Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 19, 20

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 19, 20

Tuần 19

Tiết 75

PHÓ TỪ

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

_ Nắm được khái niệm phó từ.

_ Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ .

_ Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.

I/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :

1 / Ổn định lớp :

2/ Kiểm tra bài cũ: “ Bài học đường đời đầu tiên”

_ Hãy cho biết Dế Mèn ở chương I là một chú dế như thế nào về hình dáng , tính tình , cách cư xử với mọi người xung quanh? _ Đọc phần ghi nhớ SGK

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 75
PHÓ TỪ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
_ Nắm được khái niệm phó từ.
_ Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ .
_ Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
I/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1 / Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ: “ Bài học đường đời đầu tiên” 
_ Hãy cho biết Dế Mèn ở chương I là một chú dế như thế nào về hình dáng , tính tình , cách cư xử với mọi người xung quanh? _ Đọc phần ghi nhớ SGK 
3/ Bài mới 
Giới thiệu : GV cho HS nhắc lại phần trước và phần sau của cụm động từ và cụm tính từ ž giới thiệu phó từ.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
I/ Tìm hiểu bài:
1/ Phó từ là gì:
_ GV cho HS làm BT1 (SGK)
_ Yêu cầu HS ghi ra vở những từ được in đậm bổ sung ý nghĩa.
a/ đã(đi) cũng(ra) vẫn chưa(thấy) thật(lỗi lạc)
b/ (soi gương) được, rất (ưa nhìn), (to) ra, rất (bướng).
_ HS xác định từ loại cho những từ đã tìm ở 
I/ Tìm hiểu bài: 
1/ Phó từ là gì ?
a/ đã đicũng ra ..vẫn chưa thấy..thật lỗi lạc.
b/ .soi gương được và rất ưa nhìn ..to ra ..rất bướng
ž Pho ùtừ đi kèm với động từ , tính từ. 
2/ Các loại phó từ: 
trên.
ž Phó từ thường bổ sung ý nghĩacho những từ loại gì ? 
ž HS đọc ghi nhớ SGK /12 .
2/ Các loại phó từ .
_ Hãy tìm hiểu ý nghĩa các từ in đậm ở BT 1 . ž Chúng có giống các thực từ không ? ( Chúng là các hư từ ) 
_ HS làm BT 2 
_ Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ , tính từ in đậm .
ž Yêu cầu HS chép cả cụm từ vào vở ž nhận
Ý nghĩa
Đứng trước
Đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
đã, đang
Chỉ mức độ
thật, rất
lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng, vẫn
Chỉ sự phủ định
không, chưa
Chỉ sự cầu khiến
đừng
Chỉ kết quả và hướng
vào, ra
Chỉ khả năng
được
xét về vị trí của những từ in đậm với các động từ , tính từ mà chúng đi kèm.
II/ Bài học: Học thuộc ghi nhớ SGK trang 12, 14
đứng trước
động từ,tính từ
đứng sau
đã
đi
cũng
ra
vẫn chưa
thấy
thật
lỗi lạc
soi
được
rất
ưa nhìn
to
ra
rất
bướng
ž Nhận xét vị trí của phó từ ž Phó từ là những hư từ đứng trước hoặc sau động từ , tính từ.
Xác định ý nghĩa và công dụng của phó từ .
_ Điền các phó từ đã tìm được ở phần I,II vào bảng phân loại SGK . 
_ So sánh ý nghĩa của các cụm từ có và không có phó từ để tìm ra ý nghĩa của phó từ.
Ý nghĩa
Đứng trước
Đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
đã, đang
Chỉ mức độ
thật, rất
lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng, vẫn
Chỉ sự phủ định
không, chưa
Chỉ sự cầu khiến
đừng
Chỉ kết quả và hướng
vào, ra
Chỉ khả năng
được
_ Tìm thêm các phó từ thuộc các loại trên . 
_ Theo em phó từ có mấy loại lớn . Hãy kể ra . 
HS đọc ghi nhớ SGK / 14. 
Luyện tập : HS làm BT 1,2,3 / 14,15. 
Gợi ý giải bài tập 
_ BT 1 : Những phó từ 
a/ _ đã ( quan hệ thời gian ) _ đương, sắp , ra ( thời gian , sự tiếp diễn tương tự _ kết quả và hướng ) 
 _ không còn ( phủ định , sự tiếp diễn tương tự ) _ cũng sắp (sự tiếp diễn tương tự _ thời gian ) 
