Giáo án Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hàm Trí

Giáo án Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hàm Trí

I.Mục tiêu cần đạt :

-Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người.

II.Chuẩn bị :

- GV: Giáo án, bảng phụ .

- HS: - Xem lại văn bản nhật dụng ngữ văn 6.

 - Soạn bài

III. Tiến trình lên lớp :

1.Ổn định lớp :

2. Bài cũ: - Thế nào là văn bản nhật dụng. Cho ví dụ minh họa ?

3. Bài mới: Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã dự bảy lần khai giảng ngày khai trường lần nào làm cho em nhớ nhất?

 

doc 20 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hàm Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 Lí Lan
I.Mục tiêu cần đạt :
-Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người. 
II.Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, bảng phụ . 
- HS: - Xem lại văn bản nhật dụng ngữ văn 6.
 - Soạn bài 
III. Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định lớp :
2. Bài cũ: - Thế nào là văn bản nhật dụng. Cho ví dụ minh họa ?
3. Bài mới: Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã dự bảy lần khai giảng ngày khai trường lần nào làm cho em nhớ nhất?
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- Gọi hs đọc văn bản
- Văn bản trên thuộc loại văn bản nào ?
-Nhân vật chính là aqi? Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản ? 
? Chia bố cục văn bản ? Nêu nội dung chính ở mỗi đoạn ?
GV: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của hai mẹ con có đặc điểm gì khác nhau ? Điều đó thể hiện ở những chi tiết nào ?
? Theo em tại sao mẹ không ngủ được ?
 -Mừng vì em đã lớn
 -Hy vọng điều tốt đẹp đến vơí con 
 -Yêu thương luôn nghĩ về con
? Trong đêm không ngủ được mẹ đã làm gì ?
? Trong đêm không ngủ , tâm trí mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào ?
 -Ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một
 -Tâm trạng hồi hộp trước cổng trường
* Thảo luận : Trong văn bản có phải người mẹ đang nói chuyện trực tiếp với con không ? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai ? Cách viết này có tác dụng gì?
? Tìm trong bài câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ? 
? Câu nói của mẹ : “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu câu nói ấy như thế nào ? 
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
- Khích lệ con đến trường và tin vào sự nghiệp giáo dục
? Tóm lại: Bà mẹ nói lên trong văn bản là người mẹ như thế nào ?
? Văn bản trên giúp chúng ta hiểu thêm về điều gì ? 
Viết một đoạn văn ngắn về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên ? 
A. Tìm hiểu bài :
 I. Đọc - chú thích :sgk/5
 II. Phân tích văn bản :
1. Tâm trạng của hai mẹ con vào đêm trước ngày khai trường.
- Con  “Gương mặt thanh thoát  môi hé mơ û”
=> Thanh thản vô tư
- Mẹ: + Không ngũ được
+ Không tập trung  trằn trọc ...
=> Hồi hộp bồn chồn giàu tình cảm.
2. Ấn tượng tuổi thơ và sự liên tưởng của người mẹ.
- Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi 
- Buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm.
- Thế giới kỳ diệu sẽ mở ra 
=> Vui sướng, hạnh phúc, nhiều kỷ niệm.
=> Là người rất giàu tình cảm hiểu biết, tế nhị.
 III. Tổng kết : Ghi nhớ sgk/9
B. Luyện tập :
Bài tập 1,2 sgk/9
4. Củng cố : Học sinh học lại ghi nhớ sách giáo khoa
5. Dặn dò : - Đọc thêm “Trường học” 
 - Học bài, soạn bài “Mẹ tôi” Nắm nội dung và nghệ thuật.
6. Rút kinh nghiệm :
Tiết 2 : MẸ TÔI 
 (Et - môn - đô - đơ - A - mi – xi)
I. Mục tiêu cần đạt :
-Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người. 
II. Chuẩn bị :
- GV:Giáo án ,bảng phụ
- HS :Soạn văn bản
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ : - Em hiểu câu văn “Bước qua cánh cổng trường là một thề giới kì diệu sẽ mở ra’ như thế nào ? 
