Tuần 33
Tiết 129
ĐỘNG PHONG NHA
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
_ Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. Bài văn đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo để mọi người Việt Nam càng thêm yêu quí, tư hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch – một trong những mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước.
_ Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngũ, hình ảnh.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Sửa bài tập Luyện cách viết đơn và sửa lỗi về đơn.
Tuần 33 Tiết 129 ĐỘNG PHONG NHA I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: _ Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. Bài văn đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo để mọi người Việt Nam càng thêm yêu quí, tư ïhào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch – một trong những mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước. _ Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngũ, hình ảnh. II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Sửa bài tập Luyện cách viết đơn và sửa lỗi về đơn. 3/ Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG I/ Tìm hiểu văn bản: GV giới thiệu, bổ sung chú thích (1), từ đó hướng dẫn học sinh cách học văn bản này theo hai yêu cầu. _ Hình dung được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động. _ Từ sự cảm nhận vẻ đẹp của động suy nghĩ về những vấn đề bức thiết : bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, phát triển kinh tế. _ Chia bố cục bài. II/ Phân tích văn bản: _ Học sinh đọc đoạn văn từ đầu rải rác. ?/ Em thử hình dung và giới thiệu vị trí và những con đường vào động Phong Nha? ?/ Nếu được đi thăm động, em sẽ chọn lối nào? Vì sao? Em hiểu câu “Đệ nhất kì quang Phong Nha” là thế nào? _ Học sinh đọc đoạn văn tiếp theo chưa viết hết. ?/ Nhận xét về trình tự miêu tả và cách thức miêu tả của Trần Hoàng? _ Học sinh đọc “ Đi thuyềnđất Bụt”. ?/ Đoạn văn trên khác đoạn văn vừa tìm hiểu ở chỗ nào? ?/ Có thể mượn một hai từ nào để khái quát thêm một đặc điểm khác của vẻ đẹp hang động Phong Nha (HS suy nghĩ, trao đổi, phát biểu) _ HS đọc đoạn văn cuối. ?/ Trao đổi về bảy cái nhất của Phong Nha. ?/ Điều đó có ý nghĩa gì về mặt cảnh quan đất nước, về kinh tế du lịch? ?/ Cần suy nghĩ và làm gì để bảo vệ và phát huy vai trò, tác dụng văn hóa, xã hội của danh lam thắng cảnh hùng vĩ, tươi đẹp vào loại nhất nước này? ( HS thảo luận) ?/ Vậy, tương lai của Phong Nha như thế nào? III/ Tổng kết: ?/ Tại sao động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước? _ HS đọc ghi nhớ SGK/148. I/ Tìm hiểu văn bản: Giới thiệu đệ nhất kì quan Phong Nha( HS đọc chú thích (1) SGK II/ Phân tích văn bản : 1/ Giới thiêu động Phong Nha: a/ Vị trí: Nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. b/ Đường vào động: _ Đường thủy. _ Đường bộ. c/ Động Phong Nha: _“ Đệ nhất kì quan” _ Động khô . _ Động nước. _ Khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. _ Sắc màu lóng lánh như kim cương _ Có nét hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ. _ Tiếng nước gõ long tong chẳng khác tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. 2/ Giá trị của động Phong Nha: _ “ Kì quan nhất động của Việt Nam” _ Là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới. _ Sớm trở thành địa điểm du lịch, thám hiểmvà nghiên cứu khoa học của đất nước. III/ Tổng kết: Học ghi nhớ SGK/ 148. 4/ Củng cố: _ Làm phần luyện tập trang 149 5/ Dặn dò : _ Học bài _ Soạn bài Ôn tập về dấu câu ( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.) Tuần 33 Tiết130 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: _ Hiểu được công dụng của ba loại dấu kết thúc câu:dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. _ Biết tự phát hiện ra và sửa lỗivề dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác. _ Có ý thức cao trong việc dùng các dấu câu kết thúc. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Tạisao gọi động Phong Nha là “ Đệ nhất kì quan” _ Cho biết nội dung, nghệ thuật của bài. Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG 1/ Tìm hiểu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. _ Cho HS phân tích, xác địnhcác loại câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thánđể đặt dấu câu cho thích hợp. _ Nêu lí do đặt các dấu câu trên: + Dấu chấm dùng đặt cuối câu trần thuật. + Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu nghi vấn. + Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc cảm thán. _ Cho HS phân tích để thấy cách dùng đặc biệtcủa các loại dấu chấm câu. HS đọc ghi nhớ SGK 2/ Chữa một số lỗi thường gặp về dấu câu: _ Gọi HS đọc ví dụ II trang 150 trong SGK. _ So sánh các câu trong hai ví dụ a và b để xem có dấu câu nào không phù hợp với kiểu câu mà nó đi kèm, chẳng hạn, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than đặt vào câu trần thuật . a/ Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và câu 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi. b/ Câu 3 : Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên ! là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than cuối câu này là không đúng. I/ Tìm hiểu bài: 1/ Tìm hiểu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than a/ Ôi thôi! Chú mày ơi(!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b/ Con có nhận ra con không(?) c/ Cá ơi giúp tôi với(!) Thương tôi với(!) d/ Giời chớm hè(.)Cây cối um tùm(.)Cả làng thơm(.) 2/ Chữa một số lỗi thường gặp về dấu câu: a/ Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và câu 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi. b/ Câu 3 : Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên ! là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than cuối câu này là không đúng. II/ Bài học: Học ghi nhớ SGK/150 Củng cố: Sửa BT Dặn dò: Học bài. Soạn bài: Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy) Tuần 33 Tiêt131 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU PHẨY) I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: _ Nắm được công dụng của dấu phẩy. _ Biết tự phát hiệnvà sửa các lỗivề dấu phẩy trong bài viết. II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu rõ cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 3/ Bài mới: TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG 1/ Công dụng của dấu phẩy: _ HS đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các VD của SGK _ Giải thích vì sao em đặt dấu phẩy vào những vị trí trên? Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: + Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN. + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. + Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. +Giữa các vế của câu ghép. * HS đọc ghi nhớ SGK/158 2/ Chữa một số lỗi thường gặp về dấu phẩy: _ HS đọc VD/ SGK.Em hãy đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó. _ Hướng dẫn HS tìm các trường hợp đã nêu trong ghi nhớ để tìm những chỗ đặt dấu phẩy. I/ Tìm hiểu bài: a/ Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt(,) roi sắt(,) áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy(,) vươn vai một cái(,) bỗng biến thành một tráng sĩ. b/ Suốt một đời người(,) từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuơi tay(,) tre với mình sống chết với nhau , chung thuỷ. c/ Nước bị cản văng bọt tứ tung(,) thuyền vùng nằng cứ chực trụt xuống. II/ Bài học: Học ghi nhớ SGK/158 4/ Luyện tập:_ Làm BT 1,2,3,4/158,159. _ Sửa BT 5/ Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị bài:Tổng kết phần văn và tập làm văn. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS tự mình nhận ra những ưu - nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Giúp HS thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Chép lại đề: Từ những truyện cổ dân gian đã học, em hãy miêu tả hình ảnh công chúa (hoặc hoàng tử, ông tiên, cô tiên) theo trí tưởng tượng của em. Xác định yêu cầu của đề (thể loại, nội dung, giới hạn) Thể loại: miêu tả sáng tạo. Nội dung: tả một trong những nhân vật công chúa, hoàng tử, ông tiên, cô tiên. Giới hạn: truyện cổ dân gian. Yêu cầu chung: Biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, nổi bật để miêu tả. Trình bày theo một trình tự hợp lý. HS cần nắm vững yêu cầu cơ bản của một bài văn miêu tả sáng tạo. Bài văn có đủ 3 phần: Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thân bài: Tả một vài đặc điểm chung về: ngoại hình, cử chỉ, hành động, tiếng nói... Tả kĩ một vài nét về dáng điệu, cử chỉ, tính tình... kết hợp những việc làm tốt đẹp hoặc có yếu tố kì ảo theo trí tưởng tượng của từng học sinh. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân đối với nhân vật được tả. GV chữa cho học sinh một số lỗi cơ bản về chính tả, ngữ pháp. Chọn bài học sinh làm khá để đọc trước lớp. GV tổng kết: biểu dương, nhắc nhở những điểm cần khắc phục và những lưu ý cho bài tập làm văn tới. Tuẫn 34 Tiêt135 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: GV giúp HS hệ thống hóa lại toàn bộ phần kiến thức về Tiếng Việt đã được học trong chương trình ngữ văn. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Bài mới: GV hướng dẫn HS ôn tập các phần theo trình tự trong SGK. CẤU TẠO TỪ: Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt là tiếng. Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng. Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. Từ ghép. Từ láy. NGHĨA CỦA TỪ: Là nội dung mà từ biểu hiện. Từ thuần Việt: là những từ do tổ tiên và nhân dân ta sáng tạo ra. Từ mượn: là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng đặc điểm... mà Tiếng Việt chưa có từ biểu thị. Có hai loại từ mượn: Từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt). Từ mượn các ngôn ngữ khác (Anh, Pháp...) TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ: Danh từ và cụm danh từ: Mô hình cụm danh từ: Định ngữ đứng trước Danh từ Định ngữ đứng sau Động từ và cụm danh từ: Mô hình cụm động từ Bổ ngữ đứng trước Động từ Bổ ngữ đứng sau Tính từ và cụm tính từ: Mô hình cụm tính từ: Bổ ngữ đứng trước Tính từ Bổ ngữ đứng sau CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN: A/ Câu trần thuật đơn: do một cụm C –V tạo thành. B/ Câu trần thuật đơn có từ LÀ: VN thường do từ LÀ kết hợp với danh từ ( cụm DT), động từ (cụm ĐT), tính từ (cụm TT). C/ Câu trần thuật đơn không có từ LÀ:VN thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. CÁC PHÉP TU TỪ: So sánh: SGK trang 24 Ẩn dụ: SGK trang 68 Nhân hóa: SGK trang 56 Hoán dụ: SGK trang 82 Luyện tập: Bài tập 1 đến 6 trang 86, 87 (Bài tập Ngữ văn 6). Dặn dò: Học ôn lại bài. Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp. TUẦN 34 Tiết 133 TỔNG KẾT PHẦN VĂN MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: HS nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản đó trong chương trình Ngữ Văn 6. HS hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Bài mới: GV hướng dẫn HS lập bảng tổng kết. Ghi chú: 1): Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc ta. 2): Văn bản thể hiện tinh thần nhân ái của dân tộc ta. S T T CỤM BÀI NHAN ĐỀ VĂN BẢN THỂ LOẠI NHÂN VẬT CHÍNH (1) (2) 1 VĂN HỌC DÂN GIAN Con Rồng, Cháu Tiên Truyền thuyết LL Quân- Â Cơ 2 Bánh chưng, bánh giầy Truyền thuyết Lang Liêu x 3 Thánh Gióng Truyền thuyết Thánh Gióng x 4 Sơn tinh, Thủy tinh Truyền thuyết S.Tinh-T.Tinh 5 Sự tích Hồ Gươm Truyền thuyết Lê Lợi x 6 Sọ Dừa Cổ tích Sọ Dừa x 7 Thạch Sanh Cổ tích Thạch Sanh x x 8 Em bé thông minh Cổ tích Em bé x 9 Cây bút thần Cổ tích Mã Lương 10 Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngụ ngôn Ông lão, cá vàng, mụ vợ 11 Ếch ngồi đáy giếng Ngụ ngôn Ếch 12 Thầy bói xem voi Ngụ ngôn 5 ông thầy bói 13 Đeo nhạc cho mèo Ngụ ngôn 14 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngụ ngôn C, T, T, M, M 15 Treo biển Truyện cười 16 Lợn cưới, áo mới Truyện cười 17 VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Con hổ có nghĩa Truyện x 18 Mẹ hiền dạy con Truyện Bà mẹ 19 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Truyện Phạm Bân 20 VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Dế Mèn phiêu lưu kí Truyện Dế Mèn x 21 Sông nước Cà Mau Truyện 22 Bức tranh của em gái tôi Truyện ngắn Người anh x 23 Vượt thác Truyện 24 Buổi học cuối cùng Truyện ngắn Phrăng x 25 Đêm nay Bác không ngủ Thơ Bác Hồ x x 26 Lượm Thơ Lượm x x 27 Mưa Thơ 28 Cô Tô Kí 30 Cây tre Kí x 31 Lao xao Hồi kí 32 Lòng yêu nước Tùy bút 33 VĂN BẢN NHẬT DỤNG Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử x x 34 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 35 Động Phong Nha x x Dặn bài: Học lại các khái niệm về các thể loại. Nắm vững các văn bản thuộc các thể loại trên. Đọc và chuẩn bị phần: Tổng kết phần Tập làm văn. TUẦN 34 Tiết 134 TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: HS nắm được những loại văn bản đã được học trong chương trình, thấy được các văn bản đó được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào. HS nắm được đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự thâm nhập lẫn nhau của các phương thức trong một văn bản. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Bài mới: GV hướng dẫn lập bảng thống kê. STT CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT THỂ HIỆN QUA CÁC BÀI VĂN ĐÃ HỌC 1 TỰ SỰ Dế mèn phiêu lưu kí; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng;Đêm nay Bác không ngủ; Lượm 2 MIÊU TẢ Dế Mèn phiêu lưu kí; Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Cô Tô; Lượm; Mưa; Động Phong Nha 3 BIỂU CẢM Lượm; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 4 NGHỊ LUẬN Cây tre; Lòng yêu nước; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử STT CÁC PHẦN TỰ SỰ MIÊU TẢ ĐƠN TỪ 1 MỤC ĐÍCH Giúp người đọc tìm hiểu, giải thích sự việc Giúp người đọc hình dung cụ thể đặc điểm, tính chất của sự vật Muốn được đề đạt một nguyện vọng của cá nhân hay tập thể 2 MỞ BÀI Giới thiệu truyện, nhân vật Giới thiệu đối tượng miêu tả - Quốc hiệu - Tên đơn Nơi gởi. Họ tên người gởi. Nội dung đơn - Lí do - Cam đoan. - Nơi làm đơn, ngày tháng, kí tên 3 THÂN BÀI Kể chuyện Miêu tả 4 KẾT BÀI Cảm nghĩ về truyện Phát biểu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả
Tài liệu đính kèm: