Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần thứ 21

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần thứ 21

Tiết 25, 26: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- HS cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau.

- HS nắm được nghệ thuật miêu tả và thuyết minh về cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Soạn giáo án, SGK, những mẩu chuyện & tranh ảnh cảnh sông nước Cà Mau và tác phẩm Đất rừng phương Nam

 - HS: Đọc, học và chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách trả lời trước các câu hỏi đọc hiểu văn bản và bài tập vào vở soạn bài; SGK.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần thứ 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 21 
Tiết 25, 26: SÔNG NƯỚC CÀ MAU 
Ngày soạn: 17/1/09 
Ngày dạy: 19/1/09
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 HS cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau.
HS nắm được nghệ thuật miêu tả và thuyết minh về cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, SGK, những mẩu chuyện & tranh ảnh cảnh sông nước Cà Mau và tác phẩm Đất rừng phương Nam
 - HS: Đọc, học và chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách trả lời trước các câu hỏi đọc hiểu văn bản và bài tập vào vở soạn bài; SGK.
C/ Tiến trình dạy học:
 I/ Ổn định lớp: 1'
 II/ Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy miêu tả lại hình ảnh của Dế Mèn.
Đọc phần ghi nhớ SGK trang 11.
 II/ Giới thiệu bài mới:
III/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
GV mời HS đọc phần (*) chú thích SGK trang 20.
GV giới thiệu sơ qua về tác giả, tác phẩm cùng đoạn trích ở SGK.
[?] Bài văn miêu tả cảnh gì?
[?] Em thử nhận xét về trình tự miêu tả của tác giả?
[?] Tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước Cà Mau. Aán tượng ấy như thế nào và được diễn tả qua những giác quan nào?
[?] Em có nhận xét gì về quang cảnh chung của vùng Cà Mau?
[?] Ngoài miêu tả, tác giả còn đưa vào bài phần giải thích, thuyết minh. Em hãy chỉ ra đoạn văn có chức năng trên trong bài văn này?
[?] Qua đoạn giải thích, thuyết minh ấy em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
GV mời HS đọc lại đoạn từ “Thuyền chúng tôi... khói sóng ban mai”.
[?} Sông Năm Căn được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước?
[?] Em có nhận xét gì về hình ảnh con sông Năm Căn quan lời miêu tả của tác giả?
GV mời HS đọc lại đoạn từ “Chợ Năm Căn rừng Cà Mau”.
[?] Đoạn văn trên tả cảnh gì?
[?] Chợ Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào?
[?] Từ đoạn văn miêu tả trên, em có suy nghĩ gì về cảnh chợ vùng Cà Mau?
[?] Qua bài văn này, em hình dung như thế nào và có cảm tưởng gì về vùng Cà Mau của Tổ quốc?
GV mời HS đọc phần ghi nhớ.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
SGK trang 20
Phân tích:
Quang cảnh chung vùng Cà Mau:
Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Trời xanh ... nước xanh. Chung quanh toàn một màu xanh cây lá.
à so sánh: từ ngữ gợi màu sắc: cảnh thiên nhiên rộng lớn, đầy sức sống.
Sông nước vùng Cà Mau:
Sông Năm Căn:
Mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
Cá nước bơi hàng đàn... như người bơi ếch.
Giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trưởng thành vô tận.
à so sánh, từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc, bao la, hùng vĩ và hoang dã.
Chợ Năm Căn:
Nằm sát bên sông...
Những túp lều lá thô sơ.
Những ngôi nhà gạch văn minh.
Những đống gỗ cao như núi...
Những cột đáy, thuyền chài... dập dềnh trên sóng.
Những bến vận hà nhộn nhịp.
Những lò than hầm gỗ đước.
Những ngôi nhà bè...
... với đủ giọng nói.. đủ kiểu ăn vận...
à so sánh: từ ngữ gợi tả, màu sắc, âm thanh, hình ảnh: cảnh chợ tấp nập, trù phú, độc đáo và riêng biệt.
Ghi nhớ:
 Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc .
 Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
Luyện tập:
Đọc thêm bài “Mũi Cà Mau” của nhà thơ Xuân Diệu.
V/ HĐ 5: Củng cố - dặn dò: 2’
 Học bài.
Giới thiệu vắn tắt về con sông quê hương em.
Soạn bài: “So sánh”
Tiết 27: TÌNH THÁI TỪ
Ngày soạn: 20/10/07 
Ngày dạy: 24/10/07
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, SGK, n/cứu tài liệu, bảng phụ chuẩn bị ngữ liệu giúp học sinh thực hiện phân tích.
 - HS: Đọc, học và chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách trả lời trước các câu hỏi và bài tập trong bài vào vở soạn bài; SGK.
C/ Tiến trình dạy học:
 I/ Ổn định lớp: 1'
 II/ Kiểm tra bài cũ: 
 II/ Giới thiệu bài mới: trực tiếp
III/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
V/ HĐ 5: Củng cố - dặn dò: 2’
 * Củng cố: GV treo bài tập trắc nghiệm _ hướng dẫn học sinh làm →học sinh lên bảng chữa.
 * Về nhà: Học kỹ kiến thức bài học. Hoàn thiện các bài tập chưa làm xong ở lớp vào vở bài tập. Luyện tập thực hiện giao tiếp có sử dụng TT từ. 
 N/ cứu soạn bài “ Chương trình địa phương phần Tiếng việt” trong SGK Ngữ văn 8 t1 vào vở soạn bài
Ngày soạn: 20/10/07 Ngày dạy: 24/10/07
Tiết 28 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
 & NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
HS thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
HS biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả.
 B/ Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, SGK, n/cứu tài liệu, soạn giáo án.
 - HS: Đọc, học và chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách trả lời trước các câu hỏi và bài tập trong bài vào vở soạn bài; SGK.
C/ Tiến trình dạy học:
 I/ Ổn định lớp: 1'
 II/ Kiểm tra bài cũ: 4’
 Thế nào là so sánh ?
Mô hình cấu tạo của phép so sánh ?
 II/ Giới thiệu bài mới: 1’ 
III/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
GV mời HS đọc từng đoạn văn.
[?] Đoạn 1 tả sự vật nào?
[?] Em hình dung Dế Choắt là một chú dế ra sao qua lời văn miêu tả của tác giả?
[?] Đoạn 2 tả phong cảnh gì? Đó là cảnh sông nước như thế nào?
Em có nhận xét gì về lời văn miêu tả (cách miêu tả) có trong từng đoạn văn trên?
Em rút ra được yêu cầu gì khi đi vào làm văn miêu tả?
Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: Chú dế ốm yếu, xấu xí.
Đoạn 2: Cảnh sông nước vùng Cà Mau rộng lớn, bao la, hùng vĩ.
Đoạn 3: Hình ảnh cây gạo vào mùa xuân.
Ghi nhớ:
 Muốn miêu tả được , trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,  để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật .
III. Luyện tập:
Bài 1/28 : Cảnh Hồ Gươm
“... hồ (Gươm)  cầu (Thê Húc).. .đền (Ngọc Sơn) .. .tháp (Bút).. 
Bài 2/29 :
 - Đẹp, cường tráng: rung rinh một màu... ưa nhìn; hai cái răng... làm việc; sợi râu dài.. hùng tráng.
 - Ương bướng, kiêu căng: đầu to... bướng; hãnh diện..; trịnh trọng và khoan thai...
Bài 3, 4, 5 / 29 : HS làm, GV sửa và nhận xét.
 -GV mời HS đọc phần đọc thêm trang 30.
V/ HĐ 5: Củng cố - dặn dò: 2’
 * Củng cố: GV treo bài tập trắc nghiệm, cho học sinh thực hiện. Nhận xét, bổ sung. 
 * Về nhà: Đọc kỹ, suy nghĩ và nhận xét 2 bài đọc thêm sgk. 
 N/ cứu các đề trang 103 – ôn tập kỹ các kt về văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm → giờ sau viết bài 2 tiết. Soạn bài “ Chiếc lsá cuối cùng”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6_ Tuan 21.doc