Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần 9

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Hiểu được từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương, các em sinh sống.

- Bước đầu so sánh các từ địa phương với các từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ toàn dân

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải thích nghĩa từ ngữ địa phương bằng cách đối chiếu với từ ngữ toàn dân

3. Thái độ: Có ý thức học tập từ toàn dân và từ đia phương.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên:

- Nghiên cứu từ địa phương của học sinh mình, soạn giáo án, một số bài thơ ở địa phương học sinh. - Phát phiếu điểu tra, bảng phu.

- Dự kiến khả năng tích hợp : với các văn bản và tập làm văn đã học

2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn: 03/10/09
Tiết: 31 
 Tiếng Việt : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT )
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Hiểu được từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương, các em sinh sống. 
- Bước đầu so sánh các từ địa phương với các từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ toàn dân
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải thích nghĩa từ ngữ địa phương bằng cách đối chiếu với từ ngữ toàn dân 
3. Thái độ: Có ý thức học tập từ toàn dân và từ đia phương.
II. Chuẩn bị 
1.Giáo viên: 
- Nghiên cứu từ địa phương của học sinh mình, soạn giáo án, một số bài thơ ở địa phương học sinh. - Phát phiếu điểu tra, bảng phu.ï 
- Dự kiến khả năng tích hợp : với các văn bản và tập làm văn đã học 
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
III. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :- Tình thái từ là gì? Có mấy nhóm tình thái từ?
 - Đặt câu có sử dụng tình thái từ nghi vấn, tình thái từ cầu khiến?
3.Bài mới : * Giới thiệu bài : 
 * Tiến trình bài học:
 Hoạt động của Gv và hs
 Nội dung kiến thức
* HĐ1:Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt ở địa phương em .
- Gv: Hôm trước cô đã phát phiểu điều tra cho các nhóm. Bây giờ các nhóm có 3 phút để thống nhất kết quả điểu tra. Sau đó trình bày trước lớp.
- Hs: các nhóm trình bày, nhận xét cho nhau.
* HĐ2: Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt ở địa phương khác
- Gv: Chọn từ ngữ
- Hs: tìm từ địa phương. 
* HĐ3: Hs đọc văn bản thơ sưu tầm được.
1. Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt ở địa phương nơi em đang sống:
Stt
Từ toàn dân
Từ địa phương nơi em sống
1
Cha
2
Mẹ
3
Ông nội
2. Một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt ở địa phương khác:
- Cha: Thầy, bố, bọ, ba, tía
- Me: U, bầm, mế, mạ, má.
- Chị: ả
3.Sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt
4. Củng cố: Gv kể một số chuyện vui về việc hiểu nhầm từ ngữ địa phương:
5. Dặn dò: 
- Bài cũ : Về nhà tiếp tục sưu tầm thêm những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác và một số thơ ca .
- Bài mới: Soạn bài tiếp theo” Nói quá”. Đọc sgk, trả lời các câu hỏi.
IV. Rút kinh nghiệm:	 
Tuần: 8 Ngày: 03/10/09 
Tiết: 32 
Tập làm văn : LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ 
 VÀ BIỂU CẢM . HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
 I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức: 
- Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của một vb tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
- Biết cách tìm lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: Lập dàn ý trước khi viết bài.
 II.Chuẩn bị :	
1.Giáo viên :
- Đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Dự kiến khả năng tích hợp ngang Văn ở văn bản Chiếc lá cuối cùng 
- Dự kiến khả năng tích hợp dọc : Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự và bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
2. Học sinh : Đọc bài, soạn các câu hỏi trong Sgk.
 III.Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cần làm theo mấy bước nêu nội dung từ bước ?
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Ở tiết trước, các em đã luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tiết học, này giúp các em cách thức lập một dàn ý cho cả bài văn .Vậy cách thức đó như thé nào ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .
* Tiến trình bài học :
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
* HĐ1:Dàn ý của bài văn tự sự : 
- Gv yêu cầu hs đọc bài văn Món quà sinh nhật 
- Gv: Xác định ba phần mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung chính của mỗi phần?
- Gv: Truyện kể về sự việc gì ? Ai là người kể chuyện
 ( ở ngôi thứ mấy ) ?
- Hs: kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình ; ngôi kể : thứ nhất ( tôi - Trang)
- Gv:Câu chuyện xảy ra ở đâu ? vào lúc nào ? trong hoàn cảnh nào ?
- Hs: Nhà trang và buổi sáng ; trong hoàn cảnh : ngày sinh nhật của trang có các bạn đến chúc mừng
- Gv:Chuyện xảy ra với ai ? có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao 
- Hs:Chuyện xảy ra với trang ( nhân vật chính . ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác 
- Trang : hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột ;Trinh : kín đáo, đắm thắm, chân thành ; Thanh : hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý 
- Gv:Câu chuyện diễn ra như thế nào?( Mở đầu nêu vấn đề gì ? đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chổ nào ? điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
- Mở đầu : buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp kết thúc . Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến 
- Diễn biến : Trinh đến và giải toả những băn khoăn của trang , đỉnh điểm là món quà độc đáo : một chùm ổi được trinh căm sóc từ khi còn là những cái nụ 
- Kết thúc : cảm nghĩ của trang về món quà độc đáo 
.Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện này chính là do tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách nhân vật trang về sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy thông cảm 
- Gv:Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chổ nào trong truyện ? tác dụng những yếu tố miêu tả và biểu cảm này ?
+ Miêu tả : suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tươi cười Trinh dẫn tôi ra vườn Trinh lom khom  rinh vẫn lặng lẽ cười , chỉ gật đầu không nói 
+ Biểu cảm : tôi vẫn cứ bồn chồn không yên .. bắt đầu lo ..tủi thân và giận Trinh ..giận mình quá ..tôi run run cảm ơn Trinh quá  qúy giá làm sao 
- Tác dụng :góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện 
- Gv:Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào ?
-Hs: Tác giả vừa kể theo trình tự thời gian ( kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật ) nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “ lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa”
 Gv yêu cầu hs tìm hiểu mục 2 trong sgk 
- Gv:Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thường gồm mấy phần , là những phần nào ? nêu nhiệm vụ của mỗi phần ?
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/95
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập : 
 Hs đọc bài tập 1 
- Gv:Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? 
- Hs: Thảo luận nhóm
- Gv:Phần mở bài giới thiệu ai ? trong hoàn cảnh nào ?
- Hs: Thân bài Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian ( lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả ( mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?)
- Gv:Trong khi nêu các sự việc chính , chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó ?
- Gv:Kết cục số phận của nhân vật ntn và cảm nghĩ của người kể ra sao ?
- Gv: Nêu yêu cầu của bài tập 2 ?
I.Dàn ý của bài văn tự sự 
1.Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự : 
 * Ví dụ truyện: Món quà sinh nhật 
+ Bố cục : 3 phần 
- Mở bài: Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật 
- Thân bài : Tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn 
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
-Kết hợp miêu tả và biểu cảm để góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện 
- Kể theo trình tự thời gian 
2. Dàn ý của một bài văn tự sự 
1. Mở bài: Giới thiệu sự việc nhân vật chính. 
2.Thân bài:Diễn biến câu chuyện 
3.Kết bài: Cảm nghĩ của người trong cuộc. 
3. Ghi nhớ : sgk / 95
III.Luyện tập 
Bài tập 1 : Dựa vào văn bản Cô bé bán diêm lập dàn ý 
+ Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm.
+ Thân bài : Diễn biến câu chuyên
-Không bán được diêm nên em bé không giám về nhà, em tìm một góc tường ngồi tránh rét. 
- Em bé đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm , em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp đẹp đẽ:lò sưởi”, bàn ăn thịnh soạn có cả một
 con ngỗng quay, cây thông Nô-en, nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. 
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm: đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm. Đặc biệt tác giả miêu tả rất sinh động cảnh mộng tưởng kèm theo những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật 
+ Kết bài : kết cục em bé bán diêm đã chết “ vì giá rét trong đêm giao thừa” 
Bài tập 2 : Lập dàn ý 
+ Mở bài : giới thiệu người bạn của mình là ai ? kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? ( nêu một cách khái quát )
+ Thân bài : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy 
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào ? ( thời gian , hoàn cảnh ) với ai? ( nhân vật)
- Chuyện xảy ra ntn? ( mở đầu, diễn biến . kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào? ( miêu tả các biểu hiện của xúc động )
+Kết bài : Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
4. Củng cố: Nêu bố cục của bài văn tự sự ? Nhiệm vụ của từng phần ?
5. Dặn dò: 
- Bài cũ: + Học phần ghi nhớ sgk 
 + Làm hết bài tập còn lại 
- Bài mới: Xem lại văn tự sự xen lẫn miêu tả biểu cảm. Tòm tắt văn bản “ Lão Hạc” cảu Nam Cao để chuẩn bị kiến thức cho bài viết số 2. Chuẩn bị bút giấy kiểm tra. 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 9 Ngày soạn: 05/10/09
Tiết: 33
 Văn bản: HAI CÂY PHONG 
 ( Trích Người thầyđầu tiên) Ai- ma-  ...  mới :
Các em đã từng đến đất nước Nga chưa? Đó là quê hương của những dãy núi đồi trập trùng, của những thảo nguyên mênh mông. Mãnh đất ấy đã sinh ra một nhà văn nổi tiếng -Ai-ma-tốp. Ôâng là tác giả của nhiều tập truyện vừa và tiểu thuyết nổi tiếng. Trong đó có tập truyện vừa “ Người thầy đầu tiên”. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu. 
* Tiến trình bài học :
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
* HĐ1: Giới thiệu tác giả tác phẩm 
- Gv:Em hãy nêu vài nét về tác giả?
- Hs: Trả lời phấn * trong chú thích.
- Gv: Cho biết vị trí của đoạn trích? 
- Hs:Trích phần đầu của truyện ngắn người thầy đầu tiên.
* HĐ2:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
- Gv đọc với giọng chậm rãi hơi buồn, gọi Hs đọc.
- Hs: đọc văn bản. 
- Gv nhận xét giọng đọc và cách đọc của hs
- Gv: gọi hs giải nghĩa từ khó số 1,3,5,6,11.
- Gv: Văn bản có thể chia làm mấy phần , nội dung của từng phần.
- Hs: chia đoạn.
- Gv: Trong văn bản này xuất hiện 2 loại hình ảnh : loại hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người. Hãy gọi tên các hình ảnh đó ? - Hs:Hình ảnh con người : nhân vật “tôi” và “chúng tôi”
Hình ảnh thiên nhiên : hai cây phong và thảo nguyên 
- Gv:Trong 2 hình ảnh đó nổi bật lên hình ảnh nào ? 
-Hs: Nhân vật tôi và 2 cây phong 
- Gv:Nhân vật người kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở 2 vai : “tôi” và “ chúng tôi”. Khi nào người kể chuyện nhân danh “tôi”.Khi nào nhân danh “ chúng tôi”?
- Hs:Khi kể về xúc cảm tâm hồn riêng về 2 cây phong – xưng tôi . Khi thể hiện cảm xúc tập thể- xưng chúng tôi.
- Gv:Tác dụng của cách kể chuyện kết hợp cả 2 vai này như thế nào?
- Hs: Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung ; Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc và rộng lớn.
- Gv: Có các phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong vb này ? 
- Hs: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Gv: Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào ?
- Hs:Giữa ngọn đồi, có 2 cây phong lớn, hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi 
- Gv:Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? sử dụng nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào?
- Hs:so sánh, chỉ ra tín hiệu dẫn đường về làng, khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về quê.
- Gv:Theo dõi đoạn tiếp theo cho biết : có gì đặc sắc trong cách tả hai cây phong ở đoạn văn này ?
- Hs:Tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào, reo vù vù như 1 ngọn lửa bốc cháy rừng rực 
- Gv:Điều đó cho ta thấy những tài nghệ nào của tác giả 
- Hs: Năng lực cảm nhận tinh tế 
- Gv: Đoạn văn tả cảnh bọn trẻ làng trèo lên hai cây phong để từ đó say mê khám phá thảo nguyên mênh mông phía sau làng có ý nghĩa gì ? 
- Hs:Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái .
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả : 
 Ai-ma-tốp sinh năm 1928 là nhà văn nước 
Cư-rơ-gơ-xtan thuộc Liên Xô cũ. 
2.Tác phẩm : 
- Vị trí: Trích phần đầu truyện ngắn người thầy đầu tiên .
- Phương thức biểu đạt: Tự sự- miêu tả-biểu cảm.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Đọc- Từ khó:
2. Bố cục : 4 phần 
3. Phân tích 
a/ Hình ảnh hai cây phong 
- Tín hiệu của làng, đường dẫn về làng
- Gắn bó, thân thuộc, gần gũi với con người 
- Có sức sống riêng 
- Nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ 
- Nơi mở rộng chân trời hiểu biết 
- Nơi ghi khắc biến cố của làng, đó là trường Đuy-sen 
4. Củng cố:
- Trong đoạn trích “ Hai cây phong” ngôi kể nào quan trọng hơn cả?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ ba.
- Câu văn nào dưới đây chứng tỏ người kể chuyện miêu tả cây phong bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ?
A. Phải chăng người tâ đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu.
B. Tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn thấy rõ.
C. Chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng.
D. Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
5. Dặn dò:
- Bài cũ: luyện đọc diễn cảm, phân tích được hình ảnh cây phong.
- Bài mới: Tìm hiểu tình cảm của tôi đối với làng quê và người thầy đầu tiên.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 9 Ngày soạn: 05/10/09
Tiết: 34
 Văn bản: HAI CÂY PHONG 
 ( Trích Người thầyđầu tiên) Ai- ma- Tốp
III.Tiến trình lên lớp: 
1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ :
- Văn bản Hai cây phong của ai? Nhà văn nào?
- Phân tích hình ảnh hai cây phong?
 3. Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : Gv chuyển ý sang bài mới.
* Tiến trình bài học:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
*HĐ1: Tiếp tục phân tích văn bản.
- Gv: Mỗi lần về quê nhân vật tôi đều có thói quen gì?
- Hs: có bổn phận đầu tiên là đưa mắt từ xa để tìm hai cây phong.
- Gv:Điều này cho thấy tôi có tình cảm gì với hai cây phong?
- Hs:Xem hai cây phong như người thân yêu không thể thiếu được.
- Gv:Nhân vật tôi nghe được tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của hai cây phong. Điều này cho thấy tôi là một con người như thế nào?
- Hs: Nhạy cảm giàu trí tưởng tưởng tượng.
- Gv:Cuối văn bản, hai cây phong được nhắc tới như một điều bí ẩn : Người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ, hi vọng gì. Chi tiết này cho ta hiểu thêm điều gì về 2 cây phong ? 
- Hs:Địa vị cao cả của 2 cây phong vì nó gắn liền với người trồng nó là thầy Đuy-sen . Hai cây phong là nhân chứng lịch sử của trường Đuy-sen.
- Gv:Tình yêu hai cây phong của nhân vâth tôi còn gắn liền với tình yêu nào nữa không?
- Hs: Gắn liền với tình yêu vẻ đẹp làng quê.
* HĐ2:Tổng kết : 
- Gv: Đọc qua văn bản này em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người được phản ánh ?
- Hs:Vẻ đẹp thân thuộc và cao quí của 2 cây phong ; Tấm lòng gắn tha thiết của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu 
- Gv:Học qua đoạn trích này, em rút ra được nét độc đáo nào về nội dung và nghệ thuật? 
- Hs đọc ghi nhớ sgk/101.
3. Phân tích:
b/Hình ảnh con người- nhân vật tôi.
- Cảm nhận hai cây phong như người thân yêu.
- Nhớ cây đắm say, mãnh liệt
- Có tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú.
- Tình yêu quý hai cây phong gắn liền người thầy giáo đầu tiên. 
- Yêu vẻ đẹp làng quê.
 Tình yêu tha thiết , sâu nặng đối với thiên nhiên con người và làng quê.
III.Tổng kết : 
 - Hình ảnh hai cây phong hiện lên hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa .
- Người kể chuyện đã thể hiện một tình yêu quê hương da diết va ølòng xúc động đặc biệt
4. Củng cố: Gv bình giảng lại tình cảm yêu làng quê của nhân vật tôi, liên hệ với văn thơ yêu quê hương của Việt Nam. (Trong văn học Việt Nam, tình yêu quê hương, đất nước còn được biểu hiện qua tình yêu ngọn núi, con sông, tình cảm gắn bó cây đa bến nước , sân đình. Nếu như nhà thơ Tế Hanh nhứ con sông quê hương gắn liền với tuổi thơ bơi lội trên sông thì nhà thơ Giang Nam lại nhớ quê hương với tuổi thơ đuổi bướm chăn trâu: “ Ai bảo chăn trâu là khổ
 Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
 Những ngày trốn học đuổi bướm cầu ao
 Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc.”
 Tình yêu quê hương là một tình cảm thường trực trong mỗi trái tim con người. Tình cảm này xuất hiện đằm thắm trong văn học.Em hày tìm thêm một số tác phẩm văn học diễn đạt tình cảm này?
- Hs:Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)
Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm)
5.Dặn dò:
- Bài cũ: 
+Văn bản Hai cây phong ,với vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người đã thức dậy tình cảm nào trong em ?
+ Học thuộc lòng một đoạn mà em cho là hay nhất. 
- Bài mới: Soạn bài mới “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”. Khảo sát vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em.Tìm biện pháp xử lí vấn đề bao bì ni lông.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần : 9 Ngày soạn: 06/10/09
Tiết: 35 - 36
 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức: -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
 - Khảo sát kĩ năng làm bài văn tự sự của Hs
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực khi viết bài. 
II.Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài, đáp án.
2. Học sinh : Học bài và chuẩn bị giấy kiểm tra .
III.Tiến trình lên lớp 
1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc Hs chuẩn bị giấy 
3. Bài mới : * Gv trình bày lí do, nội quy của giờ kiểm tra.
 * Tiến trình giờ kiểm tra.
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
* HĐ1: Chép đề
Gv Đọc đề và ghi đề lên bảng, Hs chép đề.
* HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Gv: gợi mở thể loại, nội dung , ngôi kể.
- Hs: Tự xác định trước khi làm.
- Gv: Giải đáp thắc mắc của Hs nếu có.
* HĐ3:Viết bài
- Gv: quán xuyến, theo dõi Hs làm bài, hướng dẫn dàn ý nếu cần.
- Hs: Nghiêm túc làm bài.
* HĐ4:Thu bài
- Lớp trưởng thu bài, đếm bài.
- Gv: Nhận xét giờ kiểm tra.
1. Đề bài:Hãy đóng vai ông Giáo kể lại truyện “Lão Hạc” của Nam Cao.
2. Yêu cầu:
- Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm.
- Nội dung: Kể lại truyện Lão Hạc.
- Ngôi kể: Thứ nhất số ít ( tôi)
3. Viết bài:
4. Thu bài:
4. Củng cố: - Gv hỏi về các ý cần có trong bài viết
 - Hs: Trả lời.
5. Dặn dò:
- Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở soạn .
- Bài mới: Soạn bài “ Luyện nói : kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm”. Kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ “ theo lời của Chị dậu.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 9.doc