3. Bài mới :Trong cuộc đời của mỗi chúng ta ,người mẹ có một vị trí và ý nghĩa quan trọng,thiêng liên và cao cả.Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Chỉ khi nào ta mắc lỗi lầm ta mới nhận ra được điều đó .Văn bản “Mẹ tôi’’ là một 
 bài 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV : - Nêu đôi nét về tác giả A-mi-xi ?
 - Gọi học sinh đọc văn bản ( đọc chậm rãi ,tình cảm ,tha thiết )
? văn bản thuộc thể loại nào ? văn bản trên viết với mục đích gì ?
 -Thể loại :thư từ ,tình cảm
 -Mục đích :Giáo giục con sữa lỗi đã mắc .
? Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ Tôi”?
? Nhân vật chính là ai? Vì sao có thể xác định như vậy!
- Người cha. Vì xuyên suất tác phẩm là lời tâm tình của người cha.
GV : Thái độ của người cha đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết điều đó? Lý do gì mà khiến ông có thái độ đó?
* Thảo luận : Có ý kiến cho rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Đó là thái độ cực đoan, cứng rắn, thiên lệch - Ý kiến của em như thế nào ?
? Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về mẹ của En-ri-cô? Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ?
* Thảo luận : ? Điều gì khiến En-ri- cô “xúc động vô cùng”khi đọc thư bố ?
HS : - Thư của bố gợi nhớ về người mẹ hiền.
 - Thái độ chân thành và quyết liệt của người bố.
 - En-ri-cô cảm thấy xấu hổ và nhục nhã.
* Thảo luận : 
Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ? → Bày tỏ cảm xúc, thái độ một cách chân thành.
? Liên hệ bản thân xem có khi nào em lỡ gây ra một việc gì đó khiến bố mẹ buồn lòng. Thài độ, suy nghĩ của em về việc làm đó ?
A. Tìm hiểu bài :
 I. Tác giả - tác phẩm :
 II. Đọc - chú thích : 
 III. Phân tích :
1. Tâm trạng của người cha :
- Việc nhứ thế không báo giờ con được tái phạm nữa.
- Sự hổn láo của con như nhác dao đâm vào bố vậy.
=> Buồn bã, tức giận, nghiêm khắc.
2. Hình ảnh người mẹ :
- Thức suất đêm  khóc  
- Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc  đi ăn xin 
=> Yêu thương, huy sinh vì con.
3. Tâm trạng của người em :
Xúc động chân thành, ăn năn sữa lỗi.
 IV. Tổng kết : Ghi nhớ sgk/12
B. Luyện tập :
Bài tập 1,2 sgk/12
4. Cũng cố : - HS đọc lại phần ghi nhớ sgk
5. Dặn dò : - Đọc thêm bài “Thư gởi mẹ”
 - Soạn bài “Từ ghép”
6. Rút kinh nghiệm :
Tiết 3 : TỪ GHÉP
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép
- Biết sử dụng từ ghép trong khi nói và viết
II. Chuẩn bị: 
- GV : Giáo án, bảng phụ 
- HS : Soạn bài mới
III. Tiến trình lên lớp : 
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ : - Nêu định nghĩa về từ đỏn, từ ghép, từ lấy đã học ở lớp 6. Cho ví dụ minh họa? 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV : Gọi học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ 
? Trong các từ ghép : Bà ngoại, thơm phức ở ví dụ trên tiếng nào là tiếng chính , tiếng nào là tiếng phụ và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính ?
? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong các tử ấy? 
? Cho vài ví dụ minh họa ? 
GV : Gọi học sinh đọc ví dụ 2 .
? Các từ ghép : Quần áo, trầm bổng có phân ra được tiếng chính , tiếng phụ không? 
? Từ ghép có mấy loại ? Thế nào là từ ghép chính phụ, và từ ghép đẳng lập ? Cho ví dụ minh họa ?
GV : So sánh nghĩa của từ “Bà ngoại” với nghĩa của từ “Bà” nghĩa của từ “Thơm phức” với nghĩa của từ “Thơm” có điểm gì khác nhau ? 
? So sánh nghĩa của từ “Quần áo” với nghĩa của từ “Quần, áo” có điểm gì khác nhau ?
A. Tìm hiểu bài.
Tiếng chính đứng trước ttiếng phụ đứng sau .
I. Các loại từ ghép 
1. Ví dụ
- Bà ngoại
 C P =>
-Thơm phức 
=> Từ ghép chính phụ .
- Quần áo
- Trầm bổng 
=> Từ ghép đẳng lập.
2. Ghi nhớ : sgk/14
II. Nghĩa của từ ghép :
1. Ví dụ : sgk/14
2. Ghi nhớ : sgk/14
B. Luyện tập :
BT1 : Xếp các từ ghép vào bảng phân loại : 
- Từ ghép chính phụ : Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, cười nụ.
- Từ ghép đẳng lập : Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ước, đầu đuôi.
BT2 : Tạo từ ghép chính phụ
- Bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm quan, ăn bám.
BT 3 : Tạo từ ghép đẳng lập :
- Núi sông, núi đồi, ham thích, xinh đẹp 
BT4 : Giải thích từ :
- Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở được vì đây là danh từ chỉ sự tồn tại của sự vật dưới dạng cá thể, đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa nên không thể nói một cuốn sách vở.
4. Củng cố : - HS nhắc lại khái niệm các loại từ ghép, nghĩa cùa từ ghép.
5. Dặn dò : - Làm các bài tập còn lại - đọc thêm - học bài.
 - Soạn bài “Liên kết trong văn bản”
6. Rút kinh nghiệm : 
Tiết 4 : LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt : 
- Hiểu rõ về liên kết văn bản, một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản
II. Chuẩn bị :
GV: Giáo án , bảng phụ 
HS : Soạn bài mới
III. Tiến trình lên lớp : 
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ :
3. Bài mới : Văn bản là gì ? Có những tính chất nào ? → vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV :HS đọc ví dụ sgk/17
? Theo em bố của En-ri-cô chỉ viết mấy câu sau thì En-ri-cô có thể hiểu được điều mà bố muốn nói chưa ? Vì sao ? 
? Nếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì vì lý do gì trong các lý do nêu sau :
- Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp.
- Vì có câu văn chưa rõ nội dung.
- Vì giữa các câu chưa có sự liên kết.
? Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì ? 
=> Tính liên kết
GV : Gọi học sinh đọc lại đoạn văn sgk/17.
? Đoạn văn trên thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu? Hãy sữa lại đoạn văn trên En-ri-cô hiểu được ý của bố. (Thảo luận)
GV : Gọi học sinh đọc ví dụ b sgk/18.
? Nhận xét đoạn văn trên với văn bản chính đã học ?
HS : Đoạn văn trên thiếu cụm từ : Còn bây giờ (Câu 2) và ghép sai từ con → đứa trẻ (Câu 3).
=> Làm cho đoạn văn rời rạc, khó hiểu.
Tóm lại, Các “từ con” và cụm từ “còn bây giờ” gọi là phương tiện liên kết câu.
GV : Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
A. Tìm hiểu bài :
 I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản :
1. Tính liên kết của văn bản :
- Là một trong những tính chất quan trọng làm cho đoạn văn trở nên có nghĩa, dễ ...  tích lại có câu chuyện không hay về tình cảm anh em như chuyện Cây Khế. Em nghĩ gì về điều này ? (Thảo luận)
- Mượn câu chuyện để giáo dục con người.
- Đó là một cách để nhân dân ta khẳng định sự cao quý của tình cảm anh em.
GV : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
A Tìm hiểu bài:
 I. Khái niệm ca dao, dân ca: sgk/35
 II. Đọc, chú thích:
Bài 1:
=> Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái, bổn phận trách nhiệm làm con trước công lao to lớn này.
Bài 2:
=> Tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê đối với mẹ ở quê nhà.
Bài 3 :
=> Diễn tả nổi nhớ, sự kính yêu, biết ơn đối với ông bà.
Bài 4 :
=> Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình cảm anh em.
 IV: Tổng kết : Ghi nhớ sgk/36
 * Nghệ thuật : 
- Thể thơ lục bát.
- Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc, gần gũi dễ hiểu.
B. Luyện tập :
Bài tập: 1,2 sgk/36.
4. Củng cố: - Nêu suy nghĩ của em về tình cảm được thể hiện qua 4 bài ca dao.
5. Dặn dò: - Học bài 
 - Soạn bài mới : “Những câu hát  quê hương, đất nước”
6. Rút kinh nghiệm:
Tiết 10: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
 ĐẤT NƯỚC , CON NGƯỜI
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Hiểu được khái niệm của ca dao, dân ca. Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người trong bài học. Thuộc những bài ca trong haivăn bản.
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án , bảng phụ 
HS : Soạn bài mới, chuẩn bị một số câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người ngoài sách giáo khoa mà em biết.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: - Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao đã học
