi bày bản chất buôn người ghê tởm của MGS đồng thời thể hiện nỗi đau đớn , tủi nhục của Kiều.
II- Nội dung đoạn trích:
a-Chân tướng của Mã Giám Sinh:
+MGS một tên buôn thịt bán người đê tiện ghê tởm.
=>Gian xão, lừa lọc, vì tiền đã tán tận lương tâm
b- Tâm trạng Thúy Kiều:
+Đau buồn,nhục nhã, xót xa ê chề.
=>Nàng là hiện thân của nỗi đau khổ câm lặng
c- Thái độ của tác giả:
Tác giả thể hiện nỗi đau khổ của Kiều bằng tất cả nỗi đau quằn quại tưởng như rơi nước mắt, máu chảy trên đầu ngọn bút. Tác giả căm ghét, lên án chế độ phong kiến.
4- Tổng kết:
Ghi nhớ SGK.
4Củng cố – dặn dò: 3’)
-Về nhà học thuộc 2 đoạn trích, học kĩ bài giảng
-Tự học đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” theo hướng dẫn của GV.
-Chuẩn bị bài “Miêu tả trong văn tự sự”
-Xem lại thể loại văn tự sự và miêu tả, miêu tả trong văn tự sự để 2 tiết cuối tuần làm bài viết số 2
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 	
TIẾT: 32 Ngày soạn: - Ngày giảng: 
	TV: 	MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh thấy được:
Vai trò của miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong tự sự
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
-Thái độ: Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự để tạo cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ ghi những đoạn trích cần phân tích.
-Học Sinh: Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi của bài học trong SGK
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi:Thế nào là văn tự sự?, văn miêu tả?
+Trả lời: Nêu đúng đặc điểm của mỗi kiểu văn bản. (mỗi ý 5 điểm)
3-Bài mới: 
a/Giới thiệu (1’)
Trong thực tế rất ít có một kiểu văn bản nào thuần nhất. Thường luôn có sự kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức chính. Tự sự là phương thức chủ đạo, chính yếu tố mà các nhà văn thường vận dụng để phản ảnh tái hiện hiện thực. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả, có khi cả thuyết minh và nghị luận nữa. Hôm nay chúng ta tìm hiểu kĩ năng vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
b/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
TL
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
 12
25
*HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
-Gọi HS đọc đoạn trích
H1- Đoạn trích kể về việc gì?
H2- Sự việc ấy đã diễn ra như thế nào?
H3- Các sự việc bạn đưa ra néu chỉ kể như vậy có sinh động không?
H4- Các em hãy diễn đạt các sự việc thành đoạn văn?
H5- So sánh hai đoạn văn? Đoạn văn nào hay hơn? Nhờ yếu tố nào mà trận đánh tái hiện một cách sinh động?
*HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn luyện tập:
*Bài tập 1:
H6- Tìm những yếu tố tả người, tả cảnh trong hai đoạn trích Thúy Kiều?
H7- Tả chung về hai chị em gồm những từ nào?
+Tả Thúy Vân?
+Tả Thúy Kiều?
H8- Đoạn trích tả cảnh ngày xuân, tác giả tả vào những đặc điểm nào?
+Cảnh thiên nhiên? 
+Không khí ngày hội xuân?
H9- Nêu dụng ý của tác giả khi dựng lên những nhân vật, con người và cảnh như vậy?
*Bài tập 2:
-HS đọc bài tập ->yêu cầu kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
+Giới thiệu khung cảnh chung (miêu tả thiên nhiên) và chị em Thúy Kiều đi hội
+Tả thiên nhiên cánh đồng
+Tả lễ hội (không khí mùa xuân)
+Cảnh con người trong lễ hội (diễn biến, sự việc)
+Cảnh ra về.
*Bài tập 3:
-Yêu cầu thuyết minh cần giới thiệu những đặc điểm gì?
-Gới thiệu chung hai chị em: nguồn gốc nhân vật, vẻ đẹp chung như thế nào?
-Mỗi nhân vật em sẽ chọn những chi tiết nào?
-Nhận xét chung?
-1 HS đọc đoạn trích.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
*Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
+Kế sách đánh giặc
+Diễn biến: quân Thanh ra bắn phun lửa khói; quân Quang Trung khiên ván nhất tề xông lên
+Quân thanh đại bại, tướng Sầm nghi Đống thắt cổ
-1 HS khá diễn đạt – 1 HS khác nhận xét 
-Các nhóm thảo luận.