 _ đã ,đã ( thời gian ) 
 _ đều ( sự tiếp diễn tương tự ) _ Cũng sắp ( tiếp điễn tương tự _ thời gian ) 
b/ _ Đã , được (thời gian , kết quả) 
BT 2 : GVhướng dẫn HS cách viết và gạch dưới các phó từ 
BT 3: Chính tả _ Chú ý các từ ngữ dễ viết sai của HS địa phương. 
 4 / Củng cố : Sửa BT 
5/ Dặn dò : _ Học bài .
 _ Soạn “Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” .
TUẦN 19
Tiết76
TÌM HIỂU CHUNG 
VỀ VĂN MIÊU TẢ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp HS :
 _ Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào 1 số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này.
 _ Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả.
 _ Hiểu được những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Phó từ là gì ? Có mấy loại phó từ ? Cho ví dụ.
Bài mới:
_ Giới thiệu bài
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
Cho HS đọc phần I1 (SGK) à Hướng dẫn HS tìm hiểu các tình huống.
+ HS đọc, trả lời cụ thể 3 tình huống, có thể cho 3 nhóm thảo luận.
+ HS tìm ra các tình huống tương tự.
+ HS rút ra nhận xét : Thế nào là văn miêu tả.
_ HS đọc I2 tìm 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” à HS đọc và thảo luận 2 câu hỏi ( SGK)
 [?] Hãy tìm những chi tiết, từ ngữ miêu tả hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt?
[?] Em có nhận xét gì về hình ảnh của hai chú dế vừa được miêu tả đó?
[?] Em có nhận xét gì về lời văn miêu tả của tác giả Tô Hoài?
à Thế nào là văn miêu tả ?
 [?] Muốn miêu tả hay, đúng, chính xác ta cần phải làm gì?
 _ HS đọc ghi nhớ SGK trang 16
Văn bản: “Dế Mèn phiêu lưu kí”
Dế Mèn:
Chàng dế thanh niên cường tráng.
Đôi càng mẫm bóng.
Những cái vuốt... cứng dần và nhọn.
Đôi cánh dài kín xuống tận chân.
Cả người rung rinh một màu nâu bóng.
à Chú dế đẹp, lực lưỡng.
Dế Choắt:
Người gầy gò, dài lêu nghêu...
Cánh ngắn củn.. hở cả mạn sườn.
Đôi càng bè bè, năng nề..
Râu ria cụt có một mẩu...
à chú dế ốm yếu.
Ghi nhớ:
SGK trang 16
Luyện tập: 
 + Bước 1: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ của việc luyện tập.
 + Bước 2 : Chia nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 đoạn theo yêu cầu vừa nêu.
 +Bước 3 : Các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu và nhận xét nội dung trả lời.
 + Bước 4 : Gợi ý tìm hiểu 2 đề văn luyện tập thực hành ở cuối bài
Đoạn 1: miêu tả hình ảnh Dế Mèn: chú dế cường tráng, khỏe mạnh.
Đoạn 2: miêu tả hình ảnh chú bé Lượm (nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, đáng yêu).
Đoạn 3: miêu tả quang cảnh sinh hoạt của các sinh vật trong hồ ao (nhộn nhịp, đông đúc).
HS luyện viết đoạn văn theo yêu cầu:
Tả cảnh mùa đông đến.
Khuôn mặt người mẹ của em.
Dặn dò:
Học bài.
Chuẩn bị bài: “ Sông nước Cà Mau”
TUẦN 20
Tiết 77
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
(ĐOÀN GIỎI)
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau.
HS nắm được nghệ thuật miêu tả và thuyết minh về cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
 _ Thế nào là văn miêu tả?
 _ Thử miêu tả gương mặt người bạn thân của em.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
GV mời HS đọc phần (*) chú thích SGK trang 20.
GV giới thiệu sơ qua về tác giả, tác phẩm cùng đoạn trích ở SGK.
[?] Bài văn miêu tả cảnh gì?
[?] Em thử nhận xét về trình tự miêu tả của tác giả?
[?] Tìm bố cục bài văn (4 đoạn).
Phân tích văn bản :
_ HS đọc lại đoạn 1
[?] Tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được diễn tả qua những giác quan nào?
[?] Em có nhận xét gì về quang cảnh chung của vùng Cà Mau?
[?] Ngoài miêu tả, tác giả còn đưa vào bài phần giải thích, thuyết minh. Em hãy chỉ ra đoạn văn có chức năng trên trong bài văn này?
_ HS đọc lại đoạn 2
