Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 17

Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 17

BÀI : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TT)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Giúp học sinh hệ thóng hóa kiến thức về văn bản tự sự.

+Xác định bố cục của văn bản tự sự.

+Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự có tác dụng gì trong việc đọc hiểu văn bản.

-Kĩ Năng: Thực hành – ôn luyện

-Thái độ: Có ý thức viết văn hay, ư duy tốt.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Chọn lọc những ví dụ hay phù hợp với bài học để minh họa

-Học Sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi để gợi ý.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 81 Ngày soạn: Ngày giảng: 
BÀI : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TT)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh hệ thóng hóa kiến thức về văn bản tự sự.
+Xác định bố cục của văn bản tự sự.
+Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự có tác dụng gì trong việc đọc hiểu văn bản.
-Kĩ Năng: Thực hành – ôn luyện
-Thái độ: Có ý thức viết văn hay, ư duy tốt.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Chọn lọc những ví dụ hay phù hợp với bài học để minh họa
-Học Sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi để gợi ý.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: 91’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra vở soạn và vở ghi 5HS .
3-Bài mới: (1’) 
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 33’
-Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6-> 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài.
H1- Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS vẫn phải đủ ba phần đã nêu?
H2- Những kiến thức và kĩ năng kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc hiểu các văn bản văn học tương ứng trong SGK Ngữ Văn không?
*GV giới thiệu thêm cho HS một số ví dụ khác:
-Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
+Cuộc đối thoại thứ nhất: bà chủ nhà “trục xuất” gia đình ông Hai.
+Cuộc đối thoại thứ hai: bà chủ nhà mời gia đình ông Hai ở lại.
H4- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
*HOẠT ĐỘNG 2: 4’
-Củng cố:
-Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài học, nhắc lại những ý quan trọng
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
Bài viết tập làm văn kể chuyện của HS vẫn phải đủ ba phần: Mở bài- thân bài- kết bài, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. 
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Soi sáng thêm nhiều cho việc đọc hiểu tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn 9.
-2HS cho ví dụ 2 HS khác nhận xét bổ sung.
-2HS trả lời – 2 HS khác nhận xét .
+Cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự.
+Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện.
+Học sinh tự bộc lộ.
HS trả lời – 1 HS trả lời 
10- Bố cục ba phần:
-Bài viết tập làm văn kể chuyện của HS vẫn phải đủ ba phần: Mở bài- thân bài- kết bài, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. . Đồng thời nó giúp cho HS bước đầu làm quen với “tư duy cấu trúc” khi xây dựng văn bản. Để sau này học các lớp trên có thể viết luận văn, luận án, viết sách..
-Sau khi đã trưởng thành, học sinh có thể viết tự do “phá cách” như các nhà văn, nhà thơ.
11-Những kiến thức và kĩ năng kiểu văn bản tự sự:đã soi sáng thêm nhiều cho việc đọc hiểu tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn 9.
*Ví dụ: Khi học về đối thoại nội tâm trong văn bản tự sự các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho HS, người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyện Kiều.
*Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hy sinh.
“ Xót người tựa cửa.
 . Ghế ngồi”
*Đoạn trích “Kiều báo ân, báo oán” với cuộc đối thoại tuyệt hay giữa hai kì nữ (Kiều và Hoạn Thư) 
12-Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã:
+Cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự.
+Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện.
4-Hướng dẫn học tập: (3’)
