Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 11

Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 11

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 (Huy Cận)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Giúp học sinh :

+Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và hứng thú về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

 -Kĩ Năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.

 -Thái độ: Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu những con người lao động mới xã hội chủ nghĩa.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Kế hoạch tiết dạy. Chân dung Huy Cận, tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.

-Học Sinh: Đọc kĩ bài thơ, soạn kĩ các câu hỏi.

 

doc 9 trang Người đăng vultt Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2
Ngày soạn: 4/9/07 
Ngày dạy: 5/9/07
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 (Huy Cận) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh :
+Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và hứng thú về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
 -Kĩ Năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.
 -Thái độ: Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu những con người lao động mới xã hội chủ nghĩa.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Kế hoạch tiết dạy. Chân dung Huy Cận, tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.
-Học Sinh: Đọc kĩ bài thơ, soạn kĩ các câu hỏi. 
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Đồng chí” và phân tích câu thơ cuối.
+Trả lời: Đọc chính xác, diễn cảm. (5đ)
 Phân tích được ý nghĩa hình ảnh “Đầu súng trăng treo” (5đ)
3-Bài mới: (1’) 
Hoạt động của thầy
Họat động của trị
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 7’
-Tìm hiểu chung về bài thơ.
-Gọi 1HS đọc phần tác giả, tác phẩm (SGK)
? Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Huy Cận?
-GV nhấn mạnh chân dung Huy Cận và nhấn mạnh đặc điểm thơ ca Huy Cận trước và sau cách mạng.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh đất nước ta vào năm 1958?
-GV nhấn mạnh hoàn cảnh đất nước.
-GV hướng dẫn đọc.
? Bài thơ nên đọc như thế nào?Âm hưởng chung của bài thơ?
? Bố cục bài thơ theo hành trình chuyến ra khơi như thế nào?
? - Nêu đại ý của bài thơ?
*HOẠT ĐỘNG 2: 8’
Hướng dẫn phân tích đoạn 1.
? Nêu cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên ở hai câu đầu? (Phân tích nghệ thuật so sánh, nhân hóa) 
? Đặt trong cảnh thiên nhiên đó, người ra khơi mang cảm hứng như thế nào?
? Phân tích tâm trạng và ý nghĩa lời hát của người chài?
*HOẠT ĐỘNG 3: 10’
Phân tích cảnh lao động trên biển vào ban đêm.
-Yêu cầu HS đọc 4 khổ thơ tiếp.
? Cảm hứng thiên nhiên hào trong cảm hứng lao động, hãy phân tích để thấy ý nghĩa đó?
? Hình ảnh con thuyền xuất hiện thể hiện cảm hứng gì về người dân chài?
? - Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá?
? Nêu cảm nhận về vai trò cảm hứng lãng mạn?
*Giáo viên bình: Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống. Niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh biển ban đêm đẹp lộng lẫy?
? Phân tíh tác dụng của những hình ảnh này trong việc miêu tả cảnh lao động của dân chài?
*HOẠT ĐỘNG 4: 5’
Hướng dẫn phân tích khổ thơ cuối.
? Nhận xét cảnh đoàn thuyền trở về và cách lặp câu thơ ở khổ cuối?
*HOẠT ĐỘNG 5: 3’
Hướng dẫn tổng kết.
-GV khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
-HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*HOẠT ĐỘNG 6 5’
-Hướng dẫn luyện tập.
? Phân tích ý nghĩa lời hát ở khổ 2?
-1 HS đọc – 1 HS khác nhận xét 
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nhà thơ nỗi tiếng của phong trào thơ mới.
+Sau cách mạng tràn đầy niềm vui.
+Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+Đọc giọng mành mẽ thể hiện sự lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ.
+Bố cục: 3 phần
.1 Khổ thơ đầu.
.5 Khổ tiếp theo.
.1 Khổ cuối cùng
-1HS trả lời – 1HS khác nhận xét 
+Bài thơ miêu tả chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hưởng tiếng hát lạc quan của người lao động.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo: như hòn lửa, cài then, sập cửa.=> Sự hùng vĩ mênh mông, tráng lệ khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét
+Cảm hứng hào hứng, phấn khởi. 
+Đoàn thuyền ra khơi: đầy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới.
- 1 HS đọc – 1 HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1HS khác nhận xét 
+Cảm hứng con người và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hòa hợp
+Công việc của người lao động gắn liền với nhịp sống thiên nhiên đất trời
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Con thuyền: vốn nhỏ bé trở nên kì vĩ khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ
“Thuyền ta. Biển bằng”
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Công việc nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên
*Hoạt động nhóm
+Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống.
*Hoạt động nhóm.
-Các nhóm tìm , ghi và phiếu học tập và cử đại diện trình bày.
-1 HS khá trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Trí tưởng tượng chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, thiên nhiên giàu có , đẹp đẽ hơn.
-1-HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Không khí tưng bừng phán khởi vì kết quả thắng lợi.
+Hình ảnh con người hiện lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi.
-HS chú ý lắng nghe.
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động nhóm.
I- Tìm hiểu chung:
1 Tác giả:
+Nhà thơ nỗi tiếng của phong trào thơ mới.
+Sau cách mạng tràn đầy niềm vui.
+Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
2- Tác phẩm:
+Viết vào năm 1958, Miền Bắc hăng say xây dựng CNXH
3- Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục:
a- Đọc:
b- Chú thích:
c- Bố cục: 3 phần
.1 Khổ thơ đầu.
.5 Khổ tiếp theo.
.1 Khổ cuối cùng
4- Đại ý:
Bài thơ miêu tả chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hưởng tiếng hát lạc quan của người lao động.
II- Phân tích:
1- Cảnh ra khơi và tâm trạng con người:
+Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo: như hòn lửa, cài then, sập cửa.=> Sự hùng vĩ mênh mông, tráng lệ khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
+Đoàn thuyền ra khơi: đầy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới.
2- Cảnh lao động trên biển ban đêm: 
-Cảm hứng con người và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hòa hợp
Công việc của người lao động gắn liền với nhịp sống thiên nhiên đất trời
-Con thuyền: vốn nhỏ bé trở nên kì vĩ khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ
“Thuyền ta . Biển bằng”
-Công việc nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên
“Ta hát . Thuở nào”
=>Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống.
-Thiên nhiên trên biển : đẹp rực rỡ đến huyền ảo của cá, trăng, sao
=>Trí tưởng tượng chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, thiên nhiên giàu có , đẹp đẽ hơn.
3- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
-Không khí tưng bừng phán khởi vì kết quả thắng lợi.
-Hình ảnh con người hiện lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi.
III- Tổng kết:
-Ghi nhớ SGK.
IV- Luyện tập:
- Phân tích ý nghĩa lời hát thứ 2
- Viết lời bình về lời hát ấy.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Về nhà học thuộc bài thơ.
-Viết lời bình về lời hát ở khổ thơ thứ 2.
-Chuẩn bị bài “Bếp lửa” 
*Chú ý tác giả Bằng Việt, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, nội dung chính.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 53 Ngày soạn: - Ngày giảng:
BÀI : TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9(Từ tượng thanh và từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
-Kĩ Năng: Nhận biết và vận dụng thành thạo.
-Thái độ: Yêu quí và giữ gìn sự trong sáng và phong phú vốn từ vựng của Tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Kếù hoạch tiết dạy, bảng phu.ï
-Học Sinh: Đọc kĩ bài trong SGK và làm trước các bài tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập, tổng kết.
3-Bài mới: (1’)
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 18’
-Ôn tập từ tượng hình, từ tượng thanh.
-HS nhắc lại các khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh.
-Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài tập 1:
Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh.(Có tên mô phỏng âm thanh)
*Bài tập 2:
Phát hiện từ tượng hình và nêu tác dụng.
*HOẠT ĐỘNG 2: 20’
-Hướng dẫn ôn tập biện pháp tu từ.
-HS nhớ lại kể tên và nêu đặc điểm của 8 biện pháp tu từ.
-HS đọc các ví dụ
-Dựa vào đặc điểm biện pháp tu từ hãy nhận diện các ví dụ sử dụng biện pháp tu từ nào?
-Nêu ý nghĩa của các hình ảnh đó?
(Lớp nhận xét – GV bổ sung).
-Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu (đoạn)?
Sau khi HS trả lời , GV chốt, bổ sung nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu.
-2 HS nhắc lại – 2 HS khác nhận xét 
*Hoạt động nhóm.
-Nhóm 1 trả lời – nhóm 2 nhận xét.
-Nhóm 3 trả lời – nhóm 4 nhận xét.
*Hoạt động nhóm – cử đại diện trả lời – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a-Ẩn dụ: Hoa, cánh, (chỉ Thúy Kiều) cây lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
b- So sánh : Tiếng đàn Kiều.
c- Hoa ghen, Liễu hờn-> sắc đẹp Kiều-> ấn tượng nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d- Nói quá: Sự xa cáh giữa thân phận, cảnh nhộ của Kiều với Thúc Sinh.
a- Điệp ngữ:
b- Nói quá
c- So Sánh
d- Nhân hóa
e- Ẩn dụ
I- Từ tượng hình và từ tượng thanh:
1- Khái niệm:
2- Bài tập:
*Bài tập 1:
Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh như: mèo, bò, tắc kè, chim cu
*Bài tập 2:
-Những từ tượng hình:
Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
=>Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể sống động.
II- Biện pháp tu từ từ vựng:
1- Các biện pháp tu từ từ vựng:
2- Bài tập:
*Bài tập 1:
a-Ẩn dụ: Hoa, cánh, (chỉ Thúy Kiều) cây lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
b- So sánh : Tiếng đàn Kiều.
c- Hoa ghen, Liễu hờn-> sắc đẹp Kiều-> ấn tượng nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d- Nói quá: Sự xa cáh giữa thân phận, cảnh nhộ của Kiều với Thúc Sinh.
*Bài tập 2:
a- Điệp ngữ:
b- Nói quá
c- So Sánh
d- Nhân hóa
e- Ẩn dụ
4-Hướng dẫn học tập: (5’)
 -Khái quát toàn bộ nọi dung phần từ vựng đã học.
 -Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm từ vựng đã học. Các văn bản nào hay sử dụng biện pháp tu từ?
-Hoàn thành bài tập phần biện pháp tu từ.
-Chuẩn bị bài “Tập làm thơ 8 chữ”
-Sưu tầm một số đoạn thơ theo thể 8 chữ.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 54 Ngày soạn: - Ngày giảng: 
BÀI : TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
-Kĩ Năng: Làm thơ 8 chữ. Năng lưc cảm thụ thơ ca.
-Thái độ:Qua hoạt động làm thơ 8 chữ các em phát huy tinh thần sáng tạo hứng thú trong học tập.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Một số đoạn thơ 8 chữ quen thuộc, gần gũi với học sinh.
-Học Sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV ở tiết trước.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: Em đã được đọc hay được học bài thơ nào làm theo thể thơ 8 chữ? Hãy đọc một vài đoạn. 
+ Trả lời: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” làm theo thể 8 chữ. Học sinh đọc 1 đoạn (7đ). Đọc được 1 đoạn khác (3đ).
3-Bài mới: Giứoi thiệu (1’)
Các em đã được làm quen với thể thơ 8 chữ, như thế nào là thơ 8 chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp như thế nào., giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 17’
- Gọi HS đọc 3 đoạn thơ ghi ở bảng phụ.
? Nhận xét số chữ ở mỗi dòng thơ ở các đoạn?
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? Nhận xét về cách gieo vầ của từng đoạn?
-Đoạn 1:
Nào đâu. Bờ suối
Ta say . Trăng tan
Đâu phương ngàn
Ta . Đổi mới
-Đoạn 2:
Mẹ cùng cha..không về
Cháu ở cháu nghe
Bà dạy  cháu học
Nhóm bếp khó nhọc
-Đoạn 3:
Yêu biết  bát ngát
Giữa đôi ngô khoai
Yêu biết ca hát
Qua công nhà son
? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
? Qua các bài tập vừa tìm hiểu, em háy khái quát đặc điểm của thơ tám chữ?
*HOẠT ĐỘNG 2: 20’
-Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1:
Điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: “ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa” sao cho phù hợp.
*Bài tập 2: (Phiếu HT)
-Đoạn thơ trong bài “Tựu trường” của Huy Cận đã bị chép sai ở câu thứ ba. Hãy chỉ ra chỗ sai, nêu lí do, và sửa lại cho đúng?
*Bài tập 3:
-Đoạn thơ còn thiếu 1 câu, hãy làm thêm cau cuối theo mạch cảm xúc từ ba câu trước.
-1 HS đọc – 1 HS khác nhận xét .
1 – HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Mỗi dòng có 8 chữ
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Đoạn 1: tan- ngàn; mới-gôïi; bừng – rừng; gắt- mật.
+Đoạn 2: Về- nghe; học- nhọc; 
+Đoạn 3: Ngát- non- hát- son- đứng- tiên- dưng- nhiên.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Mỗi dòng 8 chữ.
+Cách ngắt nhịp đa dạng
+Cách gieo vần phổ biến nhất là vần chân.
*HS hoạt động nhóm – lên bảng thưc hiện.
*HS hoạt động nhóm – lên bảng thưc hiện.
-HS tự do bộc lộ khả năng của mình về làm thơ.
I- Nhận diện thể thơ tám chữ:
*Mỗi dòng thơ đều có tám chữ.
-Đoạn 1:
Nào đâu. Bờ suối
Ta say . Trăng tan
Đâu phương ngàn
Ta . Đổi mới
+Các cặp vần: tan- ngàn; mới - gôïi; bừng – rừng; gắt - mật.
+Nhận xét: vầøn chân theo từng cặp khuôn âm.
-Đoạn 2:
Mẹ cùng cha..không về
Cháu ở cháu nghe
Bà dạy  cháu học
Nhóm bếp khó nhọc
+Các cặp vần:
Về- nghe; học- nhọc; 
+Nhận xét: vầøn chân theo từng cặp khuôn âm.
-Đoạn 3: các cặp vần.
Ngát- non- hát- son- đứng- tiên- dưng- nhiên.
+Nhận xét: vần chan gián cách theo từng cặp.
II- Bài học:
-Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ.
-Cách ngắt nhịp đa dạng
-Bài thơ gồm nhiều đoạn dài(số câu không hạn định), có thể chia thành các khổ.
-Có nhiều cách gieo vần, cách gieo vần phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián tiếp)
II- Luyện tập:
*Bài tập 1:
Hãy  ca hát
Những  ngày qua
Nâng . bát ngát
Của .. muôn hoa
 (Tố Hữu-Tháp đổ)
*Bài tập2:
-Sửa lại vần:
Giờ náo nức  trẻ dại
Hởi ngói. của gương
Những  vào trường
Rương  bằng ngọc.
(Huy Cận- Tựu trường)
*Bài tập 3:
(HS tự làm và một số em đọc trước lớp)
*HS tự sáng tác:
Chủ đề về ngày nhà giáo Việt Nam – đoc cả lớp nghe, góp ý và sửa hoàn chỉnh.
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
-Về nhà xem lại đặc điểm thơ tám chữ. Tham khảo các đoạn thơ đã hướng dẫn.
-Tập sáng tác với chủ đề: thầy cô, trường lớp, quê hương đất nước.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 55 Ngày soạn: Ngày giảng: 
BÀI : TRẢ BÀI KIỂM TRA
 VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức về Văn học Trung đại: nội dung tư tưởng, hình thức, thể loại
-Nhận thấy ưu, khuyết điểm trong quá trình làm bài để có ý thức sửa chữa khắc phục.
-Kĩ Năng: Sửa chữa lỗi, nhận xét bài làm của bạn.
-Thái độ: Giáo dục lòng yêu con người, yêu lẽ phải, viết văn đúng và hay.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Chấm bài, phát hiện lỗi của học sinh để sửa chữa, bài làm tốt của học sinh.
-Học Sinh: Nhớ lại đề bài.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3-Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 15’
-Gọi đọc lại đề.
-GV treo bảng phụ ghi đề bài.
? Xác định yêu cầu của đề?(phần tự luận – phần trắc nghiệm)
? Hình ảnh người phụ nữ thể hiện trong hai tác phẩm như thế nào? (vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm)
? Vẻ đẹp của Thúy Kiều thể hiện qua những chi tiết nào?
? Phân tách hình ảnh Vũ Nương?
*HOẠT ĐỘNG 2: 5’
Nhận xét bài làm của học sinh.
*HOẠT ĐỘNG 3: 10’
Hướng dẫn sửa chữa lỗi.
-GV ghi lỗi lên bảng phụ, hướng dẫn HS tự sửa chữa, GV nhận xét, bổ sung.
*HOẠT ĐỘNG 4: 5’
Tổng kết.
-1 HS đọc đề – 1 HS khác nhận xét 
-5HS trả lời – 5 HS khác nhận xét (mỗi HS trả lời 2 câu)
*Các nhóm thảo luận – cử đại diện trả lời – nhóm khác nhận xét.
+Vẻ đẹp ngoại hình, nội tâm của người phụ nữ.
+Nhóm 1+2 trả lời.
+Nhóm 3+4 trả lời.
-Học sinh chú ý lắng nghe.
*HS hoạt động theo nhóm, cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét.
-2 HS đọc bài tự luận.
I- Đề:
II- Đáp án:
1- Phần trắc nghiệm:
 1 –D, 2 –B, 3 – C, 4 –C, 5 B’ 6 A, 7A, 8 D, 9A, 10 A, 11C, 12 A,
 13 D, 14 D, 15 A, 16 D
 II- Tự luận:
 Người phụ nữ Việt Nam có vẻ đẹp nhan sắc, tâm hồn, có tài năng (lấy dẫn chứng, phân tích cụ thể). Đức hạnh nết na, thủy chung toàn vẹn (lấy dẫn chứng phân tích cụ thể) . Ở họ đều có những nét đẹp về thể chất và tâm hồn nhưng bị xã hội phong kiến với những quan niệm hà khắc, chính sách thối nát trà đạp... đẩy vào con đường cùng, không được làm chủ cuộc đời mình (lấy dẫn chứng, phân tích cụ thể ).
2- Tự luận:
II- Nhận xét:
1- Ưu : Đa số HS hiểu đềvà làm được bài.
(GV nhận xét cụ thể một số bài)
2- Khuyết: một số em đọc đề không kĩ nên không xác định được yêu cầu của đề
- Diễn đạt còn lủng củng
-Mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
III- Hướng dẫn sửa chữa lỗi:
-Xác định đè trắc nghiệm
-Chính tả
-Dùng từ 
-Đặt câu
-Diễn đạt
IV- Phát bài cho HS – tuyên dương- gọi điểm vào sổ.
4-Hướng dẫn học tập: (5’)
-Về nhà xem lại bài kiểm tra, tự sửa lỗi của mình.
-Đọc kĩ và soạn văn bản: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
+Khái quát về tác giả, tác phẩm.
+Tìm bố cục, giải thích nhan đề.
+Phân tích hình ảnh người mẹ qua những lời ru.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9-T11.doc