 - Cho biết tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao đó là những tình cảm gì? 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Gọi học sinh đọc văn bản và chú thích sgk.
? Quan sát bài ca dao 1, cho biết đây là lời của một người hay hai người ? Người đó là ai?
? Bài ca dao này có bố cục riêng như thế nào? 
HS: Phần đầu : Lời người hỏi.
 Phần sau : lời người đáp.
? Những địa danh nào nói đến trong lời đối đáp của chàng trai và cô gái? 
? Qua lời hỏi đáp đó có thể thấy chành trai và cô gái là người như thế nào? 
GV: Ở bài ca dao 2, tác giả không nhắc đến Hà Nội nhưng tại sao người nghe vẫn nhớ đến Hà Nội?
? Cụm từ “rủ nhau” trong bài ca dao này có ý nghĩa gì? 
? Tìm một số bài ca dao có cụm từ “rủ nhau” ?
? Nêu nhận xét của em về cách tả trong bài ca dao ? Từ việc miêu tả các địa danh, cảnh trí đó gợi cho ta hiểu điều gì?
GV:
? Nêu nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế ?
? Với từ láy “quanh quanh” đã gợi tả một không gian như thế nào ở xứ Huế?
HS : Rộng , đường uốn khúc, mềm mại.
? Đại từ “ai” trong bài có ý nghĩa gì?
HS: Ai : Chỉ bất kỳ người nào
 Lời mời nhắn nhủ 
? Tình cảm nào ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn nhủ đó?
? Nhận xét hai dòng thơ đầu của bài ca dao 4 về phượng từ ngữ, nhịp điệu?
? Tác dụng của phép lập, phép đảo đó đối với việc gợi hình, gợi cảm cho bài ca dao?
HS: - Gợi hình ảnh về cánh đồng ruộng bạt ngàn, xanh tốt.
 - Tạo cảm xúc phấn chấn, yêu quê hương.
? Nhận xét của em về 2 câu ca dao tiếp theo? (Thân em  nắng hồng ban mai).
? Toàn bài ca dao gợi những vẽ đẹp nào? (Thảo luận)
HS: - Vẽ đẹp cánh đồng.
 - Vẽ đẹp của con người lao động.
? Tình cảm nào được gởi gấm qua bài ca dao.
GV: Khái quát nội dung nổi bật của văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
A. Tìm hiểu bài :
 I. Đọc - chú thích : sgk/17
 II. Phân tích : 
Bài 1: 
=> Ca ngợi và tự hào về vẽ đẹp của quêâ hương, đất nước ở vùng Bắc Bộ.
Bài 2: 
=> Gợi lên tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước. Từ đó nhắc nhở thế hệ sau phải tiếp tục giữ gìn và phát huy hơn nữa.
Bài 3 :
=> Ca ngợi và tự hào về vẽ đẹp của sông núi, con người ở xứ Huế và muốn sẽ chia với mọi người về vẽ đẹp, lòng tự hào đó.
Bài 4:
=> Ca ngợi vẽ đẹp đầy sức sống của cánh đồng và vẽ đẹp mảnh mai, giản dị của cô gái.
 III. Tổng kết:Ghi nhớ sgk/40
B. Luyện tập :
 Bài 1,2 sgk
4. Củng cố: Học sinh đọc lại ghi nhớ sgk .
5. Dặn dò: - Học bài
 - Soạn bài “Từ láy”
6. Rút kinh nghiệm:
Tiết 11: TỪ LÁY
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS : - Biết cấu tạo của 2 loại từ láy : Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
 - Bước đầu hiểu được mối quan hệ âm - nghĩa của từ láy.
II. Chuẩn bị:
GV : Giáo án, bảng phụ .
HS : Soạn bài mới .
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: - Kiểm tra vở soạn hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Gọi HS đọc vd sgk/41
? Quan sát các từ in đậm trong ví dụ trên bảng, cho biết các từ đó có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau về mặt âm thanh.
HS: - Tiếng láy lập lại hoàn toàn tiếng gốc : đâm đâm.
 - Biến âm để tạo nên sự hài hòa về vân và thanh điệu (đọc thuận miệng, nghe êm tai) : mếu máo, liêu xiêu .
? Em hãy phân loại các từ láy trên?
GV: Trong văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê” ta gặp các từ láy “bần bật”, “thăm thẳm”.
? Tại sao không nói là : “bật bật”, “thẳm thẳm”.
 HS: Vì đây là từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối.
GV: Các từ láy : ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu, được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
HS: Được hình thành ý nghĩa trên cơ sở mô phỏng âm thanh.
GV: Gọi hs đọc ví dụ 2 sgk .
? Các từ láy trong văn bản a,b có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa?
HS: a) Hình thành trên cơ sở miêu tả âm thanh, hình khối độ nở  của sự vật.
 b) Hình thành trên cơ sở miêu tả ý nghĩa của sự vật.
? So sánh nghĩa của các từ láy : mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc : mềm, đỏ?
HS : Ý nghĩa của mếm mại, đo đò được giảm nhẹ.
Bài tập : Phát triển các tiếng gốc: Lặng, chăm, mê
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4
Bài 2:
- Ló: Lấp ló, lo ló .
- Nhỏ: Nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen 
Bài 3: - Nhẹ nhàng .
 - Nhẹ nhõm .
A. Tìm hiểu bài:
 I. Các loại từ láy:
1. Ví dụ : sgk/41
- Đăm đăm. =>Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
- Mếu máo
=>
- Liêu xiêu	
2. Ghi nhớ: sgk/42 .
 II. Nghĩa của từ láy:
1. Ví dụ: sgk/42.
- Ha hả, oa oa, tích tắc  : Mô phỏng âm thanh .
- Lí nhí, hình khối, độ mở của sự vât .
- Nhấp nhô, phập phồng  mô tả ý nghĩacua3 sự vật khi phồng, khi nổi, khi chìm.
2. Ghi nhớ:sgk/42
B. Luyện tập:
Bài 1 : Đọc đoạn đầu của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
a) Tìm các từ láy trong đoạn văn đó .
b) Xếp vào bảng phân loại.
Bài 2: Điền thêm các tiếng để tạo từ láy.
Bài 3: Chọn từ thích hớp điền vào chỗ trống.
GV: Hướng dẫn học sinh làm các bài còn lại.
4. Củng cố: Học sinh đọc lại 2 mục ghi nhớ sgk
5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập.
 - Soạn bài “Quá trình tạo lập văn bản”.
 - Viết bài tập làm văn số 1 ở nhà.
6. Rút kinh nghiệm:
Tiết 12: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS : - Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để biết viết văn bản có phương pháp và hiệu quả hơn.
 - Củng cố kiến thức vẽ liên kết, bố cục, mạch lạc.
II. Chuẩn bị:
GV : Giáo án, bảng phụ
HS : Soạn bài mới
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : Một văn bản có tính mạch lạc thì văn bản đó phỉa như thế nào ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập ra văn bản? 
VD : Em muốn viết thư cho bạn cũ kể về thành tích học tập của mình.
? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư ?
? Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, thì trước tiên em phải xác định rõ ràng mấy vấn đề? Đó là những vấn đề nào?
? Có thể bỏ qua 1 trong 4 vấn đề đó được không? vì sao?
? Sau khi xác định được 4 vấn đề đó, cần phải làm việc gì để viết thành văn bản?
? Chỉ có dàn ý mà chưa viết thành văn bản thì đã tạo được 1 văn bản chưa? hãy cho biết viết thành văn ấy cần đạt những yêu cầu gì trong các yêu cầu (4/45).
GV: Trong sản xuất bao giờ cũng có khâu kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không?
? Nếu có thì sự kiểm tra ấy dựa trên những tiêu chuẩn nào?
GV: Để tạo lập một văn bản, cần phải thực hiện lần lược những bước nào?
A. Tìm hiểu bài:
 I. Các bước tạo lập văn bản:
1.Định hướng văn bản chính xác:
- Viết cho ai? 
- Viết để làm gì?
- Viết về cái gì?
- Viết như thế nào?
2. Xây dựng bố cục:
(Tìm ý + lập dàn ý)
=>Rành mạch và hợp lý
3. Diễn đạt các ý trong bố cục thành lời văn:
- Câu, đoạn chính xác, trong sáng mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
4. Kiểm tra văn bản:
- Kiểm tra các bước 1. 2. 3
- Sửa chữa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt.
 II. Tổng kết:ghi nhớ sgk/46.
B. Luyện tập:
Bài tập 1: Học sinh tự liên hệ bản thân
Bài tập 2: Nhận xét
a. Điều quan trọng là phải từ thực tế rút ra kinh nghiệm. 
b. Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này được trình bày với học sinh chứ không phải với thầy, cô giáo.
Bài tập 3: (Thảo luận)
a. Dàn bài cần viết ngắn gọn không nhất thiết là phải câu văn hoàn chỉnh.
b. Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện bằng một hệ thống được qui định chặt chẽ rõ ràng.
4. Củng cố: - Học sinh nắm lại trong tâm bài
 - Học sinh học lại phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập.
 - Soạn bài “Những câu hát than thân”
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7(20).doc