I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ ,hiểu tình yêu thương ,kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Et-môn –đô đơ A –mi –xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết có liên quan đến hình ảnh người cha(tác giả bức thư )và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
III. CHUẨN BỊ.
- GV: SGK, bài soạn, sách GV,
- HS:SGK, bài soạn
Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 02 Ngày dạy: Văn bản : MẸ TÔI (Trích “Những tấm lòng cao cả”- của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ ,hiểu tình yêu thương ,kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Et-môn –đô đơ A –mi –xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kĩ năng. - Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết có liên quan đến hình ảnh người cha(tác giả bức thư )và người mẹ nhắc đến trong bức thư. III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, - HS:SGK, bài soạn IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Ổn định lớp. (1') - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. (5') (?) Diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con - Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ) - Vỗ về con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường - Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa. - Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm của bản thân về đầu tiên đi học Suy nghĩ. - Suy nghĩ về vai trò của nền giáo dục đối với thế hệ tơng lai. (?) Nội dng ý nghĩa rút ra từ văn bản này ? -> Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc 3. Dạy bài mới: -> Vào bài: Trong cuộc sống mỗi chúng ta , người mẹ có vị trí hết sức lớn lao , thiêng liêng và cao cả . Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết điều đó . Chỉ đến khi mắc lỗi lầm , ta mới nhận ra tất cả . Văn bản : “Mẹ tôi” sẽ cho ta bài học như thế (1') HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG HĐ1. TÌM HIỂU CHUNG (10') - GV cho HS đọc phần giới thiệu tác giả , tác phẩm trong phần chú thích SGK. - Hướng dẫn giải thích từ. - GV hướng dẫn đọc: thể hiện tâm tư buồn khổ của cha trước lỗi lầm của con . -> GV nhận xét. (?) Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? (?) Văn bản được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào? (?) Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi”? (?) Cho biết nội dung của bài văn? - HS dưạ vào chú thích SGK.111 -> Giải thích chú thích SGK - HS đọc văn bản. -> nhận xét. -> Chia làm 3 phần: + Đ1: từ đầu đến “...sẽ là ngày con mất mẹ” -> Tâm trạng và suy nghĩ của người bố + Đ2: tiếp đến “...trà đạp lên tình yêu thương đó” -> Hình ảnh người mẹ + Đ3 : còn lại. -> Nỗi lòng của En-ri-cô - Thể loại: Thư từ. - PTBĐ: Tự sự + biểu cảm -> tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết hướng vào để làm sáng tỏ. - ND: Bức thư của người bố gửi cho con, trong thư bố đã chỉ ra những lỗi lầm của con khi vô lễ với mẹ. A. TÌM HIỂU CHUNG 1) Tác giả, tác phẩm -> SGK 2) Giải thích từ 3) Đọc văn bản. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG HĐ2. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. (20') (?) Qua bài văn, em thấy thái độ của người bố đối với Enricô như thế nào? (?) Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ? Tìm từ ngữ , hình ảnh , lời lẽ trong thư thể hiện rõ điều đó ? (?) Lý do gì khiến người bố có thái độ như vậy? (?) Vậy, bà mẹ của Enricô là người như thế nào ? Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như thế ? (?) Từ hình ảnh ngườimẹ của Enricô , em có cảm nhận gì về tấm lòng của các bà mẹ nói chung ? (Liên hệ với người mẹ ở bài “cổng trường mở ra” và các người mẹ khác, mẹ của em) -> Lời lẽ của cha thật chí tình , thật sâu sắc , những gì đã mất đi thì vĩnh viễn không thể nào lấy lại được .Đặc biệt đó là người mẹ rất mực thương yêu của chúng ta. Mất mẹ tâm hồn ta trống vắng , lạnh giá mất đi điểm tựa (?)Theo em điều gì khiến Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố . Trong 5 lý do đã nêu SGK em chọn lý do nào ? (?) Tại sao bố không trực tiếp nói với Enricô mà lại viết thư? (?) Trước tấm lòng thương yêu , hy sinh vô bờ bến của mẹ dành cho Enricô người bố khuyên con điều gì ? (?) Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của người bố ? (?) Em có nhận xét về hình tượng nghệ thuật của bài? (?) Qua bức thư này em đã rút ra bài học gì ? - Người bố buồn bã, tức giận “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố... không nén được cơn tức giân...” Bố không đáp lại nụ hôn của con. Dựa vào lời lẽ bố viết trong thư + Sự hỗn láonhư nhát dao + Bố không nén được cơn tức giận. + Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư ? + Thật là xấu hổ và nhục nhã - Lý do: Enricô phạm lỗi thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. -> Hết lòng yêu thương con : + Thức suốt đêm lo sợ mất con. + Sẵn sàng bỏ 1 năm hạnh phúchi sinh tính mạng để cứu sống con . -> Cha mẹ thương con vô bờ bến, hi sinh tất cả vì con . - Enricô xúc động vô cùng về: Bố đã gợi lại những cử chỉ của mẹ đối với em, những kỷ niệm giữ mẹ và em, gợi ra một cuộc sống thiếu mẹ. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố, vì lời nói chân thành sâu sắc của bố và Enricô đã nhận thấy lỗi lầm của mình (a,c,d.) - Bố viết thư là để mình Enricô biết, có thể em sẽ đọc nhiều lần để suy nghĩ về lời lẽ của bố đây là cách dạy con rất kín đáo và tế nhị và đây cũng là cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. + Không nói nặng lời với mẹ. +Phải xin lỗi mẹ. + Hãy cầu xin mẹ hôn con -> Đối với mẹ đừng làm gì để người đau lòng.Khi lỡ sai, phải biết thành khẩn nhận lỗi,bởi me là người bao dung ,độ lượng sẵn sàng tha thứ cho ta - Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người me tận tụy, giàu đức hy sinh, lòng vì con - Lưa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghim khắc của người cha đối với con -> Hiểu được công lao to lớn không vì so sánh được của người mẹ và luôn cố gắng làm việc tốt để đền đáp công ơn của me . B. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. I. NỘI DUNG 1) Hoàn cảnh người bố viết thư. - Enricô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. - Giúp con suy nghĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm. 2) Phần lớn nhất của câu chuyện là bức thư khiến Enricô “xúc động vô cùng”. Mỗi dòng thư là những lời của người cha - Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của Enricô. - Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình. - Yêu cầu con sửa cữa lỗi lầm. II. NGHỆ THUẬT. - Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người me tận tụy, giàu đức hy sinh, lòng vì con - Lưa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con III. Ý NGHĨA VĂN BẢN. - Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình - Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG HĐ3. TỰ HỌC (2') - Sưu tầm ca dao thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ. C. TỰ HỌC - Sưu tầm ca dao thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ. 4. Củng cố :(5') (?)Theo em điều gì khiến En- ri –cô xúc động khi đọc thư bố ? HS : En ri cô sợ bố, bố nghiêm khắc , gợi lại kĩ niệm giữa mẹ với En ri cô (?) M ẹ En ri cô là người như thế nào? HS : thương con , dịu dàng , hy sinh vì con -> Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ 5. Dặn dò. (1') 1) Bài vừa học: - Tóm tắt văn bản , nắm nội dung bài vừa học, làm bài tập 2/12/SGK 2) Bài sắp học: Soạn bài: Từ ghép - Các loại từ ghép - Nghĩa của từ ghép
Tài liệu đính kèm: