Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 25

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 25

TUẦN 25

Tiết 99

LƯỢM

 ---TỐ HỮU---

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

_ HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.

_ Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.

II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

_ Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Tiết 99
LƯỢM
	---TỐ HỮU---
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_ HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
_ Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
Bài mới:
_ GV giới thiệu bài ® ghi tựa.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc phần (*) sách giáo khoa trang 75. ® Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
_ Giải nghĩa từ khó: ngày Huế đổ máu, loắt choắt, ca lô, thượng khẩn...
_ GV đọc mẫu, mời HS đọc tiếp.
[?] Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy. Em hãy phân đoạn cho bài thơ.
[?] Chú bé Lượm và nhà thơ gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào?
[?] Lượm được nhà thơ miêu tả như thế nào về hình dáng, trang phục, cử chỉ trong công việc?
[?] Với cách miêu tả trên của tác giả, các em thấy Lượm là một chú bé như thế nào?
[?] Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong các đoạn thơ trên?
[?] Kể về Lượm, tác giả còn diễn đạt tình cảm của mình đối với chú. Hãy tìm những từ ngữ, chi tiết cho thấy thái độ, quan hệ đó của tác giả?
[?] Trong bài có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt và tách ra thành khổ thơ riêng. Em hãy tìm những câu thơ ấy và nêu ý nghĩa, tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả?
[?] Chuyến liên lạc cuối cùng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Thái độ và hành động của Lượm trong lần liên lạc ấy?
[?] Đọc lại khổ thơ miêu tả hình ảnh Lượm khi đã hy sinh gợi cho em cảm xúc gì?
[?] “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ấy so với đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
[?] Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm .
( Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau : chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Sự thay đổi cách gọi đã thể hiện những sắc thái quan hệ và tình cảm trong từng trường hợp khác nhau giữa người kể chuyện (tác giả) và nhân vật Lượm.
+ “ Chú bé” là cách gọi của người lớn với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa gần gũi.
+ “ Cháu” biểu lộ tình cảm gần gũi thân thiết như quan hệ ruột thịt.
+ “ Chú đồng chí nhỏ” vừa thân thiết trìu mến, vừa trang trọng.
+ “ Lượm ơi” được dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ.)
[?] Cảm nhận chung về hình ảnh Lượm, nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
® GV cho HS phát biểu cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật Lượm. Sau đó dựa theo phần ghi nhớ trong SGK, GV tổng kết về nội dung và nghệ thuật bài thơ
TÌM HIỂU VĂN BẢN:
_ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Học SGK trang 75
_ Chia đoạn .
PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
Hoàn cảnh gặp gỡ:
_ Hoàn cảnh: ngày Huế đổ máu.
_ Địa điểm: Hàng Bè.
Hình ảnh Lượm trong buổi đầu gặp gỡ:
_ Hình dáng:	 + Loắt choắt
	+ Như con chim chích
_ Trang phục:	+ cái xắc xinh xinh
	+ ca lô đội lệch
_ Cử chỉ:	+ ... chân thoăn thoắt
	+... đầu nghênh nghênh
	+ Mồm huýt sáo vang
	+ Nhảy trên đường vàng
	+ ... cười híp mí.
_ Lời nói công việc:+ Cháu đi liên lạc
	 + Vui lắm... thích hơn
® Từ gợi hình so sánh chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch... hồn nhiên, tích cực trong công tác.
Hình ảnh Luợm trong chiến đấu,hy sinh:
Ra thế
Lượm ơi !
® Sự đau xót đột ngột như tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ.
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
... Sợ chi hiểm nghèo?
® động từ mạnh, gợi hình ảnh Lượm rất dũng cảm trong công việc.
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi !
® Câu thơ như tiếng kêu xé ruột, bộc lộ cảm xúc đau đớn trào dâng trong lòng tác giả.
Cháu nằm trên lúa
... Hồn bay giữa đồng.
® Hình ảnh gợi tả, gợi cảm: tư thế “thiên thần”, sự hi sinh thiêng liêng cao cả.
Hình ảnh Lượm trong hồi tưởng:
Lượm ơi còn không?
Chú bé... đường vàng
® Câu hỏi tu từ, lặp: Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương đất nước.
Ghi nhớ:
SGK trang 77.
Luyện tập:
_ GV mời HS đọc phần đọc thêm sách giáo khoa trang 77.
Dặn dò:
_ Học thuộc lòng bài thơ.
_ Soạn bài: Hoán dụ.
TUẦN 25
Tiết 98
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 : VĂN TẢ CẢNH (Ở NHÀ)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
 _ Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
 _ Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
 _ Ôn lại kiến thức lí thuyết và kĩ năng đã học.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
+ Bước 1: GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS tìm hiểu yêu cầu của đề.
 ĐỀ : Hãy viết đề văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
+ Bước 2 : HS thảo luận, lập dàn ý đại cương.
DÀN Ý
I/ MỞ BÀI: Giới thiệu cây phượng ( trồng ở đâu, từ bao giờ).
II/ THÂN BÀI: 1/ Tả bao quát: Nhìn xa cây phượng thế nào? 
 2/ Tả chi tiết : 
 _ Tả cây phượng với thân, cành, lá, rễ, hoa, quả.
 Cây phượng gắn bó với HS ra sao?
 _ Tiếng ve kêu thế nào? Tác động gì đến mùa hè.
III/ KẾT BÀI: Cảm nghĩ về mùa hè
+ Bước 3: Sửa bài.
_ GV nhận xét ưu, khuyết điểm.
+Ưu điểm : HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu bài, trình bày sạch sẽ.
+ Khuyết điểm: 1 số bài viết chưa sâu, ý diễn đạt không rõ ràng, còn sai lỗi chính tả và cách dùng từ.
_ Sửa lỗi sai
SAI
LOẠI LỖI
ĐÚNG
_ Vỏ cây sừng xùi, sum sê, xum xê, râm rang, ngằn nghèo, táng lá.
_ Đêm đêm tiếng ve khò khè trong từng kẽ lá.
_ Hoa phượng rơi tà tà xuống đất.
_ Những cái thân màu nâu sẫm to khoẻ khoác tấm áo xù xì.
_ Nhìn từ xa, toàn thân cây là một màu đỏ thắm.
_ Những bông phượng rơi xuống và nụ của nó mọc lên là báo hiệu mùa hè gần xa chúng em.
_ Cây phượng to và cao lắm, có thể khi ôm thân phượng thì phải có hai người ôm mới xuể.
_ Khi vui ve kêu rất êm và trong khi buồn, ve kêu tuy to nhưng tiếng kêu đó để bộc lộ tình cảm.
_ Chính tả
_ Từ
_ Từ
_ Từ, ý
_ Từ, ý
_ Ýùù
_ Câu luộm thuộm, lặp từ.
_ Câu luộm thuộm, không rõ ý
_ Vỏ cây sần sùi, sum suê, râm ran, ngoằn ngoèo, tán lá.
_ Đêm đêm, tiếng ve kêu râm ran trong từng kẽ lá.
_ Hoa phượng rơi nhẹ nhàng xuống đất.
_ Thân cây to khoẻ, khoác tấm áo nâu sẫm xù xì.
_ Nhìn từ xa cây phượng như một mâm xôi gấc khổng lồ.
_ Những cánh phượng rơi xuống, hoa tàn dần nhường chỗ cho trái non mọc lên, báo hiệu mùa hè sắp hết.
_ Cây phượng to và cao lắm đến hai người ôm mới xuể.
_ Em nghe tiếng ve kêu lúc to, lúc nhỏ. Chắc có lẽ nó cũng có tâm trạng buồn vui như con người.
Bước 4: GV đọc mẫu một bài văn hay
4/ Củng cố: GV phát bài, hướng dẫn HS cách sửa.
5/ Dặn dò: Soạn bài Lượm (Tố Hữu).
TUẦN 25
Tiết 97	 KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	_ Kiểm tra kiến thức của HS về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại.
	_ Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận nêu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm.
	_ Hình thức kiểm tra: viết một tiết.
II. ĐỀ KIỂM TRA:
Xem đề và đáp án ở tài liệu đính kèm.
III. LÊN LỚP:
Kiểm diện
Lưu ý cho HS cách thức làm bài
GV phát đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN25.doc