Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 3

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 3

BÀI 3 - Tiết 9

- CA DAO DÂN CA -

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Hiểu được khái niệm ca dao – dân ca.

- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình.

CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định.

 2. Kiểm tra bài cũ:

a) Tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. b) Nêu ý nghĩa truyện.

 

doc 21 trang Người đăng vultt Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 - Tiết 9
- CA DAO DÂN CA - 
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu được khái niệm ca dao – dân ca.
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình.
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
a) Tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. b) Nêu ý nghĩa truyện.
 3. Bài mới
A. Giới thiệu bài:
Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của anh chị em ruột. Mái ấm gia đình. Dẫu có đơn sơ đến đâu đi nữa, vẫn là nơi ta tránh nắg, tránh mưa; là nơi mỗi ngày khi bình minh tức dạy ta đến với công việc, làm lụng hay học tập để đóng nhiều phần mình cho xã hội và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân; rồi khi màn đêm buông xuống, là nơi ta trở về nghĩ ngơi, tìm niềm an ủi, động viên, nghe những lời bảo ban, bàn bạc chân tình  gia đình là tế bào xã hội. Chính trong ca dao – dân ca, mà tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
B. Tiến trình dạy và học
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
I. TÌM HIỂU VĂN BẢN
- GV giới thiệu ca dao – dân ca: SGK/35 - Đọc thêm sách giáo viên trang 33
- GV hướng dẫn học sinh đọc bốn bài ca dao, đọc phần chú thích.
- Lời của từng bài ca ca dao là lời nói của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
Bài 1: Là lời của mẹ khi ru con. Dấu hiệu trực tiếp, rỗ nhất để khẳng định điều đó là tiếng ru “ru hơi, ru hơi, ru hơi và tiếng gọi ” con ơi”. Ngoài ra nội dung của bài ca dao, cũng góp phần khẳng định như vậy.
Bài 2: Là lời ru của con gái lấy chồng xa quê, nói với mẹ và quê mẹ. Đối tượng mà lời ca hướng về rất rõ “Trông về quê mẹ” thêm nữa, trong ca dao – dân ca, không gian “ngõ sau” và “bến sông” thường gắn với tâm trạng người phụ nữ.
Bài 3: Là lời của cháu con nói với ông bà (hoặc nói với người thân) về nỗi nhớ ông bà. Đối tượng của nỗi nhớ ông bà là hình ảnh gợi nhớ nuộc lạt mái nhà, giúp ta khẳng định điều đó.
Bài 4: Có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau. Điều này được xác định nội dung câu hát.
* GV gọi học sinh đọc lại bài 1.
- Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
=> Nội dung bài 1 muốn diễn tả, nhắc nhở ta công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận trách nhiệm làm con trước công lao to lớn này. 
Hãy chi ra cái hay của hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ của bài ca này?
a) Hình ảnh: bài ca dùng lối ví nói quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Những ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời, núi cao, biển rộng mênh mông). Hai hình ảnh núi và biển đều được nhắc lại hai lần, có ý nghĩa biểu tượng văn hóa phương Đông so sánh người cha với trời hoặc với núi, người mẹ với đất hoặc với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (Cha – Trời, Mẹ – Đất; Cha – Núi, Mẹ Biển). Nói công Cha so đôi với nghĩa Mẹ cũng là cách nói đối sứng truyền thống của nhân dân ta. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nỗi công ơn, sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con. Với những hình ảnh so sánh ấy, bài ca không thể là lời giáo huấn khô khan về chủ hiếu và các khái niệm công cha, nghĩa mẹ trở nên cụ thể sinh động hơn. Cuối bài ca, công cha, nghĩa mẹ cọn được thể hiện ở” chín chũ cù lao”. Chín chữ ấy, một mặt, cụ thể hóa về công cha, nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái.
b) Âm điệu: Bài 1 là lời nhắn gửi bổn phận làm con được thể hiện trong hình thức lời ru, câu hát. Hát ru bao giờ cũng gắn với sinh hoạt gia đình với ngôi nhà kỷ niệm bản thân thương của mỗi con người. Lời ru nghe gần gủi, ấm ấp, thiêng liêng. Do đó âm điệu bài ca này là âm điệu tâm tình, thành kính, sấu lắng.
c) Ngụ ngôn: Giản dị, sâu sắc.
Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ như bài 1?
- Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chính tháng cưu mang.
* G/V gọi H/S đọc lại bài 2.
- Tâm trạng đó là gì ?
Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê đối với mẹ và quê nhà. => Nỗi buồn, xót xa nhớ quê, nhớ mẹ.
- Qua đó, em hãy phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm nhân vật.
a) Thời gian: Mở cửa bằng mô típ thời gian quên thuộc ”chiều chiều” không phải là một buổi mà là nhiều buổi. Đây là lúc công việc tạm ngơi, con người được sống những giây phút cho riêng mình. Chắc là rất nhiều chiều “người con gái lấy chồng xa quê, lặng lẽ nhìn về quê nhớ mẹ”. Trong ca dao ,thời gian chiều chiều thường gợi buồn, gợi nhớ. Chiều hôm là thời điểm của sự trở về, đoàn tụ (chim bay về tổ, còn mọi người thì trở về ngôi nhà của mình) Vậy mà người con gái “lấy chồng thiên hạ” vẫn bơ vơ nơi đất khách quê người.
b) Không gian: là “ ngõ sau” nơi”vắng lặng, heo hút” phải ra đứng “ngõ sau” chứ không đứng “ngõ trước”. Ngỏ sau mới trông ra cánh đồng hiu hiu vắng vẻ, khi vông việc xong xuôi. VaØo thời điểm chiều hôm “ngõ sau” càng vắng lặng. Không gian ấy nghĩ đến sự cơ đơn của nhân vật, số phận của người phụ nữ trong gia đình dưới chế độ gia trưởng phong kiến và sự che dấu nỗi buồn riêng.
Trong truyện cổ tích, khi nhân vật chính “ra khởi nhà”, tai họa hoặc thử thách sẽ ập đến họ. Còn trong ca dao, khi nhân vật trữ tình “ra đứng” ở không gian nhất định (bờ ao, ngõ sau, bến sông, cổng làng vv) ở một tâm trạng đặc biệt (buồn hoặc nhớ) thì sự cô đơn bao gời cũng dâng lên trong làng.
c) Hành động và nỗi niềm nhân vật: Quê mẹ giờ dây đối với người con gái, giờ chỉ được “trông về, nhìn về” biết bao giờ “mới được về”. Đó là nỗi niềm xót xa tột đỉnh thể hiện rất mạnh mẽ: chín chiều. Người con gái lấy chồng xa quê “chiều chiều ra đưng ngõ sau” “ trông về quê mẹ” và nỗi nhớ , nỗi buồn đau khôn nguôi.Đó là nỗi nhớ về mẹ, về quê nhà. Là nổi đau, buồn tủi của kẻ làm con phải xa cách cha mẹ, không thể đỡ đần cha mẹ, lúc ốm đau cơ nhỡ. Và có thể, có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua, nỗi đau về cảnh ngộ, thân phận ở nhà chồng. Bài ca rất giản dị, mộc mạc thế mà đau khổ, yêu thương nhức buốt. 
- Em hãy nêu nội dung bài ca dao thứ hai:
à Tâm trạng, nỗi buồn xót xa, của ngưới con gái lấy chông xa quê, nhớ mẹ nơi quê nhà.
- Nghệ thuệt sử dụng trong bài?
Aån dụ: “ngõ sau” nghĩ đến cảnh cô đơn của nhân vật. 
- Gọi học sinh đọc bài 3
- Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào?
- bài 3 diễn tả nỗi nhớ và và sự kính yêu đối với ông bà.
à những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh (so sánh mức độ). Kiểu so sánh này khá phổ biến trong ca dao:
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- Qua cầu dừng bước trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu
- Nêu cái hay của cách diễn tả đó?
à cái hay của cách diễn tả tình cảm trong bài thể hiện ở những nét sau: - Nhóm từ “ngó lên” trong văn cảnh bài ca dao này thể hiện sự trân trọng , tôn kính
- Hình ảnh so sánh “nuộc lạt mái nhà” gợi sự nối kết bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như của tình cảm huyết thống và công lao gây dựng ngôi nhà, gây dựng gia đnh2 của ông bà đối với con cháu.
- Hình thức so sánh mức độ (bao nhiêu .. bấy nhiêu) gợi nỗi nhớ da diết, khôn nguôi
- Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.
* GV giảng thêm: Mái nhà là phần trên cao nhất ngôi nhà, che chở cho toàn bộ ngôi nhà khpỏi mưa, nắng làm hư hại. Ngôi nhà cổ truyền cuảa Việt nam được cất bằng trre, nứa hay gỗ, gạch thì vẫn phải có bộ khung , mái được tạo thành bỡi những xà, những kèo  Để cố định rất cần đến những nuộc lạt, không có nuộc lạt thì gió bão cuốn tung tất cả dễ dàng và thế là toàn bô ngôi nhà bị phơi nắng, sẽ bị phá hủy. Bỡi vậy nhìn những nuôc lạt, ngẫm nghĩ đến sự cần thiết của nó đối với lẽ mất còn của ngôi nhà, cháu con liên tưởng đến ngôi nhà mà động lòng thương nhớ. Câu ca dao chỉ có 15 tiếng mà thấm thía một nỗi buồn, nỗi nhớ thật sâu nặng.
- Hình ảnh mái nhà gợi nhớ, gợi liên tưởng đến ông bà, ông bà đã suốt đời làm lụng vất vả, phấn đấu để xây dựng cho con cháu, nhờ có ông bà che chở, vun đắp cho nên con cháu mới được như ngày nay, ví như nhờ cò những nuộc lạt mà có được mái nhà và do thế ngôi nhà tồn tại được. Có I lại nằm đếm số nuộc lạt bao giờ, cũng như lời nào nói hết được công ơn của ông bà đối với con cháu. Dùng một hình ảnh cụ thể, người lao đông Việt nam có thể nói lên một cách súc tích tình cảm nhớ thương, lòng biết ơn của lớp con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
- Nêu nội dung của bài c.dao số 3?
à Diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu, biết ơn đối với ông bà.
* gọi học sinh đọc bài ca dao số 4
- Tình cảm gì được thể hiện qua bài ca dao 4
- Tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào?
à tình cảm anh em ruột thịt, thân thương
à Trong quan hệ anh em, khác với người xa, có những chữ cùng chữ “chung” chữ “một ” thiêng liêng. Điều đáng chú ý là kh nói đến tình cảm anh em, các tác giả dân gian nói đến tình lớn hơn, bao trùm ấy là tình cảm mẹ cha “ cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân”. Anh em là hai nhưng lại l ... ề cái gì, để làm gì.
GV lưu ý hs : (H/s chỉ quan niệm : nói (viết ) về đề bài mình đã nhận được để thầy co chấm điểm và các em lấy điểm, chứ chưa quan niệm thật sự là nói (viết) cho ai: để thực sự muốn nói một điều gì đó thất cần thiết với ai )
Việc thiếu quan tâm ấy đã ảnh hưởng tới các bài văn mà các em đã từng làm là các em cứ viết (nói) tùy tiện,. Tùy hứng, lang mang,lung tung, thậm chí lạc đề, xa đà vào những chỗ không cần thiết, đi tới việc mắc nhiều khuyết điểm.
- Để tại nên văn bản thực sự tốt người tạo lập cần phải làm gì ? làm như thế nào?
Ghi nhớ SGK/46 
- > Như vậy quan trọng nhất trong việc tạo lập văn bản là sự định hướng đúng đắn.
Hoạt động 2: Sau khi định hướng, các em có thể bắt tay vào việc tạo lập văn bản ngay chưa?
- Cơ bản là có thể bắt tay vào việc tạo lập văn bản ngay sau khi đã định hướng đúng đắn . Nhưng các em cũng phải biết cho rằng việc định hướng chính xác này chỉ là bước đầu trong các bước tạo lập văn bản. Đằng sau nó còn cả một qui trình chuẩn bị công phu, phức tạp.
- Em có thể nhận thấy rất hiếm có những văn bản chỉ gồm chỉ có một câu hay một ý. Như khi một văn bản đã bao gồm nhiều câu, nhiều ý thì nảy sinh nhu cầu làm việc gì , công việc ấy cần đạt những yêu cầu nào. (h/s thảo luận)
Trong thực tế các em phải thấy rằng rất ít khi văn bản chỉ có một ý, một câu (trừ khi nó là kiểu các câu tục ngữ như: Uống nước nhớ nguồn, người ta là hoa đất .vv). Vậy thì văn bản thường bao gồm nhiều câu, nhiều ý. Một khi văn bản đã nhiều câu , nhiều ý thì phải nảy sinh nhu cầu “ xây dựng bố cục ”. Đây là một công việc vô cùng cần thiết để thể hiện đúng định hướng trên (giốing như xây nhà thì trước hết người ta phải nghĩ đến việc chuẩn bị các vật liệu xây dựng).
Công vịêc “ xây dựng bố cục” đòi hỏi phải ranh mạch, hợp lý thể hiện đúng định hướng chính xác ( như đã nói tên)
Ghi nhớ ( phần 2)SGK/46 (h/s tham khảo lại ý kiến như thế nào là một bố cục) rành mạch và hợp lý ở SGK/.30
- Em có thường làm công việc bố trí, sắp sếp các ý, các phần, đoạn khi làm bài tập làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy sự chú ý hay không chú ý xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm?
H/s phần lớn là ít khi làm công việc bố trí, sắp xếp các ý, các phần , đọan khi làm bài tập làm văn mà các em viết tùy tiện , tùy hứng. Chỉ có một số ít học sinh có trình độ khá giỏi mới chuẩn bị tốt mà thôi. Còn lại trong qúa trình trình bày văn bản, các em mới nảy sinh ý này ý nọ làm phong phú thêm cho bài tập làm văn của mình
Từ kinh nghiệm của bản thân, các em sẽ thấy sự chú ý “xây dựng bố cục” đã ảnh hưởng cụ thể, trực tiếp và quan trọng đến kết quả bài làm . Bài của học sinh nào có bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đng1 ý tưởng ban đầu thì bài sẽ đạt chất lượng tốt, điểm sẽ cao , giáo viên khi chấm bài sẽ hài lòng và có ý kiến tốt. Còn bài làm không chú ý đến việc xây dựng bố cục thì ý tứ rời rạc, lủng củng, các phần không liên kết rành mạch, hợp lý thì chắc chắn chất lượng bài kém, điểm yếu sẽ nhận được lới phê bình không tốt.
Hoạt động 3:
- Xây dựng bố cục của bài văn đã phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập văn bản chưa. Người tạo lập văn bản còn cần tiếp tục làm công việc gì khác nữa. Công việc vẫn được gọi là viết (nói) thành văn ấy cần đạt đến các yêu cầu gì ? (h/s thảo luận)
HS đọc Ghi nhớ phần 3
- Xây dựng bố cục của bài văn chưa phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập văn bản. Các em phải thấy rằng “diễn đạt thành lời” (còn gọi là lấp đầy văn bản hay diễn đạt thành văn) chính là công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình tạo lập một văn bản
- Công việc “diễn đạt thành lời” cần đạt đến tất cả các yêu cầu đã ghi ở trong bảng trong bài 3 của SGK , điều này là không thể thiếu đối với mọi kiểu văn bản viết, chỉ trừ yêu cầu “ kể chuyện hấp dẫn” là không bắt buộc đối với các văn bản không phải là tự sự. -> Ghi nhớ phần 3
Hoạt động 4:
- Sau khi hoàn thành, văn bản có cần được” kiểm tra ” không. Nếu có, thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?
HS đọc Ghi nhớ phần 3
- Văn bản phải cần được kiểm tra chu đáo cẩn thận.
- Sự kiểm tra này dựa vào các tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi ở phần ghi nhớ (số 4) SGK/46. Đồng thời ta có thể sửa lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, ngữ pháp, phần trình bày có sạch sẽ không. Tới đây việc tạo lập văn bản mới có thể coi là xong, còn chờ sự đánh giá nhận xét của giáo viên.
Ghi nhớ (phần 4)
4 - Củng cố: 
Em hãy trình bày lại quá trình tạo lập một văn bản
Trong quá trình tạo văn bản, em thấy khâu nào là quan trọng nhất?
5 - Dặn dò: 
Học thuộc ghi nhớ SGK/46
Thử làm bài tập 4 SGK/47
Sọn bài: Những câu hát than thân SGK/48
RÚT KINH NGHIỆM
PHẦN GHI BẢNG
BÀI 3 - Tiết 12
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. TÌM HIỂU BÀI
1. Văn bản a: “Ru hoi, ru hỡi , ru hời”
Người ru khát khao muốn truyền vào hồn bé thơ những lời tha thiết về công cha nghĩa mẹ
2. Văn bản b: “cổng trường mở ra” 
Tâm trạng dạt dào cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của đứa con yêu (đó cũng là tâm trạng chung của biết bao các bậc cha mẹ đối với con cái)
=> Định hướng xác định
- Mở bài: Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng.
- Thân bài: Diễn biến tâm trạng của mẹ
- Kết bài: Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “Cổng trường mở ra”
=> Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lý.
3/ “Nhưng hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì cả”
“Mẹ lên gường và trằn trọc”
“Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được”
=> Diễn đạt thành văn
4/ Kiểm tra văn bản.
II. GHI NHỚ: SGK/46
III. LUYỆN TẬP
1) a. Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo của bạn phải được trình bày với học sinh chứ không phải với thầy cô giáo.
b. Bạn không thể chỉ thuật lại công việc học tập và bài báo cáo thành tích học tập. Điều quan trọng nhất là bạn phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.
2)a. Dàn bài cần được viết đủ rõ ý nhưng càng ngắn gọn càng hay. Lời lẽ trong dàn bài, do đó, không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh, tuyệt đối đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau.
b. Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống ký hiệu được quy định chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Phần lớn nhất trong bài làm được ký hiệu bằng số La Mã; Mục lớn nhất trong mỗi phần ký hiệu bằng chữ cái in hoa; các ý nhỏ hơn lần lượt được ký hiệu bằng chữ số thường, chữ cái thường, gạch ngang đầu dòng.
Việc trình bày các phần mục ấy cũng cần phải rất ngăn nắp, rõ ràng. Sau mỗi phần mục, mỗi ý lớn nhỏ đều phải xuống dòng; các phần, mục, các ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau; ý càng nhỏ, càng phải viết lùi vào phía bên phải bên trong trang giấy.
3) Em thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên niềm ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với người mẹ kính yêu.
* Định hướng chính xác
Văn bản viết về niềm ân hận của En-ri-cô vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với người mẹ kính yêu cho người bố để mong bố và mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình.
* Xây dựng bố cục:
Mở bài: Lời nhận lỗi
Thần bài: trình bày điều ân hận của mình (vì đã trót lỡ lầm)
Kết bài: Lời xin lỗi, lời hứa hẹn
* Diễn đạt thành văn:
	Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 
Bố kính yêu!
Nhận được thư bố, con vừa hối hận vừa đau khổ. Con đã biết rằng mònh đã vô lễ với mẹ kính yêu. Không có một tội lỗi to lớn và nặng nề hơn con cái xúc phạm đến bố mẹ, không có một hình phạt nào trừng phạt con cho vừa bố ạ. Con thật là một đứa trẻ ngỗ nghịch. Nhưng con mong rằng với tình thương yêu bao la của bố và mẹ dành cho con, bố mẹ sẽ tha thứ cho con lỗi lầm trên. Từ sự việc này con đã rút ra cho mình một bài học sâu sắc là con cái phải thương yêu, kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ. Con sẽ gặp mẹ thành khẩn xin mẹ tha thứ và nhận lại nơi con những cái hôn nồng thắm, đầy kính yêu, cả bố nữa bố nhé!.
En-ri-cô của bố.
4/ Trình bày một bài thơ kể lại một truyện ngụ ngôn của Việt Nam
Hãy khiêm tốn học người kiến thức
Chớ khoe khoang cậy sức ỷ tài
“Eùch ngồi đáy giếng” là bài
Giúp ta nhận thấy một vài điều hay. 
Tiết ở nhà - VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh có dịp ôn tập về cách làm bài văn tự sự và bài miêu tả, về cách dùng từ, đặt câu và liên kết trong văn bản
Giúp học sinh qua việc làm bài có điều kiện vận dụng những kiến thức đó vào việc tập làm bài văn cụ thề và hoàn chỉnh
CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm ta sự chuẩn bị của h/s
Bài mới:
Giáo viên ghi đề bài lên bảng
Đề bài: Em hãy kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lý thú (hoặc cảm động hoặc buồn cười  ) mà em đã gặp trong trường học.
Giáo viên gợi cho h/s câu chuyện lý thú đó có thể là được xem phim minh họa hoặc là được thưởng thức món ăn dân gian sau khi được học các truyện cổ tích như: bánh chưng, bánh giầy, em bé thông minh 
Còn câu chuyện cảm động có thể là giúp bạn tàn tật, đau yếu, chép bài hoặc cho h/s biết ơn thầy cô giáo.
* GV giúp hs định hướng, tìm ý, lập dàn ý trước khi làm bài.
Củng cố: - Giáo viên cho h/s đọc lại bài làm trước khi nộp bài
Dặn dò: - Xem trước bài “Qua trình tạo lập văn bản” .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 -Tiet 9-12-lop 7.doc