+Đoạn diễn đạt lại hay hơn, sinh động hơn
-Lớp chia lầm 6 nhóm
+Nhóm 1: Hai chị em
+Nhóm 2: Thúy Vân
+Nhóm 3: Thúy Kiều
+Nhóm 4: Cảnh thiên nhiên
+Nhóm 5: Không khí ngày hội mùa xuân.
+Nhóm 6: Kết luận chung
- Chuẩn bị trong 5’ cử đại diện trả lời – HS khác nhận xét 
-Cả lớp viết và một số em trình bày.
-Một số êm HS khá (giỏi) trả lời nhanh.
I- Vai trò của miêu tả trong văn tự sự:
1- Ví dụ:
*Sự việc:
Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
+Kế sách đánh giặc
*Diễn biến: 
+Quân Thanh ra bắn phun lửa khói; quân Quang Trung khiên ván nhất tề xông lên
+Quân thanh đại bại, tướng Sầm nghi Đống thắt cổ.
2- Kết luận:
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
II- Luyện tập:
*Bài tập 1:
a-Đoạn 1: Chị em Thúy Kiều.
-Tả người: dùng hình ảnh thiên nhiên miêu tả hai chị em Thúy Kiều ở nhiều nét.
+Thúy Vân: Hoa cười, ngọc thốt.
+Thúy Kiều: Lànsơn
b- Đoạn 2: 
-Tả cảnh:
+Ngày xuân con én
+Cỏ non xanh rợn..
=> Tác dụng: chân dung nhân vật tươi đẹp.
+ Cảnh tươi sáng phù hợp xã hội nhân vật trong ngày hội
*Bài tập 2:
-Yêu cầu nội dung đoạn văn:
+Văn tự sự: Chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chièu thanh minh.
+Giới thiệu khung cảnh chung và chị em Thúy Kiều đi hội
+Tả thiên nhiên cánh đồng
+Tả lễ hội (không khí mùa xuân)
+Cảnh con người trong lễ hội (diễn biến, sự việc)
+Cảnh ra về.
*Bài tập 3:
Gới thiệu vẻ đẹp của chị em Kiều.
-Yêu cầu thuyết minh
+Giới thiệu chung về hai chị em
+Giới thiệu Thúy Vân
+Giới thiệu Thúy Kiều
+Nghệ thuật miêu tả.
4-Củng cố – dặn dò: (3’)
Xem lại thể loại văn tự sự và miêu tả
Nắm được vai trò của miêu tả trong văn tự sự.
Viết tiếp những đoạn văn còn lại của bài tập 2 và 3
Chuẩn bị bài “Trau dồi vốn từ”
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 33 Ngày soạn: - Ngày giảng: 
 TV: TRAU DỒI VỐN TỪ 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được:
Tầm quan trọng của việc trua dồi vốn từ.
Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ. 
-Kĩ Năng: Sử dụng chính xác từ trong từng văn cảnh và tự rèn luyện để làm giàu vốn từ cho bản thân
-Thái độ: Tự hào và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ, ví dụ về cách dùng từ tinh tế
-Học Sinh: Đọc kĩ bài học trong SGK
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ:( 3’ )
Kiểm tra vở sọan 5 HS
3-Bài mới: 
a/Giới thiệu (1’)
Từ là chất liệu để tạo nên câu. Nuốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng, và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng. Hôn nay chúng ta tìm hiểu cáchình thức trau dồi vốn từ.
b/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
TL
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
 7
7
20
3
*HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn rèn luyện nghĩa của từ và cách dùng từ.
GV gọi HS đọc ví dụ.
H1- Em hiểu ý kiến đó như thế nào?(nội dung lời nói gồm mấy ý? Khuyên điều gì?)
-GV đưa thêm ví dụ.
-HS đọc phần 2 bài học
H2-Các câu mắc lỗi dùng từ như thế nào?
H3- Sửa như thế nào? Nguyên nhân mắc lỗi?
H4- Làm thế nào để sử dụng đúng và tốt từ Tiếng Việt?
*HOẠT ĐỘNG 2:
Gọi HS đọc đoạn văn. 
H5- Đoạn văn nêu lên ý gì?
H6- Việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập được thực hiện theo hình thức nào?
*HOẠT ĐỘNG 3
Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1:
-Chọn cách giải thích đúng.