[?] Qua đoạn giải thích, thuyết minh ấy em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
GV mời HS đọc lại đoạn từ “Thuyền chúng tôi... khói sóng ban mai”.
[?} Sông Năm Căn được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước?
[?] Em có nhận xét gì về hình ảnh con sông Năm Căn quan lời miêu tả của tác giả?
[?] Trong câu “ Thuyền chúng tôi . Năm Căn” có những động từ nào chỉ hoạt động của con thuyền ? ( Thoát qua, đổ ra, xuôi về). Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng đến nội dung diễn đạt không ? à HS thảo luận.
[?] Tìm trong đoạn văn trên những từ ngữ tác giả dùng để miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
Chuyển ý : Cảnh vật không những tươi đẹp qua hình ảnh, màu sắc mà còn cần sự sống động. Hoạt động của con người chính là những nét điểm tô cho cảnh vật.
GV mời HS đọc lại đoạn từ “Chợ Năm Căn rừng Cà Mau”.
[?] Đoạn văn trên tả cảnh gì?
[?] Chợ Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào?
[?] Từ đoạn văn miêu tả trên, em có suy nghĩ gì về cảnh chợ vùng Cà Mau?
[?] Qua bài văn này, em hình dung như thế nào và có cảm tưởng gì về vùng Cà Mau của Tổ quốc?
GV mời HS đọc phần ghi nhớ.
TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 _ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 _ Chia bố cục.
PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
Quang cảnh chung vùng Cà Mau:
Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Trời xanh ... nước xanh. Chung quanh toàn một màu xanh cây lá.
à cảnh thiên nhiên rộng lớn, đầy sức sống.
Sông nước vùng Cà Mau:
a/ Giải thích, thuyết minh tên gọi các dòng kênh và địa danh.
b/ Sông Năm Căn:
Mênh mông, nước ầm ầm.
Cá nước bơi hàng đàn 
Sông rộng hơn ngàn thước.
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trưởng thành vô tận.
à Cảnh bao la, hùng vĩ và hoang dã.
3/ Chợ Năm Căn:
Sự trù phú : ồn ào, đông vui, tấp nập.
Sự độc đáo.
+ Chợ họp trên sông.
+ Sự đa dạng
... với đủ giọng nói.. đủ kiểu ăn vận...
à Cảnh chợ tấp nập, trù phú, độc đáo và riêng biệt.
TỔNG KẾT:
HS đọc ghi nhớ SGK trang 23
Luyện tập:
Đọc thêm bài “Mũi Cà Mau” của nhà thơ Xuân Diệu.
Củng cố: Em thích nhất đoạn văn nào trong bài ? Vì sao ?
Dặn dò :
Học bài.
Giới thiệu vắn tắt về con sông quê hương em.
_ Soạn bài: “Phó từ”.
TUẦN 22
Tiết 87
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS :
 _ Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 _ Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
 1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra.
 3/ Bài mới :
Giới thiệu
Nội dung bài giảng
 _ Viết những đoạn, bài chứa các âm, thanh dễ mắc lỗi theo 1 trong 2 hình thức :
 + Nghe – viết ( nếu là văn xuôi);
 + Nhớ – viết ( nếu là bài văn vần đã học ).
 _ Làm các bài tập gợi ý ở phần II – 2 (SGK Ngữ văn 6 , tập 2 trang 44).
LUYỆN TẬP:
 1/ Viết đúng chính tả các dấu hỏi, ngã trong những từ sau :
 Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ .
 2/ Điền vào chỗ trống các âm s, x trong các từ sau :
 ục sạo, xôn ao. Sâu a, a bàn, ao xác, i mê, sông ênh , xử ự, i nhan, xúc iểm, u hào, sa ẩy, ử xanh, u nịnh,  ấn sổ, xuất ứ, ừng sộ, ồm xoàm.
ĐÁP ÁN : ( Bài 2)
 Sục sạo, xôn xao, sâu xa, sa bàn, xao xác, si mê, sông sênh, xử sự, xi nhan, xúc xiểm, su hào, sa sẩy, sử xanh, xu nịnh, sấn sổ, xuất xứ, sừng sộ, xồm xoàm.
 3/ Tìm 5 cặp từ có nguyên âm i/ iê.
 Tìm 5 cặp từ có nguyên âm o / ô.
 4/ Viết chính tả đoạn văn trong “ Bài học đường đời đầu tiên” từ “ Mấy hôm nọ .. như thế”.
 Phân biệt các âm s / x, o / ô, ênh / ếch 
4/Củng cố : Sửa bài tập
 Hướng dẫn các em lập sổ tay chính tả.
5/ Dặn dò: Chuẩn bị bài :Phương pháp tả cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan19+20.doc