-Về nhà học kĩ bài và làm các bài tập còn lại.
-Ôn tập kĩ chuẩn bị kiểm tra học kì I.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 82-83 Ngày soạn: Ngày giảng:
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
( Theo đề chung của phòng Giáo dục ) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở học kì I
-Kĩ Năng: Làm bài trắc nghiệm và tự luận.
-Thái độ: Nghiêm túc lhi làm bài.
TIẾT: 84 Ngày soạn: Ngày giảng: 
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Mác-xim Go-rơ-ki)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS cảm nhận được sự cảm động trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương.
+Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau?
-Kĩ Năng: Đọc, kể, phân tích tác phẩm tự sự tự thuật.
-Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu thương con người, đặc biệt là trẻ em.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Tranh ảnh chân dung M. Go-rơ-ki, tác phẩm “Thời thơ ấu”
-Học Sinh: Đọcc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra vở soạn 3HS .
3-Bài mới: (1’)
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 25’
-Hướng dẫn tìm hiểu chung:
-GV gọi học sinh đọc chú thích – GV chốt lại những ý cơ bản cho HS ghi.
*GV bổ sung những điều cần thiết về gia cảnh, bản thân và sự nghiệp sáng tác của M.Gorki.
H1- Nêu hiểu biết của em về xuất xứ đoạn trích?
-GV đọc một đoạn, nêu yêu cầu đọc, gọi HS đọc tiếp.
H2- Xe trượt tuyết là gì? Xả có nghĩa là gì?
H3- Xác định ngôi kể trong câu chuyện?
H4- Bố cục văn bản chia làm mấy phần? Yù của từng phần?
*HOẠT ĐỘNG 2: 10’
-Hướng dẫn phân tích.
H5- Vì sao A li ô sa và ba đứa trẻ con lão đại tá quen thân nhau?
H6- Có phải chỉ đơn giản A li ô sa cứu được đứa em thoát hiểm mà chúng thân nhau không?
*GV bình: Chính cùng phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình thương yêu của cha mẹ nên A li ô sa thân với bọn trẻ. Chúng đến với nhau một cách tự nhiên, vô tư trong trắng. Đó là một trong nhiều ấn tượng của M. Gorki khi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình.
*HOẠT ĐỘNG 3: 3’
-Củng cố: Yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu của truyện
-1 HS đọc – 1 HS khác nhận xét 
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Trích “Thời thơ ấu” cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện.
-3HS đọc tiếp , cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét.
-1 HS dựa vào chú thích trả lời.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Kể ngôi thứ nhất. Đặt vào vai chú bé A li ô sa.
*Các nhóm thảo luận, cử đại diện trả lời, HS khác nhận xét .
Bố cục: 3 phần.
*Từ đầu cuối xuống.
-Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên trong trắng.
*Tiếp  đến nhà tao.
-Tình bạn bị cấm đoán.
*Phần còn lại.
-Tình bạn vẫn tiếp tục.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Do sự tình cờ, A li ô sa cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng.
+Ba đứa trẻ biết được lòng tốt của A li ô sa nên thích và rủ A li ô sa sang chơi.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Chúng cùng hoàn cảnh, thiếu tình thương của người thân.
-2 HS đọc, cả lớp theo dõi, bổ sung.
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
-Nhà văn Nga nỗi tiếng
-Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, thiếu tình thương.
-Vừa lao động vừa sáng tác rất nhiều.
2- Tác phẩm:
-Trích “Thời thơ ấu” cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện.
3- Đọc và tóm tắt:
4- Bố cục: 3 phần.
*Từ đầu cuối xuống.
-Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên trong trắng.
*Tiếp  đến nhà tao.
-Tình bạn bị cấm đoán.
*Phần còn lại.
-Tình bạn vẫn tiếp tục.
II- Phân tích:
1- Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau:
+Do sự tình cờ, A li ô sa cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng.
+Ba đứa trẻ biết được lòng tốt của A li ô sa nên thích và rủ A li ô sa sang chơi.
+Cùng hoàn cảnh:
*A li ô sa:
-Bố mất sớm.
-Mẹ có chồng khác.
-Thường bị ông ngoại đánh đòn.
-Bà ngoại yêu thương.
*Ba đứa trẻ:
-Mất mẹ.
-Bố có vợ khác, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán đánh đòn.
=> Chính hoàn cảnh sống thiếu tình yêu thương nên A li ô sa và bọn trẻ thân nhau.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Về nhà đọc lại kĩ đoạn trích.
-Học bài giảng và chuẩn bị phần còn lại.
-Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình bạn của bọn trẻ.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 85 Ngày soạn: Ngày giảng: 
 BÀI : NHỮNG ĐỨA TRẺ (TT)
 (M. Gorki) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh biết rung cảm trước những tâm hồn trẻ thơ, sống thiếu tình thương. Hiểu rõ nghẹ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
-Hiểu được những quan sát và hiểu biết của Ali ô sa.
-Kĩ Năng: Phân tích nội tâm nhân vật
-Thái độ: Yêu thương người đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Phiếu học tập, tác phẩm “Thời thơ ấu”
-Học Sinh: Đọc kí văn bản và soạn bài.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Tóm tắt đoạn trích.
+Học sinh tóm tắt ngắn gọn, cô đọng nhưng đầy đủ ý nghĩa.
3-Bài mới: (1’)
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
*HOẠT ĐỘNG 1: 30’
-Trước khi quen thân, nhìn sang nhà hàng xóm A li ô sa chỏi biết ba đứa trẻ mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi chỉ có thể phân biệt được chúng qua tầm vóc.
-Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết phải sống với dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác thì chúng ngồi lặng đi.
H1- Tìm những đoạn văn, câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của A li ô sa nhìn nhận về những đứa trẻ?
H2- Phân tích những cảm nhận của A li ô sa khi ba đứa trẻ bị bố mắng?
*GV bình: “ .”
-Trong khi kể chuyện tác giả hay lồng những chuyện đời thường với truyện cổ tích. Đó là một đặc điểm nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này.
H7- Em có nhận xét như thế nào về nhận xét trên?
*HOẠT ĐỘNG 2: 5’
- Hướng dẫn tổng kết:
H8- Nêu cảm nhậïn của em về nôïi dung và nghêï thuật của truyện?
*HOẠT ĐỘNG 3: 3’
-Hướng dẫn luyện tập.
H9- Vì sao tác giả hai lần những đứa trẻ với hình ảnh những con ngỗng con?
H10- Việc kết hợp những chuyện thật đời thường với chuyện cổ tích có tác dụng gì?
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Chúng ngồi sát nhau như những chú gà con.
+So sánh thật chính xác
-> Toát lên sự thông cảm với nối bất hạnh của lũ trẻ.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Khi nghe bố hỏi.
+Lũ trẻ lặng lẽ đi vào nhà-> nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
-HS thảo luận nhóm và ghi vào phiếu học tập.
+Chuyện đời thường hàng ngày và chuyện cổ tích được xen kẻ và lồng vào nhau
.Dì ghẻ. Người bà, mẹ.
*Các nhóm thảo luận.
+Ca ngợi tình bạn cao cả.
*HS thảo luận và tự do phát biểu.
II- Phân tích (TT)
2- Những quan sát và nhận xét của A li ô sa:
- “Chúng ngồi sát nhau như những chú gà con”.
+So sánh thật chính xác-> liên tưởng cảnh lũ con mất mẹ sợ hải co cụm vào nhau khi thấy diều hâu.
+Sự thông cảm của A li ô sa với nỗi bất hạnh của bọn trẻ.
- Khi nghe bố hỏi “”
+Lũ trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.-> So sánh và cảm nhận tinh tế
+Sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn trẻ.
3- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
-Chuyện đời thường hàng ngày và chuyện cổ tích được xen kẻ và lồng vào nhau:
+Nhắc đến dì ghẻ-> A li ô sa liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích.
+Mẹ thật (đã chết)-> phù thủy giả mẹ.
+Người bà nhân hậu.
=>Câu chuyện càng trở nên khái quát và có màu sắc nhiều hơn và đậm đà hơn.
III- Tổng kết:
1- Nội dung: 
Ca ngợi tình bạn cao cả, thân thiết của A li ô sa với ba đứa trẻ sống thiếu tình thương và bất chấp sự ngăn cản của người lớn.
2- Nghệ thuật:
-Tự sự, nhớ lại và hình dung.
-So sánh chính xác.
-Đối thoại ngắn gọn sinh động phù hợp với tâm lí nhân vật
-Chuyện đời thường và chuyện cổ tích đan xen vào nhau.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Về nhà học kĩ bài, tóm tắt truyện và nắm nội dung bài học.
-Đọc và soạn kĩ văn bản “Bàn về đọc sách”
-Chú ý trả lời các câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9-T17.doc