-GV hướng dẫn HS từng nhóm làm bài.
*Bài tập 2:
-Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
*Bài tập 3:
-Sửa lỗi dùng từ.
-Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm.
*Bài tập 4:
GV hướng dẫn HS làm độc lập, trình bày trước lớp. 
*Bài tập : 5-6-7-8-9 về nhà làm.
*HOẠT ĐỘNG 4 
-Củng cố: Nhắc lại nội dung hai phần ghi nhớ.
-1 HS đọc ví dụ
2 HS trả lời – 2 HS khác nhận xét 
+Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt
-Phải không ngừng trau dồi vốn từ
+a dùng thừa từ
+b, c dùng sai từ
+Không hiểu nghĩa
-1 HS trả lời phần ghi nhớ SGK – HS khác nhận xét 
-1 HS đọc đoạn văn của Tô Hoài.
-Thảo luận nhóm – rút ra nhận xét.
+Tô Hoài phân tích: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
-HS làm theo nhóm
-Các nhóm ghi vào phiếu học tập – cử đại diện trình bày.
(Giải thích nghĩa của từng từ)
-4 nhóm, mối nhóm thực hiện mối câu – nhóm khác nhận xét 
-HS làm độc lập, trình bày trước lớp. 
- 2 HS đọc , mỗi em một phần.
I- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1- Ví dụ:
 Ví dụ a:
Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt
-Phải không ngừng trau dồi vốn từ
- Ví dụ b:
- Anh ấy làm việc rất năng lực
- Những đôi mắt ngây thơ trong sáng nhìn vào nét phấn của cô giáo.
2- Kết luận:
Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
II-Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
1- Ý kiến của Tô Hoài:
Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân
2- Kết luận:
Rèn luyện để biết thêm những điều chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
III- Luyện tập:
*Bài tập 1:
-Chọn cách giải thích đúng:
+Hậu quả: (b)
+Đoạt: (a)
+Tinh tú: (b)
*Bài tập 2:
a- Tuyệt: 
+Dứt, không còn gì: Tuyệt chủng; tuyệt giao; tuyệt tự
+Cực kì, nhất: Tuyệt đỉnh; tuyệt tác;tuyệt trần.
*Bài tập 3:
a-Im lặng -> vắng lặng, yên tỉnh.
b-Cảm xúc -> cảm động, cảm phục
c-Thành lập -> thiết lập
d-Dự đoán -> phỏng đoán, dự tính.
*Bài tập 4:
-Người nông dân sáng tạo ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc để đúc kết kinh nghiệm mùa màng.
=>Giữ gìn sự trong sáng của một ngôn ngữ dân tộc-> học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân.
4-Củng cố – dặn dò: (2’)
Đọc kĩ lại phần bài học đã hướng dẫn.
Làm các bài tập: 5-6-7-8-9
Ôn lại yếu tố miêu tả trong văn tự sự để làm bài viết số 2.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
..
TIẾT: 34 - 35 Ngày soạn: - Ngày KT: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 VĂN TỰ SỰ 
 I.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS hệ thống kiến thức phần văn tự sự có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
 - Rèn luyện cho HS tính tự giác học tập nghiêmtúc, nâng cao ý thức khi làm bài kiểm tra. 
II.Phạm vi cần đạt:
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Miêu tả trong văn bản tự sự.
III. Đề kiểm tra:
1/ Đề KT:
 Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết bài văn kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đĩ.
2/ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 Bài viết của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
A.Yêu cầu về nội dung và hình thức:
 1. Hình thức:
 - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, rành mạch, viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ. ( Dưới dạng một bức thư)
 - Văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả.
2. Nội dung:
 Học sinh có những cách thể hiện bài viết khác nhau, tuy nhiên cũng cần có một số ý cơ bản sau:
 MB: Tình huống trở về trường cũ(đã trưởng thành, nghề nghiệp ổn định)
 TB: Cảm nhận khi trở về trường cũ.
Cảnh sắc thế nào?
Gặp gỡ ai và không gặp ai?
Cảm xúc khi đến và khi về?
 KB: Aán tượng và suy nghĩ khi về lại trường cũ.
 B.Biểu điểm:
 - Hình thức: 1 điểm.
 - Nội dung: MB: 1 điểm.
 TB: 7 điểm.
 KB: 1 điểm.
 4-Củng cố – dặn dò: (5’)
Về nhà xây dựng dàn bài chi tiết đề bài trên